NHỮNG THUỐC CHỐNG LAO TUYẾN HA

Một phần của tài liệu Kháng sinh (Trang 56 - 60)

Những thuốc chống lao tuyến một được quy định năm 1989 gồm: Isoniazide, Rifampine, ethambutol và streptomycine.

Những thuốc chống lao tuyến hai dùng để thay thế các thuốc chống lao tuyến một khi bị vi trùng kháng thuốc, khi hiệu quả lâm sàng chưa đáp ứng yêu cầu điều trị và khi bệnh nhân khơng chịu đựng nổi tai biến của các thuốc chống lao tuyến một.

2.1 CAPREOMYCINE

Capreomycine là một thuốc kháng sinh peptide được phân lập từ streptomycine capreolus. Mỗi ngày tiêm bắp 1g cho nồng độ 1mcg/ml hoặc lớn hơn trong máu. Ơû nồng độ đĩ, capreomycine ức chế được nhiều loại Mycobacteria. Ơû in vitro, vi trùng đề kháng viomycine và kanamycine cĩ thể đề kháng chéo với capreomycine.

Độc tính thường gặp khi dùng capreomycine là ở thận, gây ứ trệ nitrogene hoặc gây rối loạn tiền đình.

2.2 CYCLOSERINE

Cycloserine là một kháng sinh dạng D của alanin. Uống một liều 250 mg một lần một ngày, sẽ cho nồng độ của thuốc trong máu là 15 – 25 mcg/ml. Ơû nồng độ này, cycloserine ức chế được một số chủng vi trùng lao.

Độc tính thường gặp khi dùng cycloserine là gây độc trên thần kinh trung ương, gây những phản ứng về tâm thần, phản ứng này cĩ thể được chế ngự bằng cho uống 100mg phenytoine/ngày.

Liều dùng để chữa lao là 0,5 – 1g cycloserine/ngày, dùng để chửa nhiễm trùng niệu là 15 – 20 mg/kg/ngày.

2.3 ETHIONAMIDE

Ethionamide tinh thể màu vàng, bền vững và rất tan trong nước. Cấu trúc hĩa học của ethionamide gần giống isoniazide.

Mặc dù cấu trúc hĩa học của chúng rất giống nhau, nhưng lại khơng cĩ tình trạng vi trùng đề kháng chéo giữa ethionamide và isoniazide.

Hầu hết vi trúng lao bị ethionamide ức chế ở nồng độ 2,5 mcg/ml hoặc thấp hơn (invitro). Một số photochromogenic mycobacteria cũng bị ethionamide ức chế ở nồng độ 10mcg/ml, tức là nồng độ cĩ được trong plasma và trong mơ khi cho bệnh nhân uống 1g ethionamide.

Liều lượng 1g ethionamide cũng là liều lượng cho đáp ứng cĩ hiệu quả trên lâm sàng, nếu uống thấp hơn hiệu ứng lâm sàng sẽ bị giảm.

Ethionamide nhanh chĩngbị vi trùng đề kháng ở cả in vitro và in vivo.

2.4 PYRAZINAMIDE (PZA)

Về mặt cấu trúc hĩa học, pyrazinamide cĩ liên hệ với nicotinamide, bền vững, hơi tan trong nước và rất rẻ.

Pyrazinamide mất tác dụng ở mơi trường pH trung tính, nhưng ở mơi trường pH 5 với nồng độ 15mcg/ml, pyrazinamide ức chế mạnh vi trùng lao trưởng thành. Mỗi ngày bệnh nhân uống 20 –30mg/kg tức là khoảng

0,5g cho 4 lần trong ngày hoặc 0,75g cho 2 lần trong ngày sẽ cho nồng độ hiệu quả nĩi trên.

Pyrazinamide hấp thu tốt qua đường tiêu hĩa capreomycine và nhanh chĩng phân phối vào các mơ trong cơ thể. Vi trùng kháng lại pyrazinamide khơng đề kháng chéo với isonazide.

Pyrazinamide rất độc, làm tổn hại chức năng gan. Nĩi chung, người ta chỉ dùng pyrazinamide trong chế độ phối hợp với thuốc kháng lao khác, khi các thuốc kháng lao tuyến một bị vi trùng đề kháng.

2.5 PAS

Para-aminoglycoside-salisylic acid (PAS), là dẫn xuất của acid salicylic và bezoic, một thuốc kháng vi trùng lao cổ điển.

Cấu trúc hĩa học của PAS cĩ quan hệ với PABA và do đĩ cĩ quan hệ với sulfonamide.

PAS bột tinh thể màu trắng, hơi tan trong nước và nhanh chĩng bị hủy bởi nhiệt độ. Muối của PAS dễ tan trong nướcn và chịu được nhiệt độ phịng. Hầu hết những vi trùng khác khơng chịu tác động của PAS, cịn vi trùng lao bị PAS ức chế ở nồng độ 1 – 5 mcg/ml, vi trùng lao khơng điển hình đã kháng lại PAS.

