a) Xác định những cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu có tính then chốt
3.4.4 Nhóm giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm
Đểđáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, tăng doanh thu về dịch vụ kỹ thuật Sun Việt nghiên cứu phát triển các dịch vụ gia tăng trên cơ sở:
Định hướng cho bộ phận kinh doanh phát triển mạnh mảng dịch vụ kỹ thuật; tiếp thị dịch vụ kỹ thuật đến khách hàng; tìm hiểu thông tin về cấu trúc hệ
thống, các thiết bị, giải pháp của các hãng cung cấp đểđội ngũ kỹ thuật và tư
vấn kỹ thuật cập nhật các kiến thức chuyên môn.
Tổ chức đào tạo chuyên môn sâu cho đội ngũ kỹ thuật và tư vấn kỹ thuật theo từng mảng sản phẩm để có thể cung cấp mọi dịch vụ cho khách hàng, không chỉ các sản phẩm Sun Việt cung cấp, từ việc hỗ trợ cài đặt, bảo trì, hỗ
trợ kỹ thuật hệ thống đến tư vấn, đào tạo các kiến thức hệ thống.
Xây dựng quy trình dịch vụđảm bảo đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong mọi trường hợp: tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, chuyển thông tin cho các chuyên gia kỹ thuật để đưa ra một phương án hỗ tợ phù hợp nhất cho khách hàng – có thể hỗ trợ và chuẩn đoán sự cố từ xa, hỗ trợ trực tiếp tùy trường hợp.
Thiết lập hệ thống Hotline của bảo hành công nghệ sẵn sàng nhận thông tin của khách hàng 24 giờ một ngày – 07 ngày một tuần.
Phối hợp với các hãng cung cấp để nghiên cứu phát triển các sản phẩm, thiết bị, giải pháp mới đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
3.5 Tóm tắt chương
Vận dụng lý thuyết về chiến lược để phân tích, đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh của Sun Việt ở Chương 2 làm nền tảng, Chương 3 đã nêu rõ tầm nhìn, sứ mạng cũng như các mục tiêu chiến lược của Sun Việt đến năm 2020.
Đồng thời, với kết quả phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ
(phân tích ma trận SWOT) đề xuất một số chiến lược cho các nhóm chiến lược (SO, ST, WO, WT), các chiến lược tối ưu Sun Việt đến năm 2020 đã được xác định thông qua phương pháp phân tích ma trận QSPM. Để theo đuổi các mục tiêu chiến lược, các chiến lược cho Sun Việt là: (1) chiến lược đa dạng hóa đồng tâm, (2) chiến lược liên doanh, (3) chiến lược phát triển thị trường và (4) chiến lược phát triển sản phẩm.
Ngoài ra, Chương này cũng đã đề xuất một số giải pháp để hỗ trợ cho việc thực hiện các chiến lược. Tuy nhiên, để nâng cao tính khả thi của từng giải pháp cần
phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các bộ phận và trong quá trình thực hiện phải thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của Sun Việt.
KẾT LUẬN
Thị trường kinh doanh các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ công nghệ ngày càng có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng, phát triển kinh tế, đặc biệt khi công nghệ
thông tin và viễn thông được xem là ngành kinh tế mũi nhọn và là động lực thúc
đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Về mặt vĩ mô, có nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển ổn định của thị
trường: nền chính trị ổn định, hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước ngày càng minh bạch tạo môi trường bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế làm ăn chính
đáng. Kinh tế vĩ mô nước ta tăng trưởng nhanh, ổn định trong nhiều năm liền, dân số Việt Nam đông và trẻ, sự biến đổi tích cực của văn hóa xã hội theo các xu hướng sử dụng công nghệ cao tạo nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ gắn liền với công nghệ thông tin và viễn thông. Tuy nhiên, do lạm phát cao, đồng tiền Việt Nam bị mất giá, sự biến động tỷ giá liên tục trong nhiều năm qua đã ảnh hưởng đáng kể đến sự sống còn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ do không duy trì được lợi thế cạnh tranh, khả năng huy động vốn thấp, giá cả cao … Trên cơ sở phân tích môi trường bên ngoài, các cơ hội và nguy cơđối với hoạt động kinh doanh sản phẩm, thiết bị và dịch vụ công nghệ được nhận diện và đánh giá thông qua ma trận các yếu tố bên ngoài EFE.
