Xử trí CMSĐ do chấn thương đường sinh dục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình chảy máu sớm sau đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong 2 giai đoạn 1998 – 1999 và 2008 – 2009 (Trang 76 - 77)

Bảng 3.17 cho thấy trong số 24 trường hợp CMSĐ, điều trị bảo tồn bằng khâu lại vết rách, lấy khối máu tụ thành công 87.5% (21/24), chỉ có 12.5% (3/24) phải cắt tử cung, tùy theo loại tổn thương.

* Xử trí CMSĐ do rách CTC – ÂĐ – TSM

Tất cả 19 trường hợp CMSĐ do rách CTC – ÂĐ – TSM đều được khâu vết rách thành công 100%, không có trường hợp nào phải can thiệp ngoại khoa cắt tử cung cầm máu. Theo Trần Chân Hà [8] có 11.6% phải cắt tử cung cầm máu trong số những trường hợp CMSĐ do rách CTC – ÂĐ – TSM.

Có 6 trường hợp được phát hiện muộn sau 2 - 6h đều do bỏ sót tổn thương ở CTC khi khâu TSM, trong đó 5 trường hợp phải truyền máu, 13 trường hợp còn lại phát hiện sớm trước 2h.

Thời điểm phát hiện CMSĐ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nguy cơ phải truyền máu điều trị.

Rách CTC – ÂĐ – TSM trong những trường hợp đẻ Forceps thường nặng nề hơn và khú khõu phục hồi hơn. Có 6 trường hợp đẻ Forceps gây CMSĐ do rỏch sõu thỡ 3 trường hợp phải truyền máu.

Theo nghiên cứu của Hứa Thanh Sơn [19] thì các trường hợp rách CTC – ÂĐ – TSM đều do nguyên nhân nữ hộ sinh bỏ sót tổn thương khi khâu phục hồi TSM dẫn tới chảy máu kéo dài. Cũng theo tác giả này thì không có trường hợp nào phải cắt tử cung trong số CMSĐ do rách CTC – ÂĐ – TSM

* Xử trí CMSĐ do vỡ tử cung

Có 3 trường hợp vỡ tử cung gồm 2 trường hợp mổ đẻ cũ, phát hiện vỡ TC khi mổ lấy thai và đều phải cắt TCBP, 1 trường hợp đẻ thường, nội xoay thai ngôi ngang gây vỡ tử cung phải cắt TCHT.

Cả 3 trường hợp đều phải truyền máu.

Trong nghiên cứu của Trần Chân Hà [8] có 7 trường hợp vỡ tử cung gồm 2 trường hợp phát hiện khi mổ đẻ được khâu bảo tồn tử cung, 5 trường hợp sau đẻ thường khi phát hiện vỡ tử cung đều phải cắt TCHT để cầm máu, chiếm 71.5%.

* Xử trí CMSĐ do tụ máu TSM

Có 2 trường hợp CMSĐ do tụ máu TSM, 1 sau đẻ thường và 1 sau đẻ Forceps. Xử trí là lấy khối máu tụ, khâu lại vị trí chảy máu, có 1 trường hợp phải truyền 4 ĐV máu.

Tụ máu TSM nếu được phát hiện muộn sẽ rất khó xử trớ vỡ khi đó tổ chức mô liên kết lỏng lẻo bị lóc, tụ máu, phù nề, khi khâu lại khó cầm máu. Cú trường hợp tụ máu lan lờn đỏy dây chằng rộng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình chảy máu sớm sau đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong 2 giai đoạn 1998 – 1999 và 2008 – 2009 (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w