PAS tranh chấp với PABA ở trung tâm enzyme chuyển PABA thành dihydropteroic acid, receptor PABA này hồn tồn đặc hiệu bởi vì đối với PAS thì khơng cĩ hiệu ứng trên vi trùng khác, cịn sulfonamide tuy cũng tranh chấp với PABA nhưng lại khơng cĩ hiệu ứng trên vi trùng lao. PAS hấp thu nhanh chĩng qua đường tiêu hĩa. Mỗi ngày dùng 8 –12g sẽ cho nồng độ 10mcg/ml hoặc cao hơn trong máu. PAS phân phối nhanh vào các mơ kể cả dịch não tủy và nhanh chĩng bài thải qua đường niệu dưới

dạng một phần PAS tự do và phần khác bị acetyl hĩa. Cĩ thể tìm thấy PAS với nồng độ cao ở nước tiểu.

Trong điều trị lâu dài, PAS cĩ thể phối hợp với isoniazide hoặc streptomycine hoặc cả hai. Liều dùng 8 – 12g PAS/ngày cho người lớn và 300mg/kg/ngày cho trẻ con.

Dùng PAS thường gây rối loạn tiêu hĩa, buồn nơn, nơn mửa, tiêu chảy, đau vùng thượng vị .... cĩ thể dùng những chất kháng toan để giảm bớt tác dụng phụ đĩ. Những người bị loét dạ dày dùng PAS cĩ nguy cơ gây xuất huyết dạ dày. PAS gây tổn hại đến thận, gan, gây hại cho tuyến giáp và nhiễm toan chuyển hĩa, nhưng hiếm gặp.

Sau 3 – 8 tuần điều trị, PAS cĩ thể gây nên những tai biến như: sốt do thuốc, đau khớp, nổi mẩn da, giảm bạch cầu hạt và một số triệu chứng thần kinh... lúc đĩ nên tạm thời hoặc dừng thuốc hẳn.

2.6 VIOMYCINE

Một loại kháng sinh được pah6n lập từ streptomyces. Viomycine rất tan trong nước. Hầu hết vi trùng lao bị viomycine ức chế ở nồng độ 1 – 10mcg/ml (in vitro), tiêm bắp 2g hai lần một tuần sẽ cho nồng độ nĩi trên. Vi trùng lao kháng lại viomycine rất nhanh, đồng thời kháng chéo cả streptomycine, kanamycine và capreomycine. Viomycine gây tai biến cho thận, cho dây thần kinh số VIII, làm mất thăng bằng và điếc tai.

2.7 ANSAMYCINE

Là một loại kháng sinh dẫn xuất từ rifamycine, cĩ quan hệ chặt chẽ với Rifampine.

Ansamycine tác động trên vi trùng lao và một số Mycobacteria khơng điển hình, đặc biệt là Mycobacterium avium-intracellular.

Ngồi ra người ta cịn phối hợp amikacine và tetracycline để chữa bệnh lao, tuy nhiên hiệu quả khơng bằng các thuốc kháng lao tuyến một. Thỉnh thoảng cĩ dùng amikacine phối hợp với tetracycline để chữa nhiễm lao khơng điển hình

CÁC THUỐC CHỮA BỆNH PHONG (CÙI) 1. DAPSONE VÀ NHỮNG SULFONE KHÁC 1. DAPSONE VÀ NHỮNG SULFONE KHÁC

Một số thuốc cĩ liên hệ chặt chẽ với sulfonamide cĩ thể cĩ hiệu ứng chữa bệnh lâu dài bệnh phong. Dapsone là một diaminodiphenyl sulfone, cĩ tác dụng ức chế tổng hợp folate, được sớm ứng dụng vào lâm sàng, phối hợp với Rifampine để điều trị bệnh phong. Dapsone cịn cĩ tác dụng điều trị Pneumocystis trong bệnh AIDS.

Sulfone hấp thu tốt qua đường ruột, phân phối nhanh vào các mơ và dịch trong cơ thể, thời gian bán hủy trong serum của thuốc là 1 – 2ngày. Sulfone đọng lại nhiều ở da, cơ, gan và thận. Sulfone bài thải qua đường mật và được hấp thu trở lại từ ruột. Sulfone bài thải qua đường tiểu thường ở dạng bị acetyl hĩa. Ơû những bệnh nhân bị suy thận, phải điều chỉnh liều lượng sao cho an tồn.

Liều dùng để chữa bệnh phong, ban đầu mỗi tuần thường cho một hoặc hai viên dapsone 25mg, trẻ con sử dụng liều lượng thấp hơn.

Tai biến do dapsone gây ra khá nhiều: một số bệnh nhân bị xuất huyết, nhất là những bệnh nhân thiếu G6PD, methemoglobine huyết rất thường gặp. Ngồi ra thuốc cịn gây rối loạn tiêu hĩa, sốt, nổi mẩn.

Dapsone thường dùng chữa phong dạng u (lepromatus leprosy), phong dạng nút hồng ban (erythema nodosum leprosy).

Một phần của tài liệu Kháng sinh (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)