Nguyên nhân CMSĐ do chấn thương đường sinh dục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình chảy máu sớm sau đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong 2 giai đoạn 1998 – 1999 và 2008 – 2009 (Trang 66 - 68)

Theo bảng 3.9 nguyên nhân CMSĐ do chấn thương đường sinh dục chiếm 6.9% các nguyên nhân, gồm rách CTC – ÂĐ – TSM, vỡ tử cung và tụ máu TSM.

Bảng 3.14 cho thấy mối liên quan giữa chấn thương đường sinh dục và phương pháp đẻ, trong số 24 trường hợp có 14 trường hợp sau đẻ thường chiếm 58.3%, 7 trường hợp sau đẻ Forceps chiếm 29.2%, 1 trường hợp sau đẻ giỏc hút chiếm 4.2% và 2 trường hợp sau mổ lấy thai chiếm 8.3%. Tuy nhiên khi so sánh trên tổng số đẻ chúng tôi thấy tỷ lệ CMSĐ trên đẻ thường là thấp nhất 0.07% (14/19680), cao nhất là giỏc hút 25% (1/4), ở Forceps là 0.5% (7/1282)

* Nguyên nhân do rách CTC – ÂĐ – TSM:

Chiếm tỷ lệ chung là 5.4%, không có sự khác biệt giữa 2 giai đoạn. Theo Trần Chân Hà [8] tỷ lệ này là 11.6%, Hứa Thanh Sơn [19] là 10.2%. Trong số 19 trường hợp CMSĐ do rách CTC – ÂĐ – TSM có 6 trường hợp được phát hiện sau 2 - 6h, trong số này có 5 trường hợp sau đẻ thường, 1 đẻ Forceps và đều có nguyên nhân là rách CTC. Có thể trong đẻ thường khi khâu TSM người khâu thường ít quan tâm tới kiểm tra kỹ CTC nờn hay để sót tổn thương hơn trong đẻ Forceps và giỏc hỳt.

Rách CTC – ÂĐ – TSM gặp chủ yếu ở người đẻ con so với 16 trường hợp, chỉ có 3 trường hợp gặp ở người con rạ.

Về trọng lượng thai chúng tôi thấy có 3 trường hợp > 3500gr, 4 trường hợp < 2500gr, còn lại 12 trường hợp từ 2500 - 3500gr. Có thể thấy không có

mối liên quan rõ ràng giữa thai to và nguy cơ rách đường sinh dục tăng lên. Khi kỹ thuật đỡ đẻ, cắt TSM được thực hiện đúng theo quy chuẩn thì vấn đề chính là sự bỏ sót tổn thương dẫn tới chảy máu rỉ rả gây CMSĐ.

* Nguyên nhân do vỡ tử cung:

Tỷ lệ CMSĐ do vỡ tử cung chung cho cả 2 giai đoạn là 0.9% các nguyên nhân, trong đó giai đoạn 1 có 2 trường hợp chiếm 1.7%, giai đoạn 2 có 1 trường hợp chiếm 0.4%.

Theo Trần Chân Hà [8] là 1.9%, Phó Đức Nhuận [15] là 0.4%.

Vỡ tử cung gây mất máu nhiều nguy hiểm cho cả thai và mẹ. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 2 trường hợp vỡ tử cung trên bệnh nhân mổ đẻ cũ có chỉ định mổ lấy thai được phát hiện khi mổ đẻ mà không có dấu hiệu doạ vỡ.

Theo nhiều tác giả thì với vết mổ dọc tử cung nguy cơ vỡ cao hơn nhiều vết mổ ngang đoạn dưới tử cung. Tuy nhiên chất lượng vết mổ phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật đóng cơ tử cung, lạc nội mạc tử cung tại vết mổ cũ cũng là một nguyên nhân làm yếu vết mổ tử cung.

1 trường hợp do nội xoay thai ngôi ngang 29 tuần gây vỡ tử cung, ngày nay kỹ thuật này ít áp dụng.

* Nguyên nhân do tụ máu TSM:

CMSĐ do tụ máu tầng sinh môn chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong số các nguyên nhân, chỉ chiếm 0,6%.

Trong số 24 trường hợp CMSĐ do chấn thương đường sinh dục chỉ có 2 trường hợp do tụ máu tầng sinh môn, đều được phát hiện sớm trong 2h sau đẻ.

Sau đẻ thường, khối máu tụ hình thành do rỏch sõu TSM khâu không hết lớp, hoặc do tổ chức dập nát nhiều gây phù nề. Nếu phát hiện muộn, khối máu tụ lớn thường xử trí rất khó khăn.

Thường những khối tụ máu tầng sinh môn được phát hiện muộn do ớt gõy chảy máu ra ngoài âm đạo, hay được phát hiện khi bệnh nhân có triệu chứng chèn ép đường tiểu hay gây cảm giác chèn ép hậu môn trực tràng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình chảy máu sớm sau đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong 2 giai đoạn 1998 – 1999 và 2008 – 2009 (Trang 66 - 68)