4. Bố cục của đề tài
4.3.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý hệthống kênh phân phối
Hiện nay công ty hoạt động kinh doanh chủ yếu trên địa bàn các tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn đòi hỏi công ty phải có bộ máy quản lý thống nhất hệ thống phân phối. Chỉ có nhƣ vậy công ty mới có khả năng kiểm tra giám sát và điều chỉnh kịp thời sao cho phù hợp với những thay đổi từ môi trƣờng kinh doanh.
Việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý hệ thống phân phối là một điều cấp thiết. Có thể thiết lập một bộ phận, hoặc giao kiêm nhiệm cho một bộ phận khác theo dõi sự hoạt động của các kênh phân phối. Phụ trách bộ phận này có thể do trƣởng phòng kinh doanh tại các chi nhánh, hay công ty đảm nhiệm hoặc phó giám đốc phụ trách mảng kinh doanh. Đây là mô hình tổ chức rất hiệu quả đƣợc nhiều công ty áp dụng trong việc theo dõi giám sát bán hàng khu vực quản lý phân phối.
Đối với việc kiểm tra giám sát và điều chỉnh hệ thống kênh phân phối bộ phận này còn có chức năng và nhiệm vụ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Giám sát và thực hiện các hoạt động điều chỉnh hệ thống kênh phân phối cho phù hợp với môi trƣờng kinh doanh.
Kiểm tra giám sát công tác mở rộng và phát triển kênh phân phối. Xây dựng hệ thống kênh thông tin thông suốt trong hệ thống kênh phân phối để có thể thu thập thông tin từ trị trƣờng, cách thức tổ chức kênh phân phối và các chính sách của đối thủ cạnh tranh.
Đánh giá hiệu quả của từng kênh phân phối để xác định đƣợc kênh phân phối trọng tâm cho từng nhóm khách hàng.
Xây dựng chính sách khuyến khích các bộ phận thuộc kênh phân phối tạo ra môi trƣờng cạnh tranh với các tiêu thức khách quan bình đẳng.
Kiểm tra giám sát và vận hành các kế hoạch phân phối hiện vật.
Phối hợp với phòng kinh doanh đẩy mạnh công tác mở rộng thị trƣờng vào các khu vực có tiềm năng.