Kiến nghị đối với ngành Thủy sản Bến Tre

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển bền vững kinh tế biển ở tỉnh bến tre (Trang 129 - 140)

- Ngành thủy sản cần tiếp tục khuyến khích và ưu tiên đầu tư phát triển ngành

khai thác thủy sản theo hướng tăng cường khai thác xa bờ. Theo đó, cần duy trì việc hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp để đóng mới và trang bị hiện đại tàu có

công suất lớn, ưu tiên tàu có công suất lớn hơn 300 CV; khoanh nợ cho ngư

dân làm ăn thua lỗ, bị thiệt hại do thiên tai,..

- Tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác như hạn chế hoặc không

cấp phép, cho tàu thuyền nhỏ có công suất nhỏ hơn 20CV để hạn chế khai thác gần bờ. Ban hành văn bản cấm hoặc hạn chế khai thác đối với một số khu vực, một số loài thủy sản có nguy cơ bị cạn kiệt. Quản lý giấy phép, phương tiện kĩ thuật đánhh bắt chặt chẽ, xử lý nghiêm đối với các kĩ thuật khai thác có tính lạm sát nguồn lợi như dung mìn, xung điện, muối xianua, mắc lưới nhỏ hơn kích thước quy định,…

- Ngành Thủy sản cần tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ chuyển đổi

ngành nghề cho ngư dân đánh bắt gần bờ.

- Khuyến khích ngư dân thành lập các đội tàu khai thác trên biển để tăng

- Nghiên cứu thành lập mô hình đội tàu hậu cần ra khơi cùng tàu cá để nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản sản phẩm.

- Đối với lĩnh vực nuôi trồng, cần tăng cường quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng

cho nuôi trồng. Phổ biến rộng rãi các quy hoạch nuôi thủy sản trên các phương tiện truyền thông, báo đài để người dân có điều kiện tiệp cận, tránh phát triển nuôi trồng tràn lan, không thuộc vùng quy hoạch vì thiếu kiến thức.

- Kiểm tra, giám sát việc nuôi thủy sản theo đúng vùng quy hoạch, ban hành

lịch thời vụ cho từng đối tượng nuôi để có biện pháp chủ động ngăn ngừa dịch bệnh lây lan và đảm bảo kiểm soát được chất lượng môi trường vùng nuôi.

- Chú trọng việc nghiên cứu, phát triển các dối tượng thủy sản nuôi mới có giá

trị kinh tế cao và có lợi thế xuất khẩu.

- Ban hành quy định kiểm soát dư lượng hóa chất trong sản phẩm thủy sản

nuôi trồng để đảm bảo uy tín và chất lượng sản phẩm.

- Đầu tư, nhân rộng các mô hình nuôi cá da trơn đạt tiêu chuẩn GlobalGAP và

nghêu đạt chứng nhận MSC về chất lượng sản phẩm.

- Tăng cường xúc tiến đầu tư, quảng bá, mở rộng thị trường cho sản phẩm

KẾT LUẬN

1. Luận văn với đề tài: “Hiện trạng và định hướng phát triển bền vững kinh tế biển ở tỉnh Bến Tre” đã hoàn thành với 117 trang nội dung, 16 bảng biểu và hình ảnh. Các số liệu và hình ảnh đều trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và góp phần thể hiện nội dung luận văn.

2. Tác giả đã đúc kết và xây dựng cơ sở lý luận về kinh tế biển và phát triển kinh tế biển bền vững. Trong đó, tác giả chú trọng tìm hiểu định nghĩa, cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ kinh tế biển; mối quan hệ biện chứng giữa ba bộ phận của phát triển bền vững, các nguyên tắc, tiêu chí phát triển bền vững và các chỉ số đo lường phát triển kinh tế biển bền vững. Hệ thống cơ sở lý luận là cơ sở cho việc tiến hành nghiên cứu các nội dung về phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Bến Tre.

3. Bến Tre là một trong 28 tỉnh, thành giáp biển của Việt Nam, có tiềm năng phát triển kinh tế biển khá đa dạng, có sự kết hợp các nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội. Các nguồn lực tự nhiên là tiền đề quan trọng cho việc phát triển kinh tế biển, bao gồm các nguồn lực quan trọng như vị trí bờ biển với 65 km đường

bờ biển, hơn 20.000 km2 vùng lãnh hải; nguồn tài nguyên thủy sản phong phú và

dồi dào từ các ngư trường và vùng biển Nam Bộ; tài nguyên rừng có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường sinh thái và tạo cảnh quan; tài nguyên du lịch biển khá đa dạng. Bên cạnh đó, các nguồn lực kinh tế - xã hội giữ vai trò quyết định sự phát triển kinh tế biển của tỉnh, bao gồm nguồn nhân lực ven biển dồi dào; hệ thống chính sách, chủ trương phát triển kinh tế biển của tỉnh ngày càng hiệu quả, thiết thực; cơ sở hạ tầng kĩ thuật ngày càng hoàn thiện, khả năng thu hút đầu tư ngày càng cải thiện,…

