Hình tượng nghệ thuật và phản ánh thẩm mỹ

Một phần của tài liệu vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học trong giáo trình lý luận văn học việt nam từ những năm 1960 đến nay (Trang 70 - 77)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Hình tượng nghệ thuật và phản ánh thẩm mỹ

Có sự khác biệt trong quan niệm của giáo trình lý luận văn học trước và sau năm 1986 về hình tượng nghệ thuật. Trước năm 1986, hình tượng (mà đỉnh cao của nó là điển hình nghệ thuật) thường được cho là phương tiện phản ánh hiện tượng xã hội của văn học nghệ thuật. Do đó, dù có phần hư cấu, nhưng nó vẫn phải đảm bảo sự tương ứng với hiện thực khách quan. Nghĩa là được xây dựng theo quy luật tồn tại của cuộc sống. Theo đó, dòng văn học hiện thực chủ nghĩa được đánh giá cao với xu hướng phản ánh chân thật cuộc sống thông qua sự chân thật, sinh động của hình tượng.

Từ năm 1986 đến nay, đặc biệt ở những giáo trình xuất bản mấy năm gần đây, vấn đề này đã được nhận thức lại, cởi mở và nhuần nhị hơn. Xuất phát từ quan niệm mục đích của văn học là biểu hiện lý tưởng thẩm mỹ, giáo trình lý luận văn học từ 1986 đến nay nhìn nhận hình tượng nghệ thuật như là hình thức cụ thể hóa lý tưởng thẩm mỹ, điều mà văn học theo đuổi. Bởi vì,

như tác giả Huỳnh Như Phương viết trong Lý luận văn học (nhập môn)

tr.88]. Nó cần được biểu hiện bằng hình thức cụ thể cảm tính. Với tư cách là ngành nghệ thuật ngôn từ, văn học có thế mạnh trong xây dựng hình tượng. Hình tượng của văn học có thể coi là một trong những “con đường tuyệt diệu nhất để diễn đạt lý tưởng thẩm mỹ và làm cho mọi người có thể cảm nhận được”, và nếu không có hình tượng, văn học nói riêng, nghệ thuật nói chung “sẽ không thể tạo ra ấn tượng về hình ảnh cái đẹp cần phải có, cái đẹp trong ước mơ” [59, tr.89].

Được xem là hình thức cụ thể hóa những vấn đề thẩm mỹ trừu tượng, hình tượng nghệ thuật, trong quan niệm của các tác giả giáo trình thời đổi mới, có thể miêu tả cái thực trong đời sống hoặc cái chỉ có trong tâm tưởng nhà văn, miễn là nó tìm được sự tương đồng với hình thức tồn tại của đời

sống. Giáo trình Văn học, nhà văn, bạn đọc (2002) có đoạn viết: Hình tượng

nghệ thuật, “đó là một thể thống nhất sinh động giữa thực và hư, trực tiếp và gián tiếp, ổn định và biến hóa, thống nhất và đa dạng, mang đầy nội dung

cuộc sống, tư tưởng và cảm xúc” [42, tr.71]. Vai trò của hình tượng không chỉ

ở chỗ biểu hiện ý thức thẩm mỹ, ý thức xã hội của nhà văn bằng một hình thức cụ thể, mà còn là cầu nối, giữ cho văn học nghệ thuật gắn liền với đời sống, thuyết phục người đọc bằng cả lý trí và cảm xúc.

Để biểu hiện lý tưởng thẩm mỹ, văn học có thể xây dựng hình tượng của mình theo hình thức tồn tại của nhiều loại đối tượng trong cuộc sống. Đó không chỉ là hình tượng về cái đẹp, cái cao cả, mà còn có hình tượng về cái bi, cái hài,… Tất cả đều được văn học xây dựng trong thế đối sánh với cái đẹp lý tưởng mà nó muốn hướng tới.

