Nhóm các giải pháp về chiến lợc, chính sách quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị RRTD mảng hoạt động cho vay chắn NHTM Việt Nam (Trang 68)

II. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng

1. Nhóm các giải pháp về chiến lợc, chính sách quản trị rủi ro tín dụng

Giải pháp đầu tiên mà BIDV cần áp dụng đối với công tác quản trị rủi ro ngân hàng mình chính là điều chỉnh chính sách tín dụng nhằm đạt đợc mục tiêu cân bằng giữa tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Hoạt động quản lý tín dụng phải bảo đảm các tỷ lệ an toàn, cơ cấu tín dụng phải phù hợp với chiến lợc khách hàng, ngành hàng, chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo mức tăng trởng tín dụng phù hợp với năng lực, quản lý, điều hành và trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. BIDV cần điều chỉnh chính sách tín dụng nhằm đạt đợc mục tiêu cân bằng giữa tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trởng tín dụng an toàn, hiệu quả, từng bớc phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Cụ thể là:

- Xác định và điều chỉnh theo định kỳ chính sách, chiến lợc kinh doanh tín dụng cũng nh chiến lợc rủi ro tín dụng, khả năng chấp nhận RRTD một cách phù hợp với quy mô, sự phức tạp và khả năng RRTD của tổ chức mình.

- Xây dựng quy trình kinh doanh tín dụng đảm bảo đợc các nguyên tắc hạn chế rủi ro (nh nguyên tắc phân tách chức năng, nguyên tắc “ hai tay bốn mắt”, nguyên tắc tuân thủ hạn mức...), đảm bảo công việc đợc xử lý một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền. Thờng xuyên xem xét lại quy trình theo định kỳ, đảm bảo mọi cán bộ, nhân viên hiểu rõ công việc của mình.

- Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả, trong đó các khách hàng chiến lợc, truyền thống phải đợc hởng các u đãi về lãi suất, phí và chính sách chăm sóc cần thiết của ngân hàng. áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt, mức lãi suất cho vay không giống nhau đối với các khoản cho vay khác nhau tuỳ thuộc vào kỳ hạn, loại tiền, dự án vay vốn và khách hàng vay vốn cụ thể.

- Tách biệt các chức năng tiếp thị, quan hệ khách hàng, thẩm định rủi ro độc lập, quyết định tín dụng và quản lý nợ đồng thời phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, đảm bảo tính khách quan của các đơn vị triển khai các chức năng trên. Thực hiện sự giám sát và kiểm soát chặt chẽ, thờng xuyên của cán bộ các cấp liên quan tới cấp tín dụng và bộ phận kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập[9].

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị RRTD mảng hoạt động cho vay chắn NHTM Việt Nam (Trang 68)