Nghiên cứu chính thức được chọn bằng phương pháp chọn mẫu định mức với thuộc tính kiểm soát là bộ phận làm việc và với kích thước n = 250. Kích thước mẫu theo Hair và các đồng sự (1998), trong phân tích nhân tố EFA, cần 5 quan sát cho 1 biến đo lường và cỡ mẫu không nên ít hơn 100. Còn theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5. Nghiên cứu của tác giả có 43 biến nên số mẫu cần thu thập là 215 biến. Tuy nhiên,để tăng độ chính xác của mẫu nghiên cứu tác giả chọn kích thước cho mẫu nghiên cứu chính thức này là n = 250.
Với số lượng mẫu nghiên cứu là n=250 và tránh rủi ro không thu hồi được các bản câu hỏi từ các công chức, tác giả đã gửi 310 bảng câu hỏi phỏng vấn cho công chức hiện đang làm việc trong hệ thống ngành Thuế tỉnh Hà Tĩnh(Bao gồm: Cục Thuế và các Chi cục Thuế) với 5 bộ phận làm việc được phân chia theo chức năng quản lý thuế. Phương pháp chọn mẫu được thực hiện theo phương pháp lấy mẫu định mức với thuộc tính kiểm soát là bộ phận làm việc. Nghiên cứu này tác giả chỉ chọn nghiên cứu đối với các công chức từ cấp trưởng/ phó phòng trở xuống hiện đang công tác tại Cục Thuế và các Chi cục Thuế địa phương (trừ các Đội thuế phường), vì số lượng công chức này tương đối đông và đặc thù của ngành Thuế. Tổng số công chức của 5 bộ phận được chọn nghiên cứu là 444 người. Trong đó, bộ phận Tuyên truyền hỗ trợ
người nộp thuế có 32 công chức chiếm 7,2%; bộ phận Kê khai và kế toán thuế có 64 công chức chiếm 14,4%; bộ phận Quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ thuế có 29 công chức, chiếm 6,4%; bộ phận Thanh tra, kiểm tra có 154 công chức, chiếm 34,8%; các bộ phận khác có 165 công chức, chiếm 37,2%. Kết quả số lượng bảng câu hỏi thu về được là 259, trong đó số lượng bảng câu hỏi không hợp lệ là 9. Vì vậy, kích thước mẫu cuối cùng dùng để xử lý là 250.
Bảng 3.6 Chọn mẫu định mức theo các bộ phận làm việc
STT Bộ phận làm việc Số lượng bảng câu hỏi phát ra Số lượng câu hỏi thu về Số lượng câu hỏi hợp lệ 1 Bộ phận tuyên truyền hỗ trợ NNT (7,2%) 22 1 9 1 8 2
Bộ phận kê khai và kế toán
thuế (14,4%) 45 3 8 3 6 3 Bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ thuế (6,4%) 20 1 8 1 6 4
Bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế (34,8%) 119 8 8 8 7 5 Các bộ phận khác (37,2%) 104 9 6 9 3 Tổng 310 25 9 25 0 3.4. Các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu chính thức
Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha: nhằm loại bỏ các biến có độ tin cậy thấp: Hệ số Cronbach’s Alpha dùng để kiểm định mối tương quan giữa các biến (Reliability Analysis). Nếu biến nào mà sự tồn tại của nó làm giảm Cronbach’s Alpha thì sẽ được loại bỏ để Cronbach’s Alpha tăng lên, các biến còn lại giải thích rõ hơn về bản chất của khái niệm thang đo. Cụ thể, các biến quan sát có tương quan biến tổng nhỏ (<0,3) bị loại và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu (>0,6) (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis): gom và thu nhỏ dữ liệu. Tiêu chuẩn để lựa chọn là Hệ số tải nhân tố (factor loading) ≥ 0,4; Thang