Về vấn đề hình tượng nghệ thuật và phản ánh thẩm mỹ, giáo trình

luận văn học (nhập môn) (2010) trình bày bốn nhóm hình tượng, tương ứng với bốn nhóm đối tượng đời sống mà văn học thường khám phá, gồm: cái đẹp, cái cao cả, cái bi và cái hài. Theo tác giả Huỳnh Như Phương, khám phá

cái đẹp là hoạt động thường xuyên của văn học. Chính ở việc khám phá và sáng tạo cái đẹp, văn học đưa lý tưởng thẩm mỹ hóa thân vào trong những nhân vật tích cực, trở thành phương thức bồi dưỡng nhân cách và tâm hồn con người. Còn việc khám phá cái cao cả, theo ông, chỉ là một hoạt động đặc biệt, xét trên phạm vi từng người nghệ sĩ cũng như phạm vi cả nền văn học. Văn học thời kỳ nào cũng cần khám phá cái cao cả, đặc biệt ở thời chiến tranh. Tuy nhiên, ông cho rằng việc đề cao cái cao cả trở thành đặc điểm bao trùm sáng tác văn học hay xem nhẹ vai trò của nó đều là những khuynh hướng sai lầm. Bên cạnh cái đẹp, cái cao cả, văn học còn khám phá cái bi, cái hài với tư cách là những phương diện căn bản của đời sống xã hội, mà suy đến cùng cũng là “gợi lên nỗi buồn về lý tưởng”.

Như vậy, có thể nói, hình tượng văn học là hình thức phản ánh tình cảm

xã hội thẩm mỹ của văn học. Một cách nói khác, như ở giáo trình Văn học,

nhà văn, bạn đọc (2002): “Nghệ thuật là hình tượng về tình cảm xã hội thẩm mỹ” [42, tr.65]. Nó không phải là sự sao chép, mô phỏng thực tại, mà là sự sáng tạo mang đậm màu sắc chủ quan của nhà văn về đời sống xã hội, dưới sự soi rọi của lý tưởng thẩm mỹ.

Từ những dẫn chứng, phân tích ở trên cho thấy, giáo trình lý luận từ năm 1986 đến nay đã kiến giải vấn đề bản chất thẩm mỹ theo chiều hướng mới, tiến gần vào bản thể đối tượng. Nhìn nhận bản chất của sự phản ánh trong văn học là sự sáng tạo theo quy luật cái đẹp, giáo trình lý luận thời đổi mới cũng đồng thời gợi mở vấn đề vai trò của nhà văn đối với xã hội và vấn đề dân chủ nghệ thuật.

Tiểu kết

Trong Văn học là gì?, J.P. Sartre có một nhận định khá thú vị: “Người

ta không là nhà văn vì đã chọn nói về những điều nhất định nào đó mà vì đã chọn nói chúng ra bằng cách nào đó” [60, tr.32]. Thực vậy, nếu chỉ để trình

bày, mô tả hiện tượng đời sống thì có lẽ người đời sẽ không cần đến văn học

và cũng không ai vì sự trình bày, mô tả ấy mà “dấn thân”. Lý luận văn học

hiện đại đã chứng minh rằng hiện thực không phải là đích đến, không phải là điểm cuối cùng của văn học. Hiện thực chỉ là khởi đầu của sự sáng tạo nghệ thuật mà thôi. Cần có một lý do nào đó sâu xa hơn, trực tiếp hơn, đủ tạo thành động lực thôi thúc nhà văn cầm bút. Đấy chính là lòng yêu mến cái đẹp, sự khao khát vươn tới một thế giới hoàn thiện hơn.

Nghiên cứu giáo trình lý luận văn học Việt Nam, chúng tôi nhận thấy

có sự khác biệt trong quan niệm của các tác giả giai đoạn trước và sau năm

1986 về vấn đề bản chất thẩm mỹ của văn học. Trước năm 1986, vấn đề bản chất thẩm mỹ chưa được đánh giá thỏa đáng. Các phương diện thẩm mỹ như hình tượng nghệ thuật, điển hình nghệ thuật được kiến giải như là những phương thức đặc trưng của văn học trong phản ánh hiện thực đời sống. Theo đó, tính chân thực được đánh giá cao, thể hiện giá trị nhận thức của tác phẩm.

