Ngôn từ chất liệu sáng tạo văn học

Một phần của tài liệu vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học trong giáo trình lý luận văn học việt nam từ những năm 1960 đến nay (Trang 77 - 83)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.Ngôn từ chất liệu sáng tạo văn học

Bản chất, đặc trưng của mỗi loại hình nghệ thuật suy đến cùng đều bắt nguồn từ chất liệu sáng tạo của nó. Chất liệu của hội họa là màu sắc và đường nét; của âm nhạc là âm thanh và tiết tấu; của điêu khắc là hình khối; của điện ảnh là hình ảnh, góc quay; và chất liệu của văn học là ngôn ngữ. Đó là điều hiển nhiên, không cần bàn cãi. Thế nhưng không phải ai cũng nhận thức được

rằng vai trò của tất cả chất liệu nghệ thuật dù tồn tại ở dạng vật chất hay ở

dạng ký hiệu đều tham gia vào việc kiến tạo thế giới thẩm mỹ trong tác phẩm. Với quan điểm “kiên trì”, “quán triệt” tư tưởng mỹ học mác xít, hầu hết giáo trình lý luận văn học nước ta gồm cả hai giai đoạn trước và sau năm 1986 chỉ nhìn thấy ở ngôn ngữ trong vai trò là công cụ sáng tạo. Từ đấy, các tác giả tiến hành phân tích đặc trưng cơ bản của hình tượng văn học với tư cách là hình tượng của một loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu sáng tác.

Trong Sơ thảo nguyên lý văn học (1961), Nguyễn Lương Ngọc khẳng

định: “Ngôn ngữ chỉ là phương tiện của văn học chứ không phải là văn học”

[51, tr.86]. Nhà văn dùng ngôn ngữ để xây dựng hình tượng, điển hình nghệ

thuật, truyền đạt nội dung hiện thực, tư tưởng tác phẩm. Ông viết: “Văn học dùng ngữ ngôn để truyền đạt nội dung, bằng miêu tả, hình tượng và điển hình. Hình tượng, điển hình văn học mà không dựa vào ngữ ngôn không thể biểu hiện ra được. Văn học phải lấy ngữ ngôn làm công cụ, phương tiện chủ yếu (như nghệ thuật kịch) hoặc duy nhất (như thơ, tiểu thuyết,…) để làm môi giới

tạo nên ông cũng cho rằng nhà văn phải không ngừng học tập, rèn luyện để sử dụng nó như một thứ vũ khí sắc bén: “Ngữ ngôn văn học cần phải được mài rũa, tinh luyện hơn, cần phải có tính chất cụ thể, hình tượng,… hơn” [51,

tr.194]. Tuy nhiên, ngôn ngữ văn học dù tinh luyện cách mấy vẫn phải bám rễ

trên ngôn ngữ của nhân dân lao động và phải đảm bảo tính minh bạch, chính

xác. Muốn vậy, cũng theo ông, nhà văn cần học tập ở quần chúng nhân dân, ở

những tác phẩm văn học cổ điển và những tác giả vĩ đại thế giới.

Là cuốn giáo trình lý luận văn học đầu tiên ở nước ta trình bày những

vấn đề cơ bản của hệ thống lý luận mác xít về văn học, Sơ thảo nguyên lý văn

học của Nguyễn Lương Ngọc còn nhiều hạn chế. Mặc dù vậy, cốt lõi của

nhiều vấn đề được tác giả nêu ra ở đây vẫn có sức ảnh hưởng đối với nền học thuật nước ta nhiều năm về sau. Riêng vấn đề ngôn ngữ - một vấn đề từng cho

là gắn liền với hình thức biểu hiện của văn học, sau Sơ thảo nguyên lý văn học

các giáo trình trước năm 1986 không còn đề cập đến, trong đó bao gồm cả

giáo trình Cơ sở lý luận văn học do chính Nguyễn Lương Ngọc chủ biên, năm

1980. Xoay quanh vấn đề này có nhiều nguyên nhân. Chúng tôi sẽ trở lại bàn kỹ ở phần sau của luận văn. Nhưng việc các giáo trình nguyên lý lý luận văn học trước đổi mới không trình bày phương diện nghệ thuật ngôn từ cho thấy

rõ ràng bản chất ngôn ngữ từ chỗ nhận thức giản đơn (Sơ thảo nguyên lý văn

học,1961), đã đến chỗ bị bỏ qua (Nguyên lý văn học, 1965; Cơ sở lý luận văn

học, 1980). Và, điều này không thể được coi là bước tiến trong việc biên soạn giáo trình lý luận văn học. Trên phạm vi một nền lý luận văn học nói chung, nhận thức giản đơn và sự quên lãng đối với bản chất ngôn ngữ là một khiếm khuyết lớn.