đo đạt yêu cầu khi tổng phương sai trích (Cumulative %) ≥ 50%. Để thực hiện EFA cần kiểm tra hệ số 0,5 ≤ KMO ≤ 1 và Eigenvalue ≥ 1, đồng thời thực hiện phép xoay bằng phương pháp trích Principal component, phép quay Virimax với những trường hợp cần xoay (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Phân tích hệ số tương quan Pearson - r (Pearson Correlation Coefficient): kích cỡ tối thiểu có thể chấp nhận được đối với một nghiên cứu tương quan không được dưới 30 (Fraenkel & Wallen, 2008). Trong nghiên cứu này, hệ số tương quan Pearson được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến sự thỏa mãn công việc của công chức Thuế. Trị tuyệt đối của r cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ. Giá trị tuyệt đối của r tiến gần đến 1 khi hai biến có mối tương quan chặt chẽ (khi tất cả các điểm phân tán xếp thành một đường thẳng thì trị tuyệt đối của r=1). Giá trị r dao động từ lớn hơn 0 đến bằng 1 ta gọi là tương quan thuận, giá trị r dao động từ âm 1 đến nhỏ hơn 0 ta gọi là tương quan nghịch, và giá trị r=0 chỉ ra rằng hai biến không có mối tương quan.
Phân tích hồi quy bội: sử dụng phương pháp hồi quy bội để dự đoán cường độ tác động của các yếu tố đối với sự thỏa mãn công việc của công chức.
Phân tích phương sai ANOVA: Kỹ thuật phân tích phương sai một yếu tố (One- Way ANOVA) được áp dụng trong nghiên cứu này để tìm ra ý nghĩa thống kê của những khác biệt trung bình giữa biến phụ thuộc là sự hài lòng chung theo đặc điểm cá nhân.
Tóm tắt chương 3
Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng, đánh giá thang đo các khái niệm và mô hình lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ là một nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm và nghiên cứu chính thức là một nghiên cứu định lượng sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua thư với kích thước mẫu là n=250. Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp phân tích thông tin và kết quả nghiên cứu, bao gồm đánh giá lại thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết.
CHƯƠNG 4:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Số mẫu được phát ra là 310 mẫu, số mẫu thu về được là 259 mẫu, số mẫu qua chọn lọc do công chức điền không đầy đủ thông tin các câu hỏi và mẫu trả lời không hợp lệ là 9 mẫu, số mẫu thực hiện nghiên cứu là 250 mẫu. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu như sau:
Về đặc điểm độ tuổi
Bảng 4.1: Phân bổ mẫu theo độ tuổi
STT Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Dưới 30 tuổi 88 35,2 2 Từ 31 đến 40 tuổi 84 33,6 3 Từ 41 đến 50 tuổi 55 22 4 Trên 50 tuổi 23 9,2 Tổng cộng 250 100
Nghiên cứu được tiến hành trên 04 nhóm độ tuổi, trong đó nhóm có độ tuổi dưới 30 tuổi có số lượng cao nhất là: 88 người (chiếm 35,2%/ tổng mẫu); nhóm từ 31 đến 40 tuổi có: 84 người (chiếm 33,6%/ tổng mẫu ); nhóm từ 41 đến 50 tuổi có: 55 người (chiếm 22%/ tổng mẫu); nhóm trên 50 tuổi có: 23 người (chiếm 9,2%/ tổng mẫu).
- Về đặc điểm giới tính
Bảng 4.2: Phân bổ mẫu theo giới tính
STT Giới tính Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Nam 94 38
2 Nữ 156 62
Tổng cộng 250 100
Về giới tính của mẫu, kết quả cho thấy trong tổng số 250 quan sát có 94 quan sát là nam (chiếm 38%/ tổng mẫu) và 156 quan sát là nữ (chiếm 62%/ tổng mẫu).