Từ năm 1986 đến nay, ở các giáo trình lý luận vấn đề bản chất thẩm mỹ được

trình bày như là một bản chất tự nhiên, cốt yếu của văn học, với nhiều luận điểm mới mẻ được đề xuất và luận giải một cách khoa học, nhuần nhuyễn, rốt

ráo. Hình tượng nghệ thuật giờ đây không được hiểu như là phương thức phản

ánh hiện thực mà như là phương thức cụ thể hóa lý tưởng thẩm mỹ của văn học về một hiện thực cần phải có trong ước mơ của con người.

Chương 3: SỰ VẬN ĐỘNG QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT NGÔN NGỮ CỦA VĂN HỌC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Văn học là thực thể đa diện. Nếu chỉ khám phá nó từ một góc nhìn thì kết quả thu được cũng không khác chuyện thầy bói xem voi là bao. Thực tế, nhân loại đã chứng kiến sự vận động của lịch sử lý luận văn học thế giới di chuyển từ cực này sang cực khác, tựa như sự vận động của con lắc đồng hồ. Ngày nay, khi nhìn ngoái nhìn những chặng đường lý luận văn học đã đi qua từ thời kỳ cổ đại, trung đại, tiền hiện đại, hiện đại và hậu hiện đại, giới chuyên môn đã có được một bức tranh tương đối toàn diện về văn học. Và người ta buộc phải thừa nhận rằng văn học không chỉ có bản chất xã hội, bản chất thẩm mỹ, mà còn có bản chất ngôn ngữ. Ở phương diện nào, văn học cũng bộc lộ phẩm chất sáng tạo và tính linh hoạt của nó.

Nhìn từ phương diện xã hội, ta thấy văn học có mối quan hệ máu thịt với đời sống con người, với số phận cá nhân và số phận dân tộc. Xét trong mối quan hệ này, văn học hiện hình rõ ràng là một hình thái ý thức, một thành tố trong quỹ đạo văn hóa động đồng và góp phần không nhỏ vào tiến bộ xã hội.

Từ phương diện nghệ thuật, văn học có mối quan hệ máu thịt với đời sống thẩm mỹ. Nó hướng dẫn con người khám phá cái đẹp thực tại, nhưng cũng đồng thời đại diện cho tiếng nói mãnh liệt, thao thiết của con người về sự hoàn mỹ trong tương lai. Nhìn từ phương diện này, văn học chứng tỏ nó là một loại hình nghệ thuật thứ thiệt, là một trong những con đường tuyệt diệu nhất để tạo ra ấn tượng về hiện thực cần phải có, diễn đạt lý tưởng thẩm mỹ và làm cho mọi người cảm nhận được một cách rõ rệt, cụ thể. Với bản chất thẩm mỹ, văn học khu biệt mình với các hình thái ý thức xã hội khác, như chính trị, đạo đức, triết học, tôn giáo,…

Nếu chỉ nhìn văn học từ phương diện xã hội và thẩm mỹ thì chúng ta vẫn chưa thể chỉ ra được đặc trưng của nó với các loại hình nghệ thuật khác, như hội họa, âm nhạc, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh,… Để có được sức sống bền lâu, văn học không chỉ cần một lý do, mà còn cần có một hình thức tồn tại của riêng nó. Khoa học văn học hiện đại không chỉ quan tâm nghiên cứu đặc trưng của văn học ở cấp độ tác phẩm, cái đơn vị làm nên lịch sử của lĩnh vực nghệ thuật này, mà còn chú ý nghiên cứu cái bản chất mà nhờ nó một văn bản trở thành tác phẩm. Đó là tính văn học ẩn chứa trong mỗi mối liên kết của văn bản từ cấp độ câu, đoạn cụ thể cho đến cấp độ kết cấu tổng thể, hữu cơ và trừu tượng. Chìa khóa của mối liên hệ ấy chính là ngôn ngữ.

Có thể nói, thế kỷ XX là thế kỷ mà lý luận văn học thế giới tập trung mũi nhọn chú ý vào bản chất ngôn ngữ và các vấn đề liên quan của văn bản văn học. Ngày nay, ở những thập niên đầu của thế kỷ XXI, giới chuyên môn có dịp ngoái nhìn lại chặng đường đã qua, người ta thừa nhận thành tựu quan trọng nhất của lý luận văn học hiện đại thế giới chính là “việc khám phá văn bản nghệ thuật như là cấu trúc ngôn từ động” [10, tr.15].

