Tính khuynh hướng của văn học

Một phần của tài liệu vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học trong giáo trình lý luận văn học việt nam từ những năm 1960 đến nay (Trang 31 - 35)

7. Cấu trúc luận văn

1.1.5.Tính khuynh hướng của văn học

Nếu phản ánh hiện thực là bản chất xã hội của văn học thì tính khuynh hướng được coi như là những đặc trưng của bản chất ấy. Hầu hết giáo trình lý luận văn học Việt Nam từ những năm 1960 đến nay đều dành một số lượng trang nhất định để bàn về tính khuynh hướng của văn học. Nhiều vấn đề được sử dụng lại và cũng có những thay đổi nhất định trong cách nhìn nhận, lập luận.

Trước năm 1986, những vấn đề như tính giai cấp, tính đảng, tính nhân dân, tính dân tộc, tính nhân loại được xem là những thuộc tính, biểu hiện khuynh hướng tư tưởng, đặc trưng của bản chất xã hội của văn học. Trong những thuộc tính nói trên, tính giai cấp, tính đảng và tính nhân dân được các giáo trình lý luận thống nhất trình bày. Liên quan đến tính huynh hướng là thế giới quan sáng tác. Từ thế giới quan sáng tác làm nảy sinh khuynh hướng tư tưởng của tác phẩm.

Phương Lựu, trong giáo trình Cơ sở lý luận văn học, năm 1980, lập

luận: “Cái gọi là bản chất xã hội của văn học thật ra phải thông qua thế giới quan của nhà văn mà được thể hiện trong sáng tác. Mối quan hệ khăng khít giữa thế giới quan và sáng tác, do đó, gắn rất chặt với các vấn đề tính tư tưởng (tính đảng, tính nhân dân,…) và tính chân thật của sáng tác văn học” [52,

tr.153]. Nghiên cứu vấn đề thế giới quan, các tác giả giai đoạn này cho rằng

thế giới quan đúng đắn là thế giới quan của chủ nghĩa Mác – Lênin, mà Đảng Cộng sản là “ngọn hải đăng” chỉ đường cho nhà văn đi theo thế giới quan ấy. Đến đây, vấn đề tư tưởng văn học đã gắn liền tư tưởng chính trị. Và chính

rằng tiêu chí chính trị đưa lên hàng đầu, trước khi xem xét tiêu chí nghệ thuật. Quan điểm này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sáng tác và phê bình văn học nước ta giai đoạn trước năm 1986. Nguyễn Minh Châu gọi đấy là thời kỳ văn học “minh họa” cho quan điểm chính trị, vì người sáng tác đã đánh mất “cái đầu” và chấp nhận đi trong “hành lang hẹp”.

Sau năm 1986, tình hình chính trị - xã hội đã cởi mở hơn, văn học phần nào nói lên tiếng nói của chính mình. Nhiều vấn đề lý luận chung được đưa ra

nghiên cứu, bàn luận cởi mở. Tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc của

văn học vẫn được lựa chọn trình bày trong một số giáo trình, đặc biệt là hai giáo trình do Phương Lựu chủ biên. Mặc dù vậy, nhìn chung vấn đề tính khuynh hướng của văn học từ năm 1986 đến nay ít nhiều có thay đổi nhất định trong quan niệm. Trước hết, trong lập luận của mình, các tác giả không nhấn mạnh nó như là những biểu hiện của khuynh hướng tư tưởng gắn liền với những lập trường chính trị, mà xem đó như là những phẩm chất thuộc giá trị nhân văn, cho phép văn học, vượt lên trên cả những vấn đề chính trị, lưu giữ và lan tỏa cái đẹp, cái cao cả ra cộng đồng xã hội. Từ góc độ mỹ học sáng tạo, các tác giả giáo trình lý luận văn học giai đoạn từ 1986 đến nay đã lựa chọn trình bày có thể một hoặc nhiều thuộc tính được cho là quan trọng, thiết thân với sự sáng tạo nghệ thuật.

Qua nghiên cứu, chúng tôi cũng nhận thấy ở các giáo trình lý luận văn học thời đổi mới vấn đề tính đảng không còn đưa vào trình bày như trước.

Tính giai cấp được trình bày trong giáo trình Lý luận văn học năm 1986 và

luận văn học năm 2002. Ở giáo trình Lý luận văn học năm 1986, phần viết này do tác giả Phương Lựu biên soạn, nhưng chủ yếu sử dụng lại bài viết của

ông trong giáo trình Cơ sở lý luận văn học năm 1980. Còn ở giáo trình

luận văn học năm 2002, tác giả Nguyễn Nghĩa Trọng phụ trách biên soạn. Trên thực tế, nội dung trình bày trong bài viết của tác giả Nguyễn Nghĩa

Trọng được dựa trên những luận điểm và cách lập luận của Phương Lựu ở giáo trình trước.

