Xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động đối với công ty TNHH MTV nông lâm nghiệp kiên giang (Trang 100 - 137)

Từ hạn chế của đề tài đã chỉ ra một số điểm cần khắc phục và gợi ý cho quá trình nghiên cứu tiếp theo. Tuy nhiên để những nghiên cứu tiếp theo có những đóng góp thiết thực hơn cần:

Về các tiêu chí và thang đo đánh giá: vận dụng kết quả nghiên cứu đã hoàn thành của đề tài và tiếp tục thực hiện các nghiên cứu định tính, nghiên cứu sơ bộ theo

các phương pháp chuyên gia, thảo luận nhóm… nhằm đưa ra các thang đo hoàn thiện và sát với thực tế hơn.

Về phạm vi nghiên cứu: sau khi đã có bộ tiêu chí thang đo hoàn thiện thì có thể đưa ra điều tra trên diện rộng ở một số cơ quan thuế thuộc địa phương khác để thu thập được nhiều thông hơn và có cơ sở hoàn thiện mô hình nghiên cứu mang tính khái quá chung về vấn đề đánh giá sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc mà họ đang làm.

Nếu thực hiện tốt các vấn đề này trong nghiên cứu tiếp theo sẽ đem lại kết quả tốt và sát thực với thực tiễn hơn. Từ đó có những gợi ý về chính sách phù hợp nhằm nâng cao sự thỏa mãn công việc của nhân viên.

Tóm tắt chương 5.

Chương 5 nêu ra kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu, căn cứ theo kết quả của nghiên cứu về các nhân tố trong mô hình để đưa ra một số kiến nghị nhằm cải thiện sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức ngành Thuế tỉnh Hà Tĩnh. Cuối cùng là nêu ra hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.

KẾT LUẬN

Sự thỏa mãn công việc của cán bộ là yếu tố sống còn và là mục tiêu mà ngành Thuế hiện nay đang quan tâm. Các nhân tố tác động đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ càng trở nên cần thiết vì thế luận văn càng hữu ích trong việc đề ra các chính sách, chiến lược phát triển ngành thuế Việt Nam nói chung và ngành Thuế tỉnh Hà Tĩnh nói riêng.

Nếu cơ quan, đơn vị đem đến cho cán bộ sự hài lòng cao thì cán bộ sẽ tiếp tục cống hiến nhiệt tình, sử dụng hết những kiến thức mình đang có để sẵn sàng phục vụ cơ quan nơi mình đang làm việc, trở thành cán bộ trung thành của cơ quan, đơn vị.

Với đề tàiCác nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ

công chức, viên chức tại cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh , luận văn nghiên cứu sự hài lòng

của cán bộ đối với sự thỏa mãn công việc của ngành Thuế tỉnh Hà Tĩnh. Luận văn được trình bày thông qua việc khảo sát lấy ý kiến của cán bộ một cách khách quan. Dữ liệu được xử lý từ các phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan hồi quy, phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố và Anova. Cùng với việc xem xét các định hướng, chiến lược phát triển của ngành Thuế tỉnh Hà Tĩnh, luận văn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng của cán bộ. Kết quả khảo sát là nguồn dữ liệu đầu vào đáng tin cậy cho các chính sách marketing và giúp ngành thuế có cơ hội hiểu rõ hơn về sự thỏa mãn của cán bộ. Từ đó có cơ sở để ngành thuế nâng cao sự thỏa mãn công việc của cán bộ và nâng cao sự hài lòng cán bộ một cách hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

* TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Thị Kim Ánh (2010), Đo lường mức độ thỏa mãn trong công

việc của người lao động tại công ty cổ phần Fresenius Kabi Bidiphar, luận văn

thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

2. Nguyễn Thị Cành (2007), Giáo trình phương pháp và phương pháp

luận nghiên cứu khoa học kinh tế, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, TP. HCM.

3. Trần Kim Dung (2005), Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành và kết

quả làm việc của nhân viên trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hội thảo quốc tế về

doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Tp. HCM 11/2005.

4. Trần Kim Dung (2009), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, Hà Nội. 5. Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2004), Quản trị nhân lực, NXB Lao Động, Hà Nội

6. Lương Trọng Hiệp (2012), Đánh giá sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại

hệ thống Kho bạc Nhà nước tỉnh Khánh Hòa, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nha

Trang.