Về môi trường tác nghiệp, nguy cơ xuất hiện các đối thủ tiềm ẩn ngày càng lớn do tính chất tương đối dễ dàng xâm nhập, áp lực doanh số từ các hãng cung cấp ngày càng cao, khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn, sản phẩm thay thế ngày càng nhiều, đối thủ cạnh tranh hiện tại ngày càng gay gắt và phức tạp. Trên cơ sở
phân tích môi trường cạnh tranh, các yếu tố thành công trong ngành được xác định và so sánh các lợi thế cạnh tranh của Sun Việt với một sốđối thủ (FIS, HPT, HDS, ITC, Sao Bắc Đẩu, One) thông qua ma trận hình ảnh cạnh tranh..
Về môi trường bên trong, Sun Việt mặc dù sản phẩm, dịch vụ phân phối chưa
được phong phú, giá thành sản phẩm còn tương đối cao, mảng khách hàng điện lực, giáo dục, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, chính phủ còn yếu nhưng công ty vẫn có những thế mạnh đặc trưng để có thể phá triển trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm,
dịch vụ liên quan đến công nghệ này. Lý thuyết dây chuyền chuỗi giá trị được áp dụng để phân tích môi trường bên trong, chỉ ra các điểm mạnh và điểm yếu của Sun Việt cũng như đánh giá từng điểm mạnh, điểm yếu thông qua ma trận các yếu tố
bên trong IFE.
Trên cơ sở các phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh, tầm nhìn, sứ mạng và các mục tiêu chiến lược của Sun Việt đến năm 2020 được trình bày. Nhằm hướng đến các mục tiêu đề ra, phân tích ma trận SWOT, kết hợp các điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và nguy cơ, được thực hiện từ đó đề nghị một số chiến lược cho từng nhóm chiến lược (SO, ST, WO, WT). Các chiến lược của Sun Việt đến năm 2020 được xây dựng trên cơ sở phân tích ma trận QSPM để lựa chọn ra một chiến lược tối ưu cho từng nhóm chiến lược.
Để có thể nâng cao lợi thế cạnh tranh, giành và giữ vững thị phần, các chiến lược của Sun Việt đến năm 2020 cần thực hiện là: (1) chiến lược đa dạng hóa đồng tâm – mở rộng đa dạng hóa các sản phẩm, giải pháp cung cấp ra thị trường mới, (2) chiến lược liên doanh – liên doanh hợp tác với các khách hàng lớn (VTN, Viettel, Mobifone, Vinaphone, VTI, VDC…) cũng như các đối thủ cạnh tranh trên phương châm đôi bên cùng có lợi, (3) chiến lược phát triển thị trường – mở rộng phát triển thị trường sang các mảng điện lực, y tế giáo dục, ngân hàng – tài chính, chính phủ, doanh nghiệp và (4) chiến lược phát triển sản phẩm – phát triển nâng cao đặc tính của sản phẩm dịch vụ kỹ thuật, không chỉ dừng lại ở các sản phẩm Sun Việt cung cấp. Ngoài ra, một số giải pháp cũng được đề xuất để thực hiện các chiến lược, tuy nhiên cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với
điều kiện cụ thể của hoạt động kinh doanh Sun Việt cho mỗi giai đoạn triển khai. Hoạch định chiến lược là một vấn đề rộng và phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và kiến thức. Với thời gian và khả năng của tác giả còn nhiều hạn chế, đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý của quý thầy cô, cán bộ quản lý của công ty Sun Việt, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông nhằm hoàn thiện chiến lược đúng đắn phù hợp với Sun Việt. Trong thời gian tới, tác giả và các cán
bộ quản lý công ty, toàn bộ tập thể Sun Việt sẽ nỗ lực rất nhiều đểđưa ra những giải pháp chiến thuật cụ thể nhằm thực hiện chiến lược đề ra, hoàn thành xuất sắc mục tiêu chiến lược. Qua đó, góp phần vào sự phát triển của công ty, đóng góp nhỏ vào sự phát triển kinh tế Tp.HCM nói riêng và cả nước nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Bình, (2009), Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ
phần 32 đến năm 2020, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế Tp. HCM.
2. Quách Thị Bửu Châu, Đinh Tiên Minh, Nguyễn Công Dũng, Đào Hoài Nam, Nguyễn Văn Trưng, (2007), Marketing căn bản, Nhà xuất bản lao
động.
3. Huỳnh Thị Thiên Chung, (2009), Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty Decotex đối với mặt hàng rèm cửa tại Việt Nam đến năm 2015, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế Tp. HCM.
4. Trần Minh Công, (2009), Xây dựng chiến lược kinh doanh bất động sản công ty cổ phần Savico đến 2015, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế Tp. HCM.
5. David, Fred R. (Người dịch: Trương Công Minh), (2006), Khái luận về
quản trị chiến lược, Nhà xuất bản thống kê.