Tính nhân dân được trình bày trong giáo trình Lý luận văn học, tập 1,

năm 1986, do Phương Lựu chủ biên, giáo trình Lý luận văn học năm 1992, do

Hà Minh Đức chủ biên và giáo trình Văn học, nhà văn, bạn đọc năm 2002, do

Phương Lựu chủ biên. Giáo trình năm 1986 sử dụng lại bài viết của tác giả Phương Lựu trong giáo trình năm 1980 với rất ít sự điều chỉnh, bổ sung. Tìm hiểu vấn đề tính nhân dân trong giáo trình lý luận văn học thời đổi mới, chúng tôi thấy mặc dù được viết bởi các tác giả khác nhau với độ lùi thời gian khoảng mười năm nhưng quan điểm của các giáo trình vẫn không mấy thay đổi. Đại thể, các tác giả chỉ ra tính lịch sử của khái niệm tính nhân dân, thừa nhận tính nhân dân không chỉ là một thuộc tính mà còn là một phẩm chất của nền văn học tiến bộ. Bởi vì, theo lý thuyết mác xít thì nhân dân, tức số đông người lao động, tạo ra tất cả sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội. Nhà văn dù “tái hiện một khía cạnh nào đó của đời sống hiện thực thì các hiện thực ấy, ở mức độ này hay mức độ khác đã chứa đựng những yếu tố của tính

nhân dân” [19, tr.68]. Hơn thế, những nhà văn chân chính, bất luận giai cấp,

bao giờ cũng đứng về phía quyền lợi nhân dân lao động, nói lên tư tưởng, tình cảm của nhân dân, “tham gia giải quyết những nhiệm vụ phát triển tiến bộ của một cộng đồng quốc gia, dân tộc nhất định” [42, tr.129]. Các tác giả thống nhất quan điểm về tiêu chuẩn tính nhân dân trong tác phẩm văn học là phải “miêu tả chân thực cuộc sống nhân dân, phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp lý tưởng thẩm mỹ của nhân dân…” [42, tr.131], và phải đảm bảo trong sáng cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật.

Năm 1980, giáo trình Cơ sở lý luận văn học đề xuất thêm tính dân tộc

vào nội dung tính khuynh hướng của văn học. Tác giả nhận thấy đấy cũng là một “vấn đề quan trọng trong lý luận văn học mác xít”. Nói về những biểu

hiện của tính dân tộc trong tác phẩm văn học, ông cho rằng: “Tính dân tộc xuyên thấm từ hình thức đến nội dung, cho nên có thể nói có bao nhiêu yếu tố trong tác phẩm là có bấy nhiêu chỗ để tính dân tộc thể hiện” [52, tr.246]. Ông cũng phân biệt hai khái niệm “thuộc tính dân tộc” và “phẩm chất dân tộc”.

“Thuộc tính dân tộc” có thể “bao gồm mặt tiêu cực, lạc hậu” lẫn mặt tích cực;

trong khi đó, khái niệm “phẩm chất dân tộc” chỉ được sử dụng với hàm ý tích cực.

Tính dân tộc được trình bày trong hầu hết giáo trình lý luận văn học thời đổi mới và được xem như là một trong những phẩm chất nhân văn của văn học cần được giữ gìn, phát huy, nhất là ở thời điểm hiện nay sự phát triển vũ bão của công nghệ đang đặt phẩm chất dân tộc vào nguy cơ xói mòn trong một thế giới thu hẹp. Nếu văn học, như cách gọi của tác giả Phương Lựu

trong giáo trình Văn học, nhà văn, bạn đọc (2002),là “gương mặt của văn hóa

dân tộc”, thì tính dân tộc có thể coi là “đôi mắt của gương mặt ấy” [44, tr.142] và dĩ nhiên, “đôi mắt” ấy chỉ có hồn dân tộc khi nó “gắn chặt với tính nhân dân, với tính chân thật và tính nghệ thuật” [42, tr.144]. Nói cách khác, tác phẩm văn học mang phẩm chất dân tộc là tác phẩm phản ánh chân thật cuộc sống, cuộc chiến đấu của nhân dân, đồng thời qua đó nói lên được tinh thần, tính cách dân tộc. Tác giả Huỳnh Như Phương xem tính dân tộc như một biểu hiện của tinh thần nhân đạo. Ông viết: “Một nhà văn yêu nước chưa hẳn là một nhà văn nhân đạo, nhưng một nhà văn nhân đạo bao giờ cũng là một nhà văn yêu nước, có tinh thần dân tộc sâu sắc” [59, tr.32]. Bên cạnh việc đề cao tinh thần dân tộc, các tác giả giáo trình cũng cho rằng cần phân biệt tinh thần dân tộc với chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, giữ gìn bản sắc dân tộc đi liền với mở rộng cửa đón nhận, chọn lọc cái mới. Bởi: “Dân tộc là một thực thể luôn vận động và phát triển, phẩm chất dân tộc cũng là một thực thể luôn thay đổi và bổ sung, không thể bắt nó đông cứng trong một khuôn khổ nào” [59, tr.34].

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học trong giáo trình lý luận văn học việt nam từ những năm 1960 đến nay (Trang 31 - 35)