Văn học và các hình thái ý thức thượng tầng kiến trúc

Một phần của tài liệu vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học trong giáo trình lý luận văn học việt nam từ những năm 1960 đến nay (Trang 29 - 31)

7. Cấu trúc luận văn

1.1.4. Văn học và các hình thái ý thức thượng tầng kiến trúc

Bàn về vấn đề bản chất xã hội, các tác giả giáo trình lý luận văn học của trước và sau đổi mới đều dành sự quan tâm, nghiên cứu văn nghệ trong thế đối sánh với các hình thái ý thức xã hội khác, nhằm tìm ra đặc thù, lý do tồn tại của lĩnh vực này. Sự tác động qua lại giữa văn nghệ và các hình thái ý thức thượng tầng được thống nhất trình bày ở tất cả giáo trình thời kỳ đổi mới. Trong mối quan hệ với các hình thái ý thức khác như khoa học, chính trị, đạo đức, triết học, tôn giáo,… mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị được nhấn mạnh hơn cả. Tuy nhiên, đây là vấn đề có nhiều biến đổi mạnh mẽ nhưng phức tạp, như chính sự biến đổi của đời sống xã hội. Trong vấn đề này, sự tương đồng quan điểm có thể được tìm thấy ở các giáo trình lý luận giai

đoạn trước năm 1986. Cả ba giáo trình ở giai đoạn này là Sơ thảo nguyên lý

văn học, năm 1961, Cơ sở lý luận văn học, năm 1976 và Cơ sở lý luận văn học, năm 1980 đều thống nhất khẳng định: chính trị lãnh đạo văn học, văn học phục vụ chính trị.

Giáo trình Sơ thảo nguyên lý văn học có đoạn viết: “Trong xã hội đối

kháng, dù muốn dù không, dù có ý thức hay không có ý thức, văn học cũng phản ánh khuynh hướng giai cấp, khuynh hướng chính trị của giai cấp; do đó, ta thấy văn học có mối quan hệ mật thiết với chính trị. Không có văn học nào không ảnh hưởng của chính trị; không có văn học nào không phục vụ chính trị, hoặc nhiều hoặc ít. Văn học phản ánh đấu tranh giai cấp, phản ánh đấu tranh chính trị” [51, tr.32]. Và nói chung “chính trị lãnh đạo văn học; văn học phục vụ chính trị”. Hơn cả nghệ thuật, chính trị trở thành tiêu chí hàng đầu để định giá giá trị một tác phẩm văn học. Nhưng, tác giả Nguyễn Lương Ngọc nhấn mạnh, sự lãnh đạo của chính trị là về “đường lối, về phương hướng, trong đó có cả đường lối nghệ thuật”. Với đường lối, phương hướng của

mình, tác giả Nguyễn Lương Ngọc cho rằng, chính trị “không những chỉ chú trọng đến những ý kiến mà tác giả phát biểu rạch ròi trong sáng tác, mà còn chú ý đến tư tưởng của tác giả thể hiện trong hình tượng, trong cách miêu tả sinh động hiện thực”; và chính trị có đủ khả năng “hiểu một cách “nhạy”, một

cách sắc bén hơn cả một số nhà chuyên môn nữa” [51, tr.96].

Về điều này, tác giả Trần Văn Bính (Cơ sở lý luận văn học, tập 1, 1976) cũng đưa ra lập luận không khác quan điểm của Nguyễn Lương Ngọc là bao. Trang 45, ông viết: “Văn học là một hình thái ý thức thuộc thượng tầng kiến trúc, vì vậy văn học phải phục vụ cho cơ sở kinh tế đẻ ra nó. Chính trị cũng nằm trong thượng tầng kiến trúc do cơ sở kinh tế đẻ ra, nhưng chính trị là sự thể hiện trực tiếp và tập trung nhất yêu cầu của cơ sở kinh tế”. Vì thế, “nói văn học phục vụ cho cơ sở kinh tế đẻ ra nó có nghĩa là văn học phải phục vụ cho một đường lối chính trị nhất định” [82, tr.49].

Thực tiễn phê bình văn học Việt Nam giai đoạn này có không ít trận ba đào bởi lối phê bình xã hội học dung tục, máy móc soi rọi vấn đề chính trị, xã

hội vào văn chương. Do vậy, năm 1980 khi chấp bút giáo trình Cơ sở lý luận

văn học, tập 1, tác giả Bùi Ngọc Trác thống nhất quan điểm “văn nghệ phục vụ chính trị” mà hai tác giả trước đã nêu. Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh một lần nữa điều mà Nguyễn Lương Ngọc đã đưa ra trong giáo trình năm 1961, nhưng dường như ít được người đọc lĩnh hội. Ông viết: “Văn học nghệ thuật không phải là sự minh họa giản đơn của những tư tưởng chính trị. Và tư tưởng chính trị không phải là thứ trang sức của nghệ thuật. Ý nghĩa chính trị của văn nghệ nằm trong cơ cấu nghệ thuật nội tại của bản thân tác phẩm” [52, tr.107].

Từ năm 1986 đến nay, điều kiện chính trị - xã hội đã có nhiều biến đổi. Quan niệm của các tác giả giai đoạn này, nhìn chung, có cách lập luận khác, thậm chí đối ngược giai đoạn trước. Dĩ nhiên đấy là một quá trình dài và

tương đối phức tạp. Vì vậy, chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau - vận động đổi mới tư duy.

Một phần của tài liệu vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học trong giáo trình lý luận văn học việt nam từ những năm 1960 đến nay (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)