Vấn đề được khắc phục từ giữa những năm 1980 đến nay. Hầu hết giáo trình nguyên lý văn học thời đổi mới, văn học không chỉ được trình bày sâu ở phương diện bản chất xã hội, bản chất thẩm mỹ, mà còn được đề cập

đến những đặc trưng nghệ thuật ngôn từ. Mặc dù cách nhìn nhận vấn đề, về

cơ bản không khác quan niệm của Nguyễn Lương Ngọc trong Sơ thảo nguyên

lý văn học (1961), nhưng cách kiến giải đã nhuần nhị, thuyết phục hơn.

Bàn về vấn đề này, tác giả Phương Lựu và Trần Đình Sử, trong

luận văn học năm 1986, khẳng định: “Tính chất, đặc trưng của một loại hình nghệ thuật gắn liền với đặc điểm và khả năng nghệ thuật của chất liệu được

dùng làm cơ sở cho nghệ thuật đó” [41, tr.183]. Chất liệu của văn học là ngôn

từ. Tác giả giới thuyết khái niệm: “Ngôn từ là lời nói viết mà người ta dùng làm chất liệu để sáng tác văn học. Nếu ngôn ngữ là tổng thể tất cả các đơn vị, phương tiện, các kết hợp mà lời nói sử dụng (ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, các phương diện tu từ), lời nói là hình thức tồn tại thực tế của ngôn ngữ vốn phong phú, sinh động, đa dạng, thì ngôn từ là lời nói được sử dụng với tất cả phẩm chất thẩm mỹ và khả năng nghệ thuật của nó” [41, tr.183]. Khả năng nghệ thuật của ngôn từ được thể hiện ở tính hình tượng. Tiếp cận ngôn từ ở vai trò chất liệu, tác giả nhấn mạnh tính ưu việt của văn học trong phản ánh đời sống: “Văn học có thể phản ánh bất cứ phương diện nào của đời sống hiện thực”, đồng thời “có khả năng hiện thực chức năng nhận thức, biểu hiện tư tưởng của văn nghệ một cách trọn vẹn nhất” [41, tr.192]. Bên cạnh đó, ở vai trò chất liệu, ngôn từ còn mang lại cho văn học tính chất phổ thông trên các mặt sáng tác, truyền bá, tiếp nhận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo trình Lý luận văn học năm 1992 và giáo trình Văn học, nhà văn,

bạn đọc năm 2002 cũng có những nhận định tương tự về vai trò công cụ phản

ánh của ngôn từ. Lý luận văn học năm 1992 có đoạn viết: “Khả năng nghệ

thuật của ngôn từ rất to lớn, đáp ứng được yêu cầu phản ánh cuộc sống một

cách phong phú đa dạng của văn học” [19, tr.80].

Các tác giả của hai giáo trình này phân tích và lẩy ra những đặc trưng

làm chất liệu sáng tác. Tác giả Phương Lựu, trong Văn học, nhà văn, bạn đọc

(2002), lập luận: “Văn học không phải chỉ là một loại hình thái ý thức xã hội, mà còn là một loại hình nghệ thuật. Do đó, phải tiến lên khám phá đặc trưng của văn học trong sự đối sánh với các loại hình nghệ thuật khác. Đặc trưng của mỗi loại hình nghệ thuật, xét đến cùng, là bắt nguồn từ chất liệu của nó”

[41, tr.185]. Sự khác biệt giữa văn học với các ngành nghệ thuật không sử

dụng chất liệu ngôn từ thể hiện tập trung ở hình tượng. Hình tượng của văn học có tính hình tượng gián tiếp, tính tư duy trực tiếp, tính vô cực hai chiều về không thời gian, tính phổ biến trong sáng tác, truyền bá và tiếp nhận.