- Về đặc điểm trình độ đào tạo cao nhất:
Bảng 4.3: Phân bổ mẫu theo trình độ học vấn
STT Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Trung cấp 21 8,4 2 Cao đẳng 8 3,2 3 Đại học 214 85,6 4 Trên đại học 7 2,8 Tổng cộng 250 100
Bảng 4.3 thống kê trình độ đào tạo cao nhất của những người được nghiên cứu. Trong đó, trình độ đại học chiếm số lượng cao nhất có 213 người (chiếm 85,6%/tổng mẫu); trình độ trung cấp có 21 người (chiếm 8,4%/tổng mẫu); trình độ cao đẳng có 8 người (chiếm 3,2%/tổng mẫu); trình độ trên đại học có 7 người (chiếm 2,8%/tổng mẫu)
- Về thời gian công tác trong ngành thuế
Bảng 4.4: Phân bổ mẫu theo thời gian công tác
STT Thời gian công tác Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Dưới 3 năm 49 19,6
2 Từ 3 đến 5 năm 48 19,2
3 Từ 6 đến 10 năm 83 33,2
4 Trên 10 năm 70 28
Tổng cộng 250 100
Bảng 4.4 thống kê thời gian công tác trong ngành Thuế của những người được nghiên cứu. Trong đó, số người có thời gian công tác từ 5 đến 10 năm chiếm số lượng cao nhất, có 83 người (chiếm 33,2%/tổng mẫu); số người có thời gian công tác dưới 3 năm có 49 người (chiếm 19,6%/tổng mẫu); thời gian công tác từ 3 đến 5 năm có 48 người (chiếm 19,2%/tổng mẫu); thời gian công tác trên 10 năm có 70 người (chiếm 28%/tổng mẫu).
- Về đặc điểm chức danh công việc:
Bảng 4.5: Phân bổ mẫu theo độ chức danh công việc
STT Chức danh công việc Số lượng Tỷ lệ (%)
1
Trưởng phòng, phó phòng/
Đội trưởng, đội phó 26 10,4
2 Nhân viên 224 89,6
Tổng cộng 250 100
Theo kết quả thống kê bảng 4.5 cho thấy, số người nghiên cứu có vị trí công việc là nhân viên là 224 người (chiếm 89,6%/tổng mẫu); vị trí trưởng phòng, phó phòng, đội trưởng, đội phó có 26 người (chiếm 10,4%/tổng mẫu).
- Về đặc điểm bộ phận làm việc:
Bảng 4.6: Phân bổ mẫu theo bộ phận làm việc
STT Bộ phận làm việc Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Tuyên truyền hỗ trợ NNT 18 7,2 2 Kê khai và kế toán thuế 36 14,4 3 Quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ thuế 16 6,4 4 Thanh tra, kiểm tra 87 34,8
5 Bộ phận khác 93 37,2
Tổng cộng 250 100
Bảng 4.6 thống kê bộ phận làm việc của những người được nghiên cứu. Trong đó, tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế có 18 người (chiếm 7,2%/tổng mẫu); bộ phận kê khai và kế toán thuế có 36 người (chiếm 14,4%/tổng mẫu); bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ thuế có 16 người (chiếm 6,4%/tổng mẫu); bộ phận thanh tra, kiểm tra có 87 người (chiếm 34,8%/tổng mẫu); bộ phận khác có 93 người (chiếm 37,2%/tổng mẫu).
Qua thống kê mô tả về đặc điểm của mẫu quan sát cho thấy công chức chủ yếu làm việc tại bộ phận khác (chiếm 37,2%/tổng mẫu); độ tuổi của công chức phần lớn dưới 30 tuổi chiếm số lượng cao (chiếm 35,2%/tổng mẫu) và họ có thời gian công tác trung bình phần lớn là từ 5 đến 10 năm (chiếm 33,2%/tổng mẫu). Những người
được khảo sát đa số là nhân viên (chiếm 89,6%/tổng mẫu) và chủ yếu là nữ (chiếm 62%/tổng mẫu).
