Phân tích về các biện pháp xử trí CMSĐ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình chảy máu sớm sau đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong 2 giai đoạn 1998 – 1999 và 2008 – 2009 (Trang 73 - 74)

Để xử trí CMSĐ đạt kết quả vấn đề là phải chẩn đoán sớm và chính xác nguyên nhân, tránh để quá muộn khi có triệu chứng của rối loạn đụng máu sẽ khó khăn trong xử trí và tỷ lệ tỷ vong sẽ cao.

Nguyên tắc xử trí CMSĐ là phải đảm bảo cầm máu, song song với việc bồi phụ đầy đủ khối lượng tuần hoàn bằng truyền dịch, truyền máu. Muốn đảm bảo cầm máu tốt thì phải xác định chính xác, nhanh chóng nguyên nhân và có phương pháp xử trí thích hợp.

Nghiên cứu 348 trường hợp CMSĐ được xử trí bằng 11 phương pháp chúng tôi thấy:

Đối với các trường hợp đẻ đường âm đạo, khi xuất hiện CMSĐ phương pháp nội khoa được áp dụng đầu tiên, nếu không có kết quả sẽ tiến hành can thiệp ngoại khoa.

Nếu rau chưa bong mà chảy máu, tiến hành làm nghiệm pháp bong rau, bóc rau nhân tạo và kiểm soát tử cung để phát hiện nguyên nhân do rau cầm tù, rau bám chặt hay rau cài răng lược.

Khi rau đã sổ, chảy máu sẽ tiến hành kiểm tra rau đủ hay thiếu, tiến hành kiểm soát tử cung nhằm xác định nguyên nhân trong buồng tử cung do

sót rau, đờ tử cung, vỡ tử cung...Nếu tử cung co tốt, buồng tử cung toàn vẹn sẽ tập trung vào nguyên nhân rách CTC – AĐ – TSM.

Với những trường hợp chảy máu trong mổ lấy thai xử trí ban đầu là khâu diện rau bám trong rau tiền đạo, tiếp theo thắt ĐMTC, nếu không đạt kết quả sẽ cân nhắc lựa chọn thắt ĐMHV, khâu mũi Blynch... cố gắng bảo tồn tử cung hay cắt tử cung cầm máu.

Cùng với các phương pháp xử trí ban đầu và chẩn đoán nguyên nhân thỡ cỏc xét nghiệm công thức máu, đụng máu cơ bản, sinh hóa máu sẽ cho phép ta xác định mức độ thiếu máu, nguy cơ rối loạn đụng máu, cỏc rối loạn chức năng nội môi...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình chảy máu sớm sau đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong 2 giai đoạn 1998 – 1999 và 2008 – 2009 (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w