6. Nguyễn Thị Liên Diệp, (1997), Chiến lược và chính sách, Nhà xuất bản thống kê.
7. Dương Tấn Hiệp, (2007), Kinh tế vĩ mô, Nhà xuất bản thống kê.
8. Lê Quốc Hội, (2011), Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010 và khuyến nghị cho năm 2011, Tạp chí kinh tế và phát triển điện tử.
9. Nguyễn Hữu Lam, Đinh Thái Hoàng, Phạm Xuân Lan, (2007), Quản trị
chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh, Nhà xuất bản thống kê.
10. Lê Bảo Lâm, Nguyễn Như Ý, Trần Thị Bích Dung, Trần Bá Thọ, (2007),
Kinh tế vi mô, Nhà xuất bản lao động - xã hội.
11. Rudolf Gruning, Richard Kuhn (Người dịch:Phạm Ngọc Thúy, Lê Thành Long và Võ Văn Huy), (2005), Hoạch định chiến lược theo quá trình, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
12. Smith, G. D (Người dịch: Bùi Văn Đông), (2000), Chiến lược và sách lược kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê.
13. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, (2008), Nghiên cứu khoa học Marketing - Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, Nhà xuất bản Địa học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh.
14. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, (2009), Nghiên cứu thị trường, Nhà xuất bản lao động.
15. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, (2009), Quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê.
16. Nguyễn Thị Thu Vân, (2006), Hoạch định chiến lược phát triển Tổng công ty viễn thông II đến năm 2015 trên địa bàn TP. HCM, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế Tp. HCM.
17. Nguyễn Như Ý, Trần Thị Bích Dung, Trần Bá Thọ, Lâm Mạnh Hà, (2007),
Kinh tế vĩ mô, Nhà xuất bản Thống kê.
Tiếng Anh
18. Chandler, A. D (1962), Strategy and Structure, Harvard Business Review. 19. David, F. R (1991), Concepts of Strategic Management, Macmillan.
20. Glueck, W. J (2006), Business Policy and Strategic Management,
McGrawHill, New York.
21. Porter, M. E (1990), Competitive Advantage, New York: The Free Press. 22. Porter, M. E (1985), Competitive Strategy, New York: The Free Press.
PHỤ LỤC 1: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ
Phương pháp chuyên gia được sử dụng để xác định mức độ tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài, môi trường cạnh tranh và môi trường nội bộđến hoạt
động kinh doanh các sản phẩm, thiết bị, giải pháp và dịch vụ của Sun Việt trong lĩnh vực Công nghệ thông tin & viễn thông.
Căn cứ các yếu tố tác động của môi trường bên ngoài, môi trường cạnh tranh và môi trường nội bộ Sun Việt, tôi tiến hành tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm, thiết bị, giải pháp và dịch vụ công nghệ cao.
Số lượng mẫu thu thập gồm 45 chuyên gia là các khách hàng, nhà cung cấp,
đối thủ cạnh tranh và ban lãnh đạo của Sun Việt được phân bổ cụ thể như sau:
Phân nhóm đối tượng
khảo sát lượSống Họ và tên Chức vụ Công ty
Khách hàng
Telco 5
Nguyễn Thanh
Long Giám đốc VTN3
Phan Hoàng Tùng Giám đốc thông mCông ty CP Truyền
ạng việt nam Phan Trần Bách Trưởng phòng Trung tâm thông tin di động Khu vực II
Bùi Đình Phôi TP. Đầu tư VDC2
Nguyễn Thu Hà Trưởng Phòng
Trung tâm dịch vụ
viễn thông Khu vực II
Oil & Gas 2
Trịnh Kim Nhạc P. Giám đốc PV Oil Nguyễn Quốc Thập P. Giám đốc Công ty thkhai thác dăm dò và
ầu khí
Power 2
Phạm Hữu Hạnh Giám đốc Nhiệt điện Bà Rịa Trần Hữu Minh thông và CNTT Giám đốc ban viễn Tổng công ty mi điện lực
ền nam Government 2 Phùng Bảo Thạch P. Giám đốc TT Tin Học, Bộ Khoa Học Công Nghệ