4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Các thang đo của nghiên cứu chính thức lại được đánh giá thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha được thể hiện trong bảng 4.7 như sau:
Bảng 4.7: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha (lần 2)
Ký hiệu biến Biến quan sát Trung bình thang đo
nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến
– tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại
biến
qa-Thu nhập: Cronbach’s Alpha = 0,817
qa1 Tôi được trả lương tương xứng với
công việc tôi đang làm. 13,16 10,009 0,706 0,756
qa2 Tôi có thể sống hoàn toàn dựa vào
thu nhập từ Cơ quan Thuế. 13,65 9,795 0,524 0,813
qa3 Tôi được trả thưởng thỏa đáng cho
các đóng góp cá nhân. 13,32 9,407 0,723 0,746
qa4 Lương, thưởng và trợ cấp tại đơn vị
hiện nay được phân phối khá công bằng. 13,18 10,175 0,673 0,765
qa5 Thu nhập từ Cơ quan Thuế tương đương
với các đơn vị hành chính sự nghiệp khác tại địa phương.
13,36 10,865 0,462 0,823
qb- Cơ hội đào tạo và thăng tiến: Cronbach’s Alpha = 0,774
qb1 Cơ quan Thuế đã chú trọng trong công
tác đào tạo. 14,46 5,880 0,598 0,714
qb2 Các chương trình đào tạo tương đối tốt
và phù hợp. 14,71 6,126 0,565 0,726
qb3 Cơ quan luôn tại điều kiện để tôi học tập nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng làm việc.
14,46 6,257 0,590 0,720
qb4 Tôi biết rõ các tiêu chuẩn, quy định về
thăng tiến. 14,49 6,653 0,446 0,763
qb5
Cơ hội thăng tiến được chia đều cho mọi người có năng lực và sự nhiệt tình với công việc.
14,84 5,415 0,555 0,735
qc-Lãnh đạo: Cronbach’s Alpha = 0,899
qc1 Tôi nhận được nhiều sự quan tâm
qc2 Lãnh đạo cấp trên luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến cáp dưới trong quá trình giải quyết công việc chuyên môn và quan tâm đến tâm tư, tình cảm của cấp dưới
18,14 12,249 0,765 0,875
qc3 Cấp trên của tôi thể hiện quan điểm
nhất quán trong xử lý công việc. 17,99 12,803 0,673 0,889
qc4 Cấp trên của tôi luôn ghi nhận sự
đóng góp của cấp dưới. 18,07 11,999 0,804 0,869
qc5 Cấp trên của tôi đối xử và xử sự công
bằng với tất cả nhân viên cấp dưới. 18,19 11,738 0,760 0,876
qc6 Cấp trên của tôi có quan điểm đánh giá công việc rất thực tiễn và kịp thời.
17,96 12,561 0,672 0,889
qd-Đồng nghiệp: Cronbach’s Alpha = 0,866
qd1 Đồng nghiệp của tôi thường sẵn
lòng giúp đỡ lẫn nhau. 15,19 5,125 0,646 0,848
qd2 Đồng nghiệp phối hợp tốt trong
công việc. 15,15 5,227 0,753 0,825
qd3 Đồng nghiệp thân thiện, nhiệt tình. 15,11 5,269 0,688 0,838
qd4
Đồng nghiệp luôn tận tâm, tận tụy
với công việc. 15,34 4,754 0,761 0,818
qd5 Đồng nghiệp của tôi là người đáng
tin cậy. 15,51 5,030 0,616 0,858
qe-Đặc điểm công việc:Cronbach’s Alpha = 0,816
qe1 Công việc được phân công phù hợp
với trình độ học vấn và nghiệp vụ chuyên môn của tôi.
