Nguyên nhân CMSĐ do đờ tử cung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình chảy máu sớm sau đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong 2 giai đoạn 1998 – 1999 và 2008 – 2009 (Trang 64 - 66)

Bảng 3.9 cho thấy nguyên nhân CMSĐ do đờ tử cung giai đoạn 1 là 38.7%, giai đoạn 2 là 35.4% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0.05. Tỷ lệ chung cho 2 giai đoạn là 36.5%.

Theo Trần Chân Hà [8] nghiên cứu CMSĐ trong giai đoạn 1996 - 2000 tỷ lệ đờ tử cung là 32.7%. Theo Phó Đức Nhuận [15] nghiên cứu CMSĐ tại Viện giai đoạn 1980 – 1984 tỷ lệ đờ tử cung gây CMSĐ là 42%.

Có thể thấy nguyên nhân gây CMSĐ trong nghiên cứu của chúng tôi không khác biệt nhiều so với 2 nghiên cứu trước cùng được thực hiện tại Viện vào 2 thời điểm trước. Và đờ tử cung vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây CMSĐ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương.

- Mối liên quan giữa đờ tử cung và số lần đẻ:

Theo bảng 3.10 tỷ lệ đờ tử cung ở người con rạ nhiều hơn người con so, giai đoạn 1 tỷ lệ đờ tử cung gặp ở người con rạ chiếm 71.7%, con so chiếm 28.3% có sự khác biệt với p < 0.01. Nhưng giai đoạn 2 sự khác biệt này đã thu hẹp lại với 53.1% con rạ và 46.9% con so. Nguy cơ đờ tử cung ngày càng tăng lên theo số lần mang thai do chất lượng cơ tử cung kém đi, tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ đờ tử cung giữa con so và con rạ ngày càng thu hẹp dần qua 2 giai đoạn, có thể ở giai đoạn 2 các thuốc co hồi tử cung tốt hơn, các biện pháp dự phòng chảy máu sau đẻ được thực hiện đầy đủ hơn với những trường hợp có nguy cơ cao như sinh đẻ nhiều lần, thai to, đa thai…

Theo Trần Chân Hà [8] trong số 121 trường hợp đờ tử cung gây CMSĐ có 72 trường hợp con rạ chiếm 59.5% và 49 trường hợp con so chiếm 40.5%.

Theo Hứa Thanh Sơn [19] nguy cơ CMSĐ ở người con rạ cao gấp 2.5 lần ở người đẻ con so.

- Mối liên quan giữa đờ tử cung và trọng lượng thai:

Theo bảng 3.11 đờ tử cung gặp nhiều hơn ở trọng lượng thai > 3000g so với thai < 3000g.

Giai đoạn 1 tỷ lệ đờ tử cung ở thai có trọng lượng < 3000gr chiếm 39.1%, đờ tử cung ở thai > 3000g chiếm 60.5%, sự khác biệt có ý nghĩa. Trong giai đoạn 2 đờ tử cung ở thai có trọng lượng < 3000gr chỉ chiếm 29.1%, đờ tử cung ở thai > 3000gr tăng lên tới 72.1%.

Thai to làm cho tử cung căng giãn nhiều hơn, đặc biệt nếu kết hợp với mang thai nhiều lần sẽ làm chất lượng cơ tử cung kộm, gõy co hồi kém sau đẻ dẫn tới tăng nguy cơ chảy máu sau đẻ.

-Đờ tử cung và phương pháp đẻ: Đờ tử cung và phương pháp đẻ:

Bảng 3.12 cho thấy đờ tử cung sau đẻ thường giảm rõ rệt qua 2 giai đoạn, giai đoạn 1 tỷ lệ đờ tử cung sau đẻ thường chiếm 43.5% trong tổng số các trường hợp CMSĐ do đờ tử cung, giảm xuống còn 25.2% trong giai đoạn 2, sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0.05.

Nguyên nhân có thể do trong giai đoạn 1998 – 1999 quy trình xử trí tích cực giai đoạn 3 cuộc chuyển dạ chưa được áp dụng rộng rãi, các nghiên cứu xử trí tích cực giai đoạn 3 được thực hiện sau thời điểm đó như của Hồ Sỹ Hùng 1999, Bùi Thị Phương 2001 và được áp dụng thành quy trình chuẩn bắt đầu từ 2003. Các thuốc tăng co hồi tử cung sử dụng trong giai đoạn 2

cũng nhiều lựa chọn hơn và có tác dụng mạnh hơn như misoprostol, đặc biệt là duratocin bắt đầu sử dụng từ 2009.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình chảy máu sớm sau đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong 2 giai đoạn 1998 – 1999 và 2008 – 2009 (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w