Nguyên nhân CMSĐ do tai biến mổ lấy thai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình chảy máu sớm sau đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong 2 giai đoạn 1998 – 1999 và 2008 – 2009 (Trang 70 - 72)

Có 17 trường hợp CMSĐ do tai biến mổ lấy thai trong số 348 trường hợp CMSĐ chiếm 4.9%.

* Nguyên nhân rách ĐDTC phức tạp:

Có 11 trường hợp mổ đẻ rách phức tạp đoạn dưới tử cung gây CMSĐ, giai đoạn 1 có 4 trường hợp chiếm tỷ lệ 3.4%, giai đoạn 2 có 7 trường hợp chiếm tỷ lệ 3.1%, tỷ lệ chung của CMSĐ do rách phức tạp đoạn dưới khi mổ lấy thai cho cả 2 giai đoạn chiếm tỷ lệ 3.2%.

Theo Trần Chõn Hà [8] tỷ lệ này là 2.9%, còn theo Phó Đức Nhuận [15] là 1.3%. Có thể thấy có sự gia tăng tỷ lệ CMSĐ do rách phức tạp đoạn dưới khi mổ lấy thai nếu đi thứ tự từ nghiên cứu của Phó Đức Nhuận năm

1980 – 1984 tới của Trần Chân Hà 1996 – 2000 và nghiên cứu của chúng tôi, lần lượt là 1.3%  2.9%  3.2%.

Thường do kỹ thuật mổ lấy thai không tốt, đặc biệt là trong những trường hợp mổ lấy thai do đầu không lọt. Nhiều khi chẩn đoán là đầu không lọt nhưng khi chuẩn bị mổ gây tê tuỷ sống làm mềm cơ, giảm đau làm đầu lọt thấp, khi đó lấy đầu rất khó khăn và tỷ lệ rách phức tạp sẽ rất cao. Vì vậy nhiều người cho rằng sau khi giảm đau để mổ phẫu thuật viên nờn khám đánh giá lại độ lọt để phát hiện những trường hợp đầu đã lọt sẽ cho đẻ đường âm đạo, giảm tỷ lệ rách vết mổ phức tạp. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 11 trường hợp CMSĐ do rách phức tạp vết mổ tử cung gồm 4 trường hợp mổ vì đầu không lọt, 7 trường hợp chỉ định mổ có liên quan với vết mổ đẻ cũ.

Những vết rách sâu vết mổ tử cung thường sẽ gây tụ máu, nếu kỹ thuật khâu bảo tồn không tốt sẽ làm tăng nguy cơ cắt tử cung.

* Nguyên nhân do khõu sút tổn thương ĐDTC:

Có 4 trường hợp CMSĐ do khõu sút tổn thương đoạn dưới tử cung chiếm 1.1%. Nguyên nhân là do khâu nhầm mộp trờn tử cung với mặt sau tử cung mà để sót mép dưới gây chảy máu, nguyên nhân khác là do rỉ máu chân chỉ trong các trường hợp không phủ phúc mạc đoạn dưới.

* Nguyên nhân CMSĐ do chảy máu thành bụng.

Chiếm tỷ lệ thấp nhất 0.6% trong số các nguyên nhân gây CMSĐ, cả 2 trường hợp chảy máu thành bụng đều được phát hiện muộn gây mất máu nhiều, khi mổ lại phải truyền máu.

Chảy máu thành bụng nguyên nhân do không kiểm tra kỹ khi đóng bụng, đặc biệt là 2 động mạch thượng vị nông 2 bên đường rạch da.

Kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đóng bụng, nhất là đóng đầy đủ phúc mạc thành bụng sẽ hạn chế rất tốt nguy cơ chảy máu thành bụng.

Xu hướng hiện nay hầu hết các phẫu thuật viên đều không phủ phúc mạc tử cung và phúc mạc thành bụng. Đối với những thai nghén không có nguy cơ cao, việc phủ phúc mạc thành bụng hay không không làm thay đổi nhiều nguy cơ chảy máu thành bụng nếu đã kiểm tra kỹ trước khi đóng bụng. Tuy nhiên với những trường hợp nguy cơ cao như: mẹ huyết áp cao, tiền sản giật nặng, giảm tiểu cầu...thì phủ phúc mạc tử cung và phúc mạc thành bụng sẽ có giá trị tốt phòng nguy cơ chảy máu thành bụng hậu phẫu.

Trong nghiên cứu này cả 2 trường hợp chảy máu thành bụng đều ở bệnh nhân tiền sản giật nặng và không đóng phúc mạc thành bụng khi mổ lấy thai và đều chảy máu do động mạch thượng vị nông bên trái gây nên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình chảy máu sớm sau đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong 2 giai đoạn 1998 – 1999 và 2008 – 2009 (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w