Bàn về Tính hình tượng trực tiếp, Phương Lựu phân tích: “Ngôn ngữ

hay ngôn từ không phải là vật chất hay vật thể, mà chỉ là ký hiệu của chúng mà thôi, cho nên hình tượng mà thơ văn xây dựng nên không thể nghe nhìn một cách trực quan” [44, tr.188]. Song, với tư cách là hệ thống tín hiệu thứ hai, ngôn từ tác động vào vỏ đại não khiến chúng ta bằng tưởng tượng có thể tri nhận được hình tượng. Cũng theo Phương Lựu, đây là “chỗ yếu” duy nhất, nhưng chính nhờ đó mà văn học có được nhiều chỗ mạnh hơn so với các loại hình nghệ thuật khác. Đó là, văn học có thể bộc lộ trực tiếp tư tưởng, tình cảm của nhà văn, hoặc của nhân vật, và trở một loại hình nghệ thuật giàu khuynh hướng tư tưởng vào bậc nhất. Tác giả Phương Lựu đã chứng minh bằng việc sử dụng ngôn từ làm chất liệu đặc trưng văn học có điểm mạnh, điểm yếu. Nhưng chung quy, tính ưu việt của ngôn ngữ vẫn mang lại cho văn học khả năng vượt trội trong việc xây dựng hình tượng và thông qua hình tượng phản ánh hiện thực, biểu hiện tình cảm, tư tưởng. Ông viết: “Tuy nhiên, là nghệ thuật của ngôn từ, văn học bao giờ cũng bộc lộ khuynh hướng tư tưởng sâu sắc hơn và phản ánh hiện thực toàn diện hơn” [41, tr.194].

Như vậy, lược qua quan điểm, lập luận của một số giáo trình lý luận văn học tiêu biểu từ năm 1961 đến nay cho chúng ta thêm một cơ sở vững

chãi để rút ra kết luận về độ mở tri thức giáo trình, đồng thời cũng là đặc điểm tư duy lý luận văn học Việt Nam hơn năm mươi năm qua. Bản chất ngôn ngữ của văn học gần như chưa được khai thác nhiều. Hầu hết các tác giả chỉ nhìn thấy tiềm năng thẩm mỹ của ngôn ngữ và khả năng của ngôn từ trong vai trò chất liệu sáng tạo văn học. Việc đi từ đặc điểm ngôn ngữ như tính hình tượng, tính biểu cảm, tính phổ cập,… đến đặc trưng của hình tượng văn học dĩ nhiên có tính hợp lý của nó. Nhưng nếu dừng lại ở đấy, thì rõ ràng cách tiếp cận như trên chỉ mang tính bề nổi. Bởi vì, khi Nguyễn Lương Ngọc cho rằng nhà văn cần học tập ngôn ngữ của nhân dân lao động, của tác phẩm văn học kinh điển và học tập phong cách của các tác giả nổi tiếng thế giới để tinh luyện hơn nữa ngôn ngữ của mình, thì chính trong quan niệm ấy ngôn ngữ đã không chỉ thuần túy là chất liệu, là công cụ phản ánh hiện thực, mà còn là đối tượng chiếm lĩnh thẩm mỹ của nhà văn. Chúng ta có thể hiểu và chấp nhận lý lẽ của Nguyễn Lương Ngọc và việc bỏ qua vấn đề này trong các giáo trình trước đổi mới. Bởi hoàn cảnh xã hội và hoàn cảnh học thuật có nhiều khó khăn, tư duy lý luận bước đầu còn ngây thơ. Nhưng bước sang những năm đất nước đổi mới, chính sách xã hội rộng mở, tinh thần học thuật dân chủ, nhiều công trình lý thuyết văn học thế giới hiện đại đã được dịch, giới thiệu rộng rãi trên khắp cả nước, mà giáo trình vẫn dậm chân mãi ở một góc nhìn đối với bản chất ngôn ngữ thì quả là vấn đề đáng cho chúng ta suy ngẫm. Phải chăng tầm thẩm mỹ của người nghiên cứu đã bị đóng khung trong một lối mòn tư duy là lý thuyết mác xít? Hay phải chăng người biên soạn giáo trình còn chút dè dặt, hoài nghi đối với thành quả nghiên cứu của những dòng lý thuyết từng bị cho là tư sản? Hoặc những sáng tạo bứt phá của hoạt động sáng tác văn học nước ta chưa nhiều để tác giả giáo trình lý luận có đủ độ tin cậy, có đủ cơ hội chiêm nghiệm về những lý thuyết hiện đại khác ngoài mác xít? Giải đáp triệt để vấn đề này quả thực không đơn giản. Hãy khoan bàn đến nguyên nhân. Chúng tôi