18,47 8,395 0,660 0,770
qe2 Công việc của tôi rất thú vị 18,62 7,882 0,682 0,762
qe3 Công việc của tôi có nhiều áp lực,
thách thức 18,49 9,424 0,332 0,839
qe4 Công việc được phân công hợp lý,
có sự luân phiên, luân chuyển. 18,67 8,215 0,601 0,781
qe5 Công việc tạo điều kiện để cải thiện
kỹ năng và kiến thức. 18,45 8,280 0,725 0,758
qe6 Tôi cảm thấy an toàn với công việc. 18,74 8,699 0,516 0,800
qf-Điều kiện và môi trường làm việc: Cronbach’s Alpha = 0,756
qf1 Không khí làm việc thoải mái, hòa đồng.
15,59 6,139 0,577 0,702
qf2 Môi trường làm việc rộng rãi, thoáng
qf3 Tôi được cung cấp đầy đủ các phương tiện, máy móc và thiết bị
phục vụ cho công việc.
15,48 5,664 0,679 0,666
qf4 Tôi được cung cấp đầy đủ thông tin
để phục vụ công việc. 15,65 5,714 0,587 0,692
qf5 Tôi không tốn nhiều thời gian đi lại từ
nhà đến nơi làm việc và ngược lại 15,94 5,514 0,380 0,788
qg-Phúc lợi: Cronbach’s Alpha = 0,799 (lần 2)
qg2 Hàng năm đều tổ chức cho công
chức đi du lịch, nghỉ mát. 7,27 2,753 0,678 0,698
qg3 Hàng năm Cơ quan Thuế đều tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công chức.
7,05 2,841 0,739 0,617 qg4 Tổ chức công đoàn luôn quan tâm hỗ
trợ trong sinh hoạt, đời sống của tôi 6,70 4,180 0,560 0,818
qh- Đánh giá tổng thể sự thỏa mãn Cronbach’s Alpha = 0,882
qh1 Tôi thỏa mãn với thu nhập hiện tạicủa Cơ quan Thuế. 22,05 13,524 0,625 0,872 qh2 Tôi thỏa mãn với công tác đào tạo và
cơ hội thăng tiến của Cơ quan thuế 22,01 13,345 0,692 0,862 qh3 Tôi thỏa mãn với cấp trên của mình. 21,68 13,582 0,685 0,863 qh4 Tôi thỏa mãn với đồng nghiệp của
mình. 21,58 13,940 0,710 0,861
qh5 Tôi thỏa mãn với đặc điểm, tính chất
công việc hiện tại của mình. 21,68 13,785 0,717 0,859 qh6 Tôi thỏa mãn với điều kiện và môi
trường làm việc tại Cơ quan Thuế. 21,51 14,516 0,582 0,875 qh7 Tôi thỏa mãn với công việc hiện tại
của mình. 21,60 13,952 0,691 0,863 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha lần 1 (theo phục lục 7) ta thấy các biến đều có Cronbach’s Alpha từ 0,7 trở lên. Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng của biến qg1= 0,229 < 0,3 không đảm bảo độ tin cậy nên ta loại bỏ biến qg1 ra khỏi mô hình nghiên cứu. Sau khi loại bỏ biến qg1 kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Cronbach alpha cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy (thoả mãn yêu cầu hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0,7 và hệ số tương quan biến tổng >0,3); cụ thể: Cronbach’s alpha của qa-Thu nhập là 0,817; qb-Cơ hội đào tạo và thăng tiến là 0,774; qc-Lãnh đạo là 0,899; qd-Đồng nghiệp là 0,866; qe-Đặc điểm công việc là 0,816 ; qf-Điều kiện và môi trường làm việc là 0,756; qg-Thang đo Phúc lợi là 0,799 ; qh-Đánh giá tổng thể sự thỏa mãn là 0,882
Hệ số Cronbach’s Alpha của các biến đều lớn hơn 0,7 cho thấy thang đo có độ tin cậy cao và được chấp nhận để đo mức độ thỏa mãn công việc của công chức Thuế tỉnh Hà Tĩnh.
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Trong phân tích EFA, tiêu chuẩn để chọn các biến là các biến phải có hệ số tải