Giai đoạn từ năm 1986 đến nay

Một phần của tài liệu vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học trong giáo trình lý luận văn học việt nam từ những năm 1960 đến nay (Trang 102 - 103)

7. Cấu trúc luận văn

4.1.2.Giai đoạn từ năm 1986 đến nay

Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất. Quân thù đã sạch bóng trên dải non sông Việt Nam. Hoàn cảnh không bình thường của đời sống dân tộc đã khép lại. Lịch sử mở ra trang mới. Đặc biệt kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI, năm 1986, đất nước ta đã đổi mới toàn diện. Dân chủ hóa mọi mặt của đời sống có thể coi là thành tựu lớn của công cuộc đổi mới. Tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật” trở thành động lực thúc đẩy tiến trình vận động đổi mới tư duy trong văn học nghệ thuật nói chung, lý luận văn học nói riêng.

Đảng vẫn duy trì chủ trương quán triệt tư tưởng Marx –Lenin, nhưng đã nhận thức lại, toàn diện và nhuần nhuyễn hơn. Trên tinh thần đổi mới nhận thức luận, Đảng khẳng định: “Không hình thái tư tưởng nào có thể thay thế được văn học và nghệ thuật trong việc xây dựng tư tưởng, tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc vào việc thay đổi nếp nghĩ, nếp sống của con người”

[50, tr.10]. Quan điểm này còn được thể hiện trong nhiều văn kiện, nghị quyết

khác của Đảng, như Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị (khóa VI), Nghị quyết

Trung ương 5 (khóa VIII) Về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên

về Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ đổi

mới,… Các văn kiện, nghị quyết còn cho thấy tinh thần chung của Đảng là nỗ

lực khắc phục hạn chế lịch sử của đường lối lãnh đạo văn nghệ trước đây, đồng thời tạo điều kiện cho văn nghệ phát triển phong phú, đa dạng, khuyến khích những tìm tòi, thể nghiệm, nâng chất lượng nền văn học nghệ thuật nước nhà lên tầm cao mới. Đây chính là cơ sở quan trọng, quyết định hướng đi mới của nền văn học nghệ thuật nói chung, quá trình vận động đổi mới tư duy lý luận văn học nói riêng. Nhờ đó, trong lĩnh vực lý luận, vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học được đưa ra bàn luận. Giới chuyên môn có cơ hội xới lật, phê phán mô thức lý luận cũ đã quá đề cao bản chất xã hội mà bỏ qua các vấn đề bản thể khác của văn học. Theo đó, văn học được xác định ở vị trí độc lập tương đối với chính trị và bản chất thẩm mỹ là bản chất cốt yếu của nó.

Một phần của tài liệu vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học trong giáo trình lý luận văn học việt nam từ những năm 1960 đến nay (Trang 102 - 103)