Cấu trúc và đặc điểm chức năng của cơ trơn

Một phần của tài liệu Sinh lý học người và động vật tập 1 phần 1 trịnh hữu hằng, đỗ công huỳnh (Trang 100 - 101)

4.1.4.1 Cấu trúc

Cơ trơn có trên thành các cơ quan của ống tiêu hoá, các phế quản, trên thành các mạch máu, bàng quang, tử cung, mống mắt, cơ mi, ở da và các tuyến.

Trong cơ thể có nhiều loại cơ trơn khác nhau: một bó nhỏ (ở chân lông), một đám mỏng, tròn (ở thành mạch, phế quản, niệu quản, niệu đạo, các ống của các tuyến), bó chéo (ở thành các tạng rỗng như tử cung, bàng quang, túi mật...).

Có thể chia cơ trơn thành 2 loại chính là cơ trơn nhiều đơn vị và cơ tạng (hình 4.11a)

Hình 4.11a

Các loại cơ trơn chính

A: Cơ tạng, B: Cơ trơn nhiều đơn vị

Cơ trơn được cấu tạo từ các sợi cơ trơn. Sợi cơ trơn là một tế bào kéo dài (dài khoảng 50- 100μm). Ở phần giữa tế bào có nhân hình gậy, còn trong cơ tương dọc suốt tế bào có các tơ

cơ mảnh, có cấu trúc đồng nhất nằm song song nhau. Do đó, tế bào cơ trơn không có vân như

các tế bào cơ vân. Các tơ cơ mập nằm ở các lớp ngoài của tế bào cơ được gọi là các tơ cơ

ngoại biên. Dưới kính hiển vi điện tử thấy rõ trên tơ cơ có các vân ngang, nhưng dưới kính hiển vi quang học không nhìn thấy.

Trong tế bào cơ trơn có một loại actomyosin khác actomyosin trong cơ vân, đó là tonoactomyosin.

Giữa các tế bào cơ trơn có các chỗ nối tiếp (nexus). Người ta cho rằng đây là nơi truyền hưng phấn và ức chế từ các tế bào cơ trơn này đến các tế bào cơ trơn khác.

4.1.4.2 Đặc điểm chức năng của cơ trơn

Khác với cơ vân, các cơ trơn có tính dẻo dai và tính tựđộng. Cơ trơn có khả năng duy trì chiều dài khi kéo căng mà không bị thay đổi sức căng. Tính dẻo của cơ trơn có ý nghĩa rất lớn

của cơ trơn là chúng rất nhạy cảm đối với một số hoá chất, đặc biệt là đối với acetylcholin – chất được tiết ra từ tận cùng các sợi thần kinh phó giao cảm, đối với adrenalin và noradrenalin – các chất được tiết ra ở phần tuỷ tuyến thượng thận và tận cùng các sợi thần kinh giao cảm.

Ngoài ra các cơ trơn còn đáp ứng với nhiều chất khác, ví dụ histamin, serotonin... Histamin có tác dụng gây co cơ trơn phế quản, gây giãn cơ trơn mạch máu. Serotonin, vasopressin gây co cơ trơn thành mạch. Oxytocin gây co cơ trơn tử cung. Pilocarpin gây co cơ đồng tử, atropin gây giãn cơđồng tử v.v....

4.1.4.3 Sự co cơ trơn

Một kích thích đơn độc có cường độ lớn có thể gây co cơ trơn. Co đơn độc của cơ trơn có thời gian tiềm tàng lớn hơn nhiều so với thời gian tiềm tàng của cơ vân. Ví dụ, thời gian tiềm tàng của cơ ruột thỏ là 0,25 sec. Thời gian cơ co cũng kéo rất lâu (hình 4.11): ở dạ dày thỏ

thời gian co đạt 5 sec, ở dạ dày ếch là 1 phút hay lâu hơn. Thời gian cơ giãn ra sau khi co cũng rất chậm.

Sóng co cơ lan truyền theo cơ trơn rất chậm. Ví dụ, cơ ruột non của người có tốc độ lan truyền là 1m/sec, ở cơ niệu đạo thỏ tốc độ lan truyền là 18 cm/sec, ở cơ tử cung thỏ là 7 cm/sec. Tuy co chậm, song khi co cơ trơn tạo được một lực rất lớn. Ví dụ, cơ dạ dày chim có khả năng nâng 1 kg/cm2 tiết diện cắt ngang của nó.

Hình 4.11b

Đồ thị co cơ trơn của dạ dày ếch khi kích thích đơn độc (bên phải) và đường co cơ dép (bên trái)

để so sánh. S- Thời điểm kích thích cơ trơn. Đường dưới- Đánh dấu thời gian (2 sec)

Một phần của tài liệu Sinh lý học người và động vật tập 1 phần 1 trịnh hữu hằng, đỗ công huỳnh (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)