7. Nguyễn Đình Thọ (2008), Nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp, NXB Văn hóa- Thông tin, Hà Nội.

8. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên cứu khoa học

trong Quản trị kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội.

9. Châu Văn Toàn (2009), Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

việc của nhân viên khối văn phòng ở thành phố Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ,

Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

10. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu

nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức, Hà Nội.

11. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Thống kê ứng dụng

trong kinh tế - xã hội, NXB Thống kê, Hà Nội.

12. Bùi Anh Tuấn (2003), Giáo trình Hành vi tổ chức, NXB Thống kê, Hà Nội. 13. Nguyễn Việt Tuấn (2011), Đo lường mức độ thỏa mãn của nhân viên tại

* TIẾNG ANH

14. Andrew Oswald (2002), Are You Happy at Work? Job Satisfaction and

Work-Life Balance in the US and Europe, Professor of Economics, University of

Warwick Coventry, CV4 7AL, England.

15. Boeve, W.D (2007), A National Study of Job Satisfaction factors among

faculty in physician assistant education, Eastern Michigan University.

16. Hackman, J.R & Oldham, G.R (1974), The Job Diagnosis Survrey: An

Instrument for the Diagnosis of Jobs and the Evaluation of Job Redesign Project,

Technical Report No. 4, Department of Administrative Sciences, Yale University, USA. 17. James L. Price (1997), Handbook of organizatinoal measurerment, Deparment of Sociology of Lowa, Lowa city, Lowa, USA.

18. Keith A. Bender and John S. Heywood (2005), Job Satisfaction of the Highly Educated: The Role of Gender, Academic Tenure, and Comparison

Income, University of Wisconsin-Milwaukee, USA.

19. Locke, E. A. (1976), The nature of job satisfaction. In M.D.Dunnette (Ed.), Handbook of industrial and organizational psychology (pp. 1297-1349), Chicago, USA.

20. Quinn, R.P. and Staines, G.I. (1979), The 1977 Quality of

Employment Survey, Survey Research Center, Institute of Social Research,

University of Michigan, Ann Arbor, MI, USA.

21. Smith, P.C, Kendall, L.M. and Hulin, C.L. (1969), The Measurement of

Satisfaction in Work and Retirement, Rand McNally, Chicago, IL, USA.

22. Tom W. Smith (2007), Job Satisfaction in the United States, NORC/University of Chicago, USA.

23. Vroom, V.H. (1964), Work and Motivation, John Wiley, New York, USA. 24. Weiss, D.J., Dawis, R.V., England, G.W. and Lofquist, L.H. (1967),

Manual for the Minnesota Satisfaction Questionnaire: “Minnesota studies in

vocational rehabilitations”, Minneapolis: Industrial Relations Center, University of

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. NỘI DUNG THẢO LUẬN NHÓM ( nghiên cứu định tính) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xin kính chào các đồng chí trong Ban Lãnh đạo Cục Thuế và các Anh/Chị công chức thân mến!

Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu mức độ thỏa mãn công việc của cán bộ công chức ngành Thuế tỉnh Hà Tĩnh. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng chí trong Ban Lãnh đạo và các Anh/Chị theo nội dung dưới đây. Những đóng góp của các đồng chí trong Ban Lãnh đạo và các Anh/Chị không có quan điểm nào là đúng hay sai. Tất cả đều là những thông tin rất quý báu giúp Tôi hoàn thiện việc đánh giá sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức ngành Thuế tỉnh Hà Tĩnh một cách chính xác nhất.

Kính mong các đồng chí trong Ban Lãnh đạo và Anh/Chị cho ý kiến về những điểm cần bổ sung/ chỉnh sửa/ loại bỏ đối với gợi ý dưới đây của Tôi về những yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức ngành Thuế.

Thu nhập

1.Tôi được trả lương tương xứng với công việc tôi đang làm.

2.Tôi có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ Cục Thuế/ Chi cục Thuế. 3.Tôi được trả thưởng thỏa đáng cho các đóng góp cá nhân.

4.Lương, thưởng và phụ cấp tại đơn vị hiện nay được phân phối khá công bằng 5.Lương không thua kém các đơn vị hành chính sự nghiệp khác tại Nha Trang.

Cơ hội đào tạo và thăng tiến

1. Cục Thuế/ Chi cục Thuế rất chú trọng công tác đào tạo. 2. Các chương trình đào tạo tương đối tốt.

3. Tôi luôn được tạo điều kiện để học tập nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc. 4. Tôi biết rõ các tiêu chuẩn, quy định về thăng tiến.

