Dự phòng CMSĐ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình chảy máu sớm sau đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong 2 giai đoạn 1998 – 1999 và 2008 – 2009 (Trang 33 - 35)

Một số yếu tố nguy cơ gây nên CMSĐ mà ta có thể dự phòng như: - Tránh chuyển dạ kéo dài, tránh đẻ quá nhanh.

- Sử dụng đúng chỉ định oxytocin trong chuyển dạ.

- Không thực hiện Forceps, giỏc hỳt khi không đủ điều kiện. - Phải tôn trọng sinh lý của giai đoạn sổ rau.

Không vội vã lấy rau trong giai đoạn nghỉ ngơi sinh lý của tử cung, vì có thể làm rau bong không hoàn toàn hoặc gây lộn tử cung. Sau khi rau sổ, nếu thấy sót rau phải kiểm soát tử cung. Trong giai đoạn sổ rau nếu máu đó chảy ra khoảng 300gram mà rau vẫn chưa bong hoặc nếu hơn 30 phút sau khi sổ thai mà rau vẫn chưa bong thì phải bóc rau nhân tạo.

- Kiểm tra đường sinh dục sau khi thực hiện các thủ thuật. - Vận động tuyên truyền sinh đẻ có kế hoạch.

- Xử trí tích cực giai đoạn 3:

* Với oxytocin: Bùi Thị Phương [17] nghiên cứu tiêm 10UI oxytocin pha với 10ml glucose 5% tiờm vào tĩnh mạch mẹ ngay sau sổ thai, tác giả nhận thấy lượng máu mất giảm trên 50% so với nhóm chứng và thời gian giai đoạn III ngắn hơn so với nhóm chứng là 2,37 phút.

Theo một số tác giả [38] [39] [47] [52] xử trí tích cực giai đoạn 3 chuyển dạ làm giảm 1/3 lượng máu mất sau đẻ.

Theo Bùi Sương và cộng sự [19] nghiên cứu xử trí tích cực giai đoạn 3 chuyển dạ thấy lượng máu mất trung bình giảm 1,5 lần so với nhóm xử trí cổ điển (p< 0,001). Thời gian sổ rau càng dài, lượng máu mất càng tăng, xử trí tích cực giai đoạn 3 làm giảm thời gian bong rau ẵ so với xử trí bong rau cổ điển.

Sorioano-D. và cộng sự đã nghiên cứu so sánh hiệu quả phòng ngừa CMSĐ giữa oxytocin phối hợp với ergometrine (tiêm bắp) và oxytocin đơn thuần (tiêm tĩnh mạch) kết quả cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ CMSĐ

giữa 2 phương pháp này. Nhưng thời điểm dùng thuốc sau khi sổ đầu thai nhi thì tỷ lệ CMSĐ thấp hơn có ý nghĩa so với cho thuốc sau khi sổ rau ở cả hai phương pháp.

* Với misoprostol (PGE1) Huỳnh Thị Ngọc Thủy [20] và cộng sự đã nghiên cứu sử dụng misoprostol liều 400μg đặt trực tràng ngay sau khi sổ đầu thai nhi với nhũng đối tượng có nguy cơ CMSĐ hoặc không có nguy cơ CMSĐ, tác giả nhận thấy misoprostol làm giảm lượng mất và làm ngắn thời gian giai đoạn III.

Bamigboye-A.A. và cộng sự [28] đã nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có đối chứng đánh giá hiệu quả của misoprostol 400 μg đặt trực tràng để phòng ngừa ngay sau khi sổ thai, tỷ lệ CMSĐ thấp hơn tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê.

EL-Refaey H. và cộng sự [31] nghiên cứu sử dụng đường uống misoprostol liều 600μg ngay sau khi sổ thai. Các tác giả nhận thấy misoprostol có hiệu quả phòng ngừa CMSĐ và ít gây ra tác dụng phụ.

* Với duratocin: gần đây tại Việt Nam bắt đầu sử dụng trong rút ngắn giai đoạn 3 và dự phòng CMSĐ. Duratocin là chất đồng vận của oxytocin, có tác dụng kéo dài, với một liều duy nhất được chỉ định trong ngăn ngừa mất trương lực tử cung và CMSĐ, làm giảm lượng máu mất và ít cần các biện pháp khỏc vỡ nó duy trì thời gian co bóp tử cung tới 120 phút [5]

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIấN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình chảy máu sớm sau đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong 2 giai đoạn 1998 – 1999 và 2008 – 2009 (Trang 33 - 35)