Bình diện ngôn từ nghệ thuật

Một phần của tài liệu vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học trong giáo trình lý luận văn học việt nam từ những năm 1960 đến nay (Trang 111 - 112)

7. Cấu trúc luận văn

4.2.3. Bình diện ngôn từ nghệ thuật

Ngôn ngữ là vốn chung của cộng đồng. Nó như đám sương mù lảng bảng, luôn chờ đợi người sử dụng dùng tâm hồn tế vi của mình để sưởi ấm, tỏa sáng và làm cho nó “bay bổng tuyệt vời”. Nhà văn, anh ta chính là người có tâm hồn như thế và cũng là người biết sử dụng ngôn ngữ một cách tài hoa.

Với sự thay đổi ý thức nghệ thuật, văn học Việt Nam giai đoạn sau năm 1986 đẩy mạnh tìm tòi khám phá ở tất cả các thể loại, khuynh hướng. Bên cạnh những thành công đáng chú ý trên các khái cạnh nghệ thuật như phương thức trần thuật, bút pháp tả thực, kết cấu,… ngôn từ nghệ thuật cũng được giới nghiên cứu, phê bình đánh giá cao, xem như là một trong những thành công ấn tượng nhất mà văn học giai đoạn này đạt được.

Ở mỗi thể loại đều chứng tỏ sự đổi mới trong cách sử dụng ngôn từ nghệ thuật, đặc biệt là văn xuôi (truyện ngắn, tiểu thuyết). Ngôn ngữ văn xuôi từ bỏ “khoảng cách sử thi tuyệt đối” (M. Bakhtin), đi trực diện vào đời sống và khai thác ở đấy vẻ đẹp thô ráp của ngôn ngữ đời thường. Điều đáng chú ý là khi thứ ngôn ngữ đời thường ấy đi vào tác phẩm thời đổi mới, người đọc cảm nhận ở nó dường như rất lạ nhưng dường như cũng rất tự nhiên, rất đời. Đấy là bởi dấu ấn can thiệp của nhà văn vào ngôn từ nghệ thuật được giảm thiểu tối đa. Anh ta để cho ngôn từ tự lên tiếng, đồng nghĩa với việc chấp nhận luật chơi mới: đứng ở vị trí ngang hàng với người đọc. Ngôn ngữ trong

truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài,….chẳng hạn. Bằng cách

ấy tác phẩm văn học trở thành cuộc đối thoại tư tưởng không hồi kết.

Như vậy, ngôn từ trong văn học từ sau 1986 đến nay đã chứng tỏ vai trò không chỉ là công cụ cho sáng tạo mà còn tham gia vào kiến tạo tư tưởng.

Một phần của tài liệu vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học trong giáo trình lý luận văn học việt nam từ những năm 1960 đến nay (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)