5. Cơ hội thăng tiến tương xứng với năng lực mọi người. 6. Cơ hội thăng tiến luôn công bằng với mọi người.

Lãnh đạo

1. Tôi nhận được nhiều sự hỗ trợ của cấp trên.

2. Lãnh đạo lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của tôi.

4. Cấp trên của tôi luôn ghi nhận sự đóng góp của cấp dưới. 5. Cấp trên của tôi đối xử công bằng với nhân viên cấp dưới.

Đồng nghiệp

1. Đồng nghiệp của tôi thường sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau. 2. Đồng nghiệp phối hợp tốt trong công việc.

3. Đồng nghiệp thân thiện.

4. Đồng nghiệp luôn tận tâm, tận tụy với công việc. 5. Đồng nghiệp của tôi là người đáng tin cậy.

Đặc điểm công việc

1. Công việc phù hợp với học vấn và trình độ chuyên môn của tôi. 2. Tôi cảm thấy công việc mình đang làm rất thú vị.

3. Tôi chịu nhiều áp lực, thách thức 4. Công việc phân chia công việc hợp lý.

5. Công việc tạo điều kiện để cải thiện kỹ năng và nâng cao kiến thức. 6. Tôi cảm thấy an toàn với công việc.

Điều kiện và môi trường làm việc

1. Không khí làm việc thoải mái, hòa đồng. 2. Môi trường làm việc sạch sẽ.

3. Tôi được cung cấp đầy đủ các phương tiện, máy móc và thiết bị phục vụ cho công việc.

4. Tôi được cung cấp đầy đủ thông tin để hoàn thành công việc.

5. Tôi không tốn nhiều thời gian đi lại từ nhà đến nơi làm việc và ngược lại.

Phúc lợi

1. Tôi được cung cấp đầy đủ các chế độ bảo hiểm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Hàng năm đều tổ chức cho công chức đi du lịch, nghỉ mát. 3. Hàng năm đều tổ chức khám sức khỏe định kỳ.

Theo các đồng chí trong Ban Lãnh đạo và các Anh/chị còn thấy yếu tố nào khác mà mình cho là có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của công chức Thuế nữa không? Vì sao?

Việc phân chia các đặc điểm cá nhân để thu thập thông tin cá nhân như dưới đây các đồng chí trong Ban Lãnh đạo và các Anh/chị có ý kiến gì khác không?

Họ tên:……….

Cơ quan công tác: ………..

Độ tuổi

1. Dưới 30 tuổi 3. Từ 41 đến 50 tuổi

2. Từ 31 đến 40 tuổi 4. Từ 50 tuổi trở lên

Giới tính

1. Nam 2. Nữ

Trình độ đào tạo cao nhất

1. Trung cấp 3. Đại học

2. Cao đẳng 4. Trên đại học

Thời gian công tác trong ngành Thuế

1. Dưới 3 năm 3. Từ 6 - 10 năm

2. Từ 3 – 5 năm 4. Trên 10 năm

Chức danh công việc

1. Trưởng Phòng/ Phó Phòng/ Đội Trưởng/ Đội Phó

2. Nhân viên

Bộ phận làm việc 1. Phòng Tổ chức cán bộ 2. Phòng Thanh tra Thuế

3. Phòng Quản lý các khoản thu từ đất 4. Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế 5. Phòng (Đội) Tin học

6. Phòng (Đội) TT - HT người nộp thuế 7. Phòng (Đội) Kê khai và Kế toán Thuế 8. Phòng (Đội) Kiểm tra

9. Phòng (Đội) Kiểm tra nội bộ

10. Phòng (Đội) Tổng Hợp - Nghiệp Vụ - Dự Toán 11. Phòng (Đội) Quản lý thuế TNCN

12. Phòng (Đội) Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ 13. Đội trước bạ và thu khác

Phụ lục 2. KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM (Nghiên cứu định tính)

Các đồng chí trong Ban Lãnh đạo Cục Thuế và các Anh/Chị công chức được hỏi đều thống nhất đồng tình với 7 yếu tố tác động đến sự thỏa mãn của cán bộ công chức Thuế đối với công việc. Tuy nhiên, tất cả đều đồng tình bổ sung thêm yếu tố “đánh giá tổng thể sự hài lòng” và trong từng yếu tố này các mục hỏi cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc loại bỏ đi cho phù hợp hơn với điều kiện nghiên cứu và tạo sự rõ ràng, dễ hiểu hơn cho các công chức khi trả lời bảng câu hỏi khảo sát. Nội dung cần sửa đổi, bổ sung như sau:

Thu nhập

- Mục hỏi “Tôi có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ Cục Thuế/ Chi cục Thuế” nên sửa thành “Tôi có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ Cơ quan Thuế” sẽ ngắn gọn hơn.