Xem xét văn học từ phương diện ngôn ngữ cho ta những cơ sở vững chãi để nhận diện nó một cách cơ bản, trực tiếp và thiết thực nhất. Tuy nhiên, xoay quanh vấn đề này, lý thuyết văn học hiện đại đã phải trải qua một quá trình cọ xát, va đập giữa các trường phái lý thuyết khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau về quan điểm, phương pháp. Đây là câu chuyện dài. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi muốn dừng lại để nói về quan niệm bản chất ngôn ngữ của văn học của lý thuyết mác xít - trường phái lý thuyết mà nền lý luận văn học nước ta nói chung, giáo trình lý luận văn học nói riêng đã và đang “kiên trì”, “quán triệt”.

Trên cơ sở triết học Marx – Lenin và những ý kiến của Marx, Engel, Lenin bàn về văn học, lý luận văn học mác xít đã hình thành và phát triển ở

nhiều nước phương Đông, Phương Tây với nhiều sắc thái đa dạng. Ở đâu, những người theo lý thuyết mác xít cũng chú ý đến sự tương tác giữa văn học với hiện thực đời sống, đến xuất xứ, nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến nội dung tư tưởng tác phẩm. Từ đấy, các nhà lý luận theo trường phái này “thường lẩy ra những vấn đề cấp thiết nhất có khả năng hướng văn học phục vụ kịp thời những mục đích xã hội” [10, tr.33]. Một đặc điểm liên đới dễ nhận thấy trong hệ thống lý luận mác xít là sự mờ nhạt của mô hình ngôn ngữ. Với những người theo đuổi lý thuyết này, kể cả những nhà lý luận hàng đầu, ngôn ngữ chưa giờ được đề cập đến như một thực thể kiến tạo nghĩa của tác phẩm. Với họ, ngoài chức năng một công cụ trung chuyển hiện thực, ngôn ngữ không có vai trò gì đặc biệt.

Lý luận văn học nước ta, trong đó có giáo trình lý luận văn học, từ những năm 1960 đến nay, đặc biệt từ sau năm 1986, đã có những bước vận động đổi mới tư duy, tiếp nhận những điểm khả thủ của các lý luận văn học hiện đại phương Tây nhằm bổ khuyết cho hạn chế của mình. Tuy nhiên, qua nghiên cứu một số giáo trình lý luận tiêu biểu, chúng tôi nhận thấy sự chuyển biến trong nhận thức về bản chất ngôn ngữ có phần chậm hơn so với việc đổi mới tư duy về bản chất xã hội và bản chất thẩm mỹ. Nhìn nhận ngôn ngữ trong vai trò thuần túy là công cụ, là chất liệu cho việc xây dựng hình tượng văn học trở thành “lối mòn” tư duy trong nhiều năm, ở các giáo trình trước năm 1986 và một số giáo trình sau đó. Cố nhiên, giáo trình thời đổi mới có được sự nhuần nhuyễn hơn trong cách kiến giải, lập luận vấn đề. Bên cạnh đó, một số giáo trình khác được biên soạn ở những năm gần đây kịp mở rộng hệ quy chiếu đối tượng sang các dòng lý luận văn học và lý luận ngôn ngữ học hiện đại. Ở những giáo trình này, bản chất ngôn ngữ của văn học được kiến giải toàn diện, sâu sắc hơn.

Để vấn đề được mạch lạc, và để thể hiện rõ điểm khác nhau giữa các giáo trình về bản chất ngôn ngữ của văn học, ở chương này chúng tôi tập trung trình bày hai luận điểm chính: quan niệm ngôn từ là chất liệu sáng tạo hình tượng văn học và quan niệm ngôn từ như là đối tượng chiếm lĩnh nghệ thuật (là hiện tượng nghệ thuật của văn học như cách nói của Trần Đình Sử).

Một phần của tài liệu vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học trong giáo trình lý luận văn học việt nam từ những năm 1960 đến nay (Trang 70 - 77)