Những xử trí tiếp theo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình chảy máu sớm sau đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong 2 giai đoạn 1998 – 1999 và 2008 – 2009 (Trang 25 - 26)

Tùy thuộc vào rau đã sổ hay chưa.

- Nếu rau chưa sổ: Làm nghiệm pháp bong rau. Nếu rau đã bong thì tiến hành đỡ rau. Nhưng thường gặp là rau chưa bong hoặc bong không hoàn toàn, khi đó ta phải bóc rau nhân tạo và kiểm soát tử cung khi đã hồi sức nâng thể trạng sản phụ lên, rồi kiểm tra đường sinh dục.

- Bóc rau còn chẩn đoán xác định rau cài răng lược toàn phần thì phải tiến hành mổ cắt tử cung bán phần ngay. Nếu là rau cài răng lược bán phần thì tùy theo số lượng múi rau bị bám chặt nhiều hay ít mà phẫu thuật cắt tử cung bán phần hoặc bóc bằng tay.

- Nếu rau đã sổ thì nguyên nhân gây chảy máu thường do đờ tử cung, chấn thương đường sinh dục, sót rau hoặc do rối loạn đụng máu.

- Chẩn đoán sót rau phải quan sát và kiểm tra cẩn thận bánh rau. Nếu thấy thiếu hoặc nghi ngờ sót rau hay cú bỏnh rau phụ thì phải kiểm tra tử cung bằng tay.

- Chẩn đoán đờ tử cung: sờ thấy tử cung mềm nhóo, đỏy tử cung cao trên rốn, tử cung không co chắc để thành khối an toàn. Để giúp tử cung co chắc hơn ta có thể dùng oxytocin tiêm bắp, truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp ergometrin sau khi đã kiểm soát tử cung. Những năm gần đây Prostaglandin được sử dụng rất hiệu quả với điều trị đờ tử cung, ngậm dưới lưỡi hoặc đặt hậu môn.

- Chẩn đoán chấn thương đường sinh dục ta phải kiểm soát tử cung, kiểm tra CTC, AĐ, TSM để đánh giá mức độ tổn thương và có hướng xử trí phù hợp.

- Rối loạn đụng máu cần phải được nghĩ đến trong những trường hợp thai chết lưu, rau bong non, tác mạch ối, hay sau khi chảy máu cấp với số lượng nhiều. CMSĐ do rối loạn đụng máu hay gặp trên sản phụ sau đẻ có bệnh gan và tình trạng thường rất nặng.

Nếu sau khi đã loại trừ và điều trị các nguyên nhân khỏc gõy băng huyết mà máu vẫn tiếp tục chảy, nhất là khi thấy máu chảy ra không đông hoặc đụng kộm, cỏc vết chích bị tụ máu thì phải nghĩ đến nguyên nhân rối loạn đụng máu.

Chẩn đoán xác định dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng về đụng máu như thời gian máu chảy, thời gian máu đông, số lượng tiểu cầu, fibrinogen,… Nếu có rối loạn đụng máu, cần được điều trị bằng cách truyền máu tươi, các yếu tố đụng máu tùy từng trường hợp cụ thể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình chảy máu sớm sau đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong 2 giai đoạn 1998 – 1999 và 2008 – 2009 (Trang 25 - 26)