- Mục hỏi “Lương không thua kém các đơn vị hành chính sự nghiệp khác tại Nha Trang” nên sửa thành “Thu nhập từ Cơ quan Thuế tương đương với các đơn vị hành chính sự nghiệp khác tại địa phương” để ý nghĩa của mục hỏi này được đầy đủ và chính xác hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ hội đào tạo và thăng tiến

- Mục hỏi “Cục Thuế/ Chi cục Thuế rất chú trọng công tác đào tạo” nên sửa thành “Cơ quan Thuế đã chú trọng công tác đào tạo” sẽ chính xác hơn.

- Mục hỏi “Các chương trình đào tạo tương đối tốt” nên sửa thành “Các chương trình đào tạo tương đối tốt và phù hợp” sẽ đủ ý hơn.

- Mục hỏi “Tôi luôn được tạo điều kiện để học tập nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc” nên sửa thành “Cơ quan luôn tạo điều kiện để tôi học tập nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng làm việc” sẽ đúng hơn.

- Mục hỏi “Cơ hội thăng tiến tương xứng với năng lực mọi người” nên sửa thành “Cơ hội thăng tiến được chia đều cho mọi người có năng lực và sự nhiệt tình với công việc” sẽ đầy đủ ý hơn.

- Bỏ mục hỏi “Cơ hội thăng tiến luôn công bằng với mọi người” vì có nội dung gần giống với mục hỏi “Cơ hội thăng tiến được chi đều cho mọi người có năng lực và sự nhiệt tình với công việc”.

Lãnh đạo

- Mục hỏi “Tôi nhận được nhiều sự hỗ trợ của cấp trên” nên điều chỉnh lại thành “Tôi nhận được nhiều sự quan tâm của cấp trên” sẽ hay hơn.

- Mục hỏi “Lãnh đạo lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của tôi” nên sửa thành “Lãnh đạo cấp trên luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến cấp dưới trong quá trình giải quyết công việc chuyên môn và quan tâm đếm tâm tư, tình cảm của cấp dưới” sẽ đầy đủ ý hơn.

- Mục hỏi “Cấp trên của tôi sẵn sàng bảo vệ tôi trước người khác khi cần thiết” nên sửa thành “Cấp trên của tôi thể hiện quan điểm thống nhất trong xử lý công việc” sẽ đúng hơn.

- Mục hỏi “Cấp trên của tôi đối xử công bằng với nhân viên cấp dưới” nên sửa thành “Cấp trên của tôi đối xử và xử sự công bằng với tất cả nhân viên cấp dưới” sẽ rõ ý hơn.

- Bổ sung thêm mục hỏi “Cấp trên của tôi có quan điểm đánh giá công việc rất thực tiễn và kịp thời” để quan sát thêm về tài năng của người lãnh đạo.

Đồng nghiệp

- Mục hỏi “Đồng nghiệp thân thiện” nên sửa thành “Đồng nghiệp thân thiện, nhiệt tình” sẽ đủ ý hơn.

Đồng nghiệp của tôi là người đáng tin cậy.

Đặc điểm công việc

- Mục hỏi “Công việc phù hợp với học vấn và trình độ chuyên môn của tôi” được sửa thành “Công việc được phân công phù hợp với trình độ học vấn và nghiệp vụ chuyên môn của tôi” sẽ chính xác hơn.

- Mục hỏi “Tôi cảm thấy công việc mình đang làm rất thú vị” được điều chỉnh thành “Công việc của tôi rất thú vị” sẽ hay hơn.

- Mục hỏi “Tôi chịu nhiều áp lực, thách thức” được sửa thành “Công việc của tôi có nhiều áp lực, thách thức” sẽ rõ ràng hơn.

Mục hỏi “Công việc phân chia công việc hợp lý” được điều chỉnh “Công việc

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động đối với công ty TNHH MTV nông lâm nghiệp kiên giang (Trang 100 - 137)