sẽ lật lại, giải quyết ở phần sau của luận văn. Ở đây, từ kết quả khảo sát quan niệm của một số giáo trình tiêu biểu về vấn đề bản chất ngôn ngữ của văn học, người viết muốn nhấn mạnh đến một lối mòn trong tư duy lý luận của

giáo trình hệ đại học. Tính từ giáo trình Sơ thảo nguyên lý văn học (1961) đến

giáo trình Văn học, nhà văn, bạn đọc (2002), lịch sử biên soạn giáo trình lý

luận văn học nước ta đã trải qua hơn bốn mươi năm. Hơn bốn mươi năm ấy biết bao sự kiện xã hội, sự kiện văn học đi qua mà giáo trình lý luận văn học vẫn loay hoay mãi một con đường, nhìn mãi một hướng về ngôn ngữ văn học. Tiền đề có, cơ hội cũng rộng mở, nhưng tính đến đầu thế kỷ XX sự bứt của giáo trình về vấn đề này còn rất hạn chế. Bởi vì, rõ ràng các tác giả nhấn mạnh: văn học là nghệ thuật ngôn từ, nhưng khi đi sâu vào nội dung kiến giải thì đặc trưng, vai trò của ngôn từ nghệ thuật vẫn chưa được tiếp cận sâu, chưa vượt qua được quan niệm thuở ban đầu: coi ngôn ngữ thuần túy là chất liệu sáng tạo thế giới hình tượng văn học. Vì vậy, mặc dù văn phong học thuật và cách lập luận đã trở nên nhuần nhuyễn hơn, song với quan điểm như trên của các giáo trình về bản chất ngôn ngữ thì không thể được coi là bước tiến trong nội dung giảng dạy đại học. Cố nhiên, vấn đề ngôn ngữ văn học là một trong những vấn đề phức tạp bậc nhất của lý luận. Thực tế cho thấy, ngôn ngữ văn học đã “cuốn” vào nó gần như trọn vẹn sự quan tâm lý giải của giới nghiên cứu lý luận văn học thế giới thế kỷ XX và cũng từ đó hình thành nên nhiều trường phái lý luận tiếp cận văn học từ nhiều điểm nhìn. Các trường phái tiêu biểu như: hình thức Nga, thi pháp học, cấu trúc, giải cấu trúc,… Những năm sau đổi mới, ở Việt Nam, cùng với việc nghiên cứu, khám phá di sản lý luận văn học dân tộc, giới chuyên môn cũng đã cố công nghiên cứu, giới thiệu và ứng dụng lý thuyết văn học hiện đại phương Tây. Tuy nhiên, với một hiện tượng lý thuyết là “cũ người mới ta” như ngôn ngữ văn học, giáo trình lý luận, thiết nghĩ, cần một độ lùi thời gian nhất định để “thẩm định” độ tin cậy,

bền vững của vấn đề. Cho nên, điểm hạn chế của những giáo trình nói trên là có lý do khoa học của nó.

Từ góc nhìn khác, qua hệ vấn đề và cách kiến giải của các giáo trình

này cho thấy sự chi phối của lý thuyết văn học mác xít vẫn còn khá mạnh đối

với tư duy của giáo trình lý luận văn học nói riêng, nền lý luận văn học Việt Nam nói chung. Liên hệ điều này không có nghĩa chúng tôi phủ nhận giá trị và những đóng góp của lý thuyết văn học mác xít đối với công cuộc hiện đại

hóa lý luận văn học nước nhà. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến một

đặc điểm nổi bật, có tính lịch sử của nền lý luận văn học Việt Nam. Và đây là cái lý trong nhận định của nhiều người khi cho rằng nền lý luận văn học nước ta cơ bản đến nay vẫn phát triển trên hệ tư tưởng, hệ thống khái niệm và phạm trù của lý thuyết mác xít.

Một phần của tài liệu vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học trong giáo trình lý luận văn học việt nam từ những năm 1960 đến nay (Trang 77 - 83)