Lê Tiến Vương Giám đốc
Trung tâm thông tin - bộ tài nguyên môi
trường Education &
Health care 2 Tăng Chi Thượng Giám đốc Bệnh viện nhi đồng 1
Nguyễn Văn Xuyền Giám đốc BV Đa khoa sài gòn Banking &
Financial 2
Nguyễn Thế Tài Giám đốc Ban Công nghThông tin ệ Nguyễn Thị Mười Phó tổng GĐ NH Sài Gòn Công
Enterprise 1 PhDươạm Ngng ọc Như Giám Đốc TMA Solutions Nhà cung cấp Oracle 4 Trần Minh Đức Phụ trách Kinh Doanh mảng KH Viễn Thông Oracle Việt Nam Nguyễn Ngọc Thế Phụ trách Kinh Doanh mảng KH Doanh Nghiệp Oracle Việt Nam Trần Thanh Cường Ph ụ trách Kinh Doanh mảng KH Doanh Nghiệp Oracle Việt Nam Đặng Ngọc Khánh Phụ trách Kinh Doanh mảng KH Doanh Nghiệp Oracle Việt Nam Juniper 3
Trần Hồng Quang Trdoanh ưởng phòng kinh Juniper Việt Nam Nguyễn Thanh
Danh
Trưởng phòng kỹ
thuật Juniper Việt Nam Nguyễn Đình Hùng Giám đốc Juniper Việt Nam
HDS 2
Nguyễn Quang
Hùng Giám đốc HDS Việt Nam
Nguyễn Anh Tú Trdoanh ường phòng kinh HDS Việt Nam BMC
Software 1 Trần Đình Chương Trdoanh ưởng phòng kinh BMC Việt Nam
Đối thủ cạnh tranh FPT Information System (FIS) 2
Nguyễn Văn Huân Trdoanh ường Phòng kinh FPT IS Nguyễn Hùng
Cường Giám đốc FPT IS
HPT 2 Nguyễn Duy Linh Giám đốc HPT
Nguyễn Sơn Phong TP. Kinh Doanh HPT
DTS 2
Nguyễn Minh
Hùng Giám đốc DTS
Lê Quốc Bình TP. Kinh Doanh DTS
ONE 1 Trần Thanh Cường TP. Kinh Doanh ONE
Sao Bắc Đẩu 1 Lê Xuân Tiến TP. Kinh Doanh Sao Bắc Đẩu ITC 1 Nguyễn Lệ Thanh Giám HCM đốc chi nhánh ITC
Sun Việt 10
Nguyễn Minh Tú Tổng Giám đốc Sun Việt Huỳnh Lệ Thu Giám đốc Nhân sự Sun Việt Huỳnh Công Lĩnh Giám 1 đốc điều hành Sun Việt
Đỗ Thanh Hùng Giám 2 đốc điều hành Sun Việt Phạm Thị Son Giám đốc tài chính Sun Việt Bùi Trí Đảm Giám đốc kỹ thuật Sun Việt
Ưng Đình Khánh Trpháp Mưởng nhóm giải
Nguyễn Văn Quốc Trk ưởng nhóm tư vấn
ỹ thuật (Pre-sales) Sun Việt Nguyễn Trung
Hiếu Tr
ưởng nhóm kỹ
thuật (Post-sales) Sun Việt
Đinh Vạn Thiều Quang Trưởng phòng mua hàng – Xuất nhập khẩu Sun Việt Tổng 45
Cách thức thu thập thông tin: sử dụng bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp.
Cách thức xử lý thông tin: do số lượng mẫu tương đối ít (45 mẫu) nên phần mềm excel được sử dụng để xử lý số liệu (thu thập dữ liệu, tính toán giá trị trung bình).
PHỤ LỤC 1.1: BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG SUN VIỆT
Xin Ông/Bà vui lòng cho biết ý kiến đánh giá về tầm quan trọng của từng yếu tố
sau đây tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự thành công của Sun Việt bằng cách cho điểm từ 1 (không quan trọng) đến 4 (rất quan trọng).
STT Các yếu tố Tầm quan trọng 1 (Không quan trọng) 2 (Ít quan trọng) 3 (Quan trọng) 4 (Rất quan trọng)
1 Uy tín, thương hiệu doanh nghiệp.
2 Sloự phong phú, đa dạng và tính ứng dụng rộng rãi của các
ại hình sản phẩm, dịch vụ cung cấp. 3 Uy tín, thphân ph ương hiệu của các sản phẩm, dịch vụ cung cấp,
ối.
4 độTrình i ngđộũ k chuyên môn cao và kinh nghiỹ thuật và tư vấn kỹ thuật. ệm thực tiễn của
5 Kik ến thức chuyên môn, kỹ năng mềm và sự hỗ trợ tư vấn
ỹ thuật cho bộ phận kinh doanh.
6 Năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành doanh nghiệp. 7 Công tác quản trị nguồn nhân lực. 8 Quy trình kicho toàn b ểm soát thông tin nội bộ, quản lý chất lượng
ộ hoạt động doanh nghiệp.
9 Mối quan hệ với khách hàng.
10 Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
11 Năng lực tài chính.
12 Đội ngũ nhân sự trẻ, nhiệt tình, tâm huyết.