4. Kinh tế biển tỉnh Bến Tre phát triển liên tục qua các giai đoạn 1996 – 2000

và 2001 – 2010. Giai đoạn 1996 – 2000 là giai đoạn kinh tế biển tỉnh Bến Tre bắt

đầu có sự khởi sắc. Giai đoạn 2001 – 2010, kinh tế biển của tỉnh phát triển mạnh, chuyển dịch rõ rệt theo hướng hiện đại và bền vững. Đồng thời, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế biển tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001 – 2010 đã tác động rất lớn đến tình

hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn ba huyện ven biển nói riêng và toàn tỉnh nói chung.

5. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế biển tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001 – 2010 chưa thật sự bền vững, vẫn còn nhiều hạn chế cần được quan tâm giải quyết kịp thời và hiệu quả để đạt được sự phát triển bền vững thật sự. Các tồn tại chủ yếu gồm cơ cấu kinh tế biển phát triển chưa đồng bộ; tài nguyên biển chưa được sử dụng một cách hiệu quả, nhất là tài nguyên du lịch biển. Bên cạnh đó, các hiệu quả về văn hóa

– xã hội vùng ven biển chưa bền vững, nhất là tỉ lệ hộ nghèo giảm nhưng khả năng

tái nghèo cao; chất lượng môi trường vùng biển, ven biển chưa được cải thiện nhiều.

6. Dựa vào hiện trạng phát triển kinh tế biển của tỉnh Bến Tre giai đoạn 1996 – 2000 và giai đoạn 2001 – 2010 cùng với các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế biển của tỉnh, tác giả đã đưa ra một số chỉ số dự báo phát triển kinh tế biển của tỉnh đến năm 2020. Đồng thời đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Bến Tre. Theo đó, tác giả tập trung vào các lĩnh vực như phát triển sản phẩm kinh tế biển; đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực hiệu quả; tăng cường đầu tư về vốn, khoa học công nghệ cho phát triển kinh tế biển; chú trọng bảo vệ môi trường và nâng cao năng lực, chất lượng quản lý kinh tế biển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Huy Bá, Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long (2006), Tài nguyên môi trường và….

phát triển bền vững,Nxb Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội.

2. Cục Thống kê Bến Tre (2001, 2005, 2011), Niên giám Thống kê năm 2000,

2004, 2010,Bến Tre.

3. Nguyễn Dược, Trung Hải (2006), Sổ tay thuật ngữ địa lý, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

4. Nguyễn Đình Hòe (2007), Môi trường và phát triển bền vững, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

5. Lê Văn Khoa, Đoàn Văn Tiến, Nguyễn Song Tùng, Nguyễn Quốc Việt (2010),

Môi trường và phát triển bền vững, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Lê Xinh Nhân (2010), Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản

Bến Tre,Luận văn Thạc sĩ Địa lý học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Tp.HCM.

7. Đặng Văn Phan (20067), Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội Việt Nam, Trường

Đại học Dân lập Cửu Long (lưu hành nội bộ).

8. Nguyễn Thanh Phương, Châu Quang Hiền, Tăng Văn Dom, Cao Minh Sơn

(2002), Địa lý tỉnh Bến Tre – tập 1,lưu hành trong tỉnh.

9. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre (2010), Quy hoạch nuôi

thủy sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020, Bến Tre.

10. Đỗ Văn Thông (2012), “Thủy sản Bến Tre – xứng đáng với quê hương đồng

khởi”,Tạp chí Thương mại Thủy sản, số (149).

11. Nguyễn Thụy Ngọc Trang (2011), Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát

triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận, Luận văn Thạc sĩ Địa lý học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Tp.HCM.

12. Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông (2006), Địa lý kinh tế xã hội

đại cương, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

13. UBND tỉnh Bến Tre (2007), Đề án phát triển toàn diện ba huyện ven biển tỉnh

14. UBND tỉnh Bến Tre (2011), Báo cáo tổng kết và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre từ năm 2003 đến 2010, Bến Tre.

15. UBND tỉnh Bến Tre, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre

đến năm 2020, Bến Tre.

16. Viện Chiến lược Phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1996), Quy hoạch tổng

thể phát triển kinh tế biển và các hải đảo Việt Nam đến năm 2010,Hà Nội.

17. Viện Chiến lược Phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004), Báo cáo tổng kết

khoa học công nghệ đề tài: Cơ sở khoa học cho việc phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển Việt Nam, đề xuất các mô hình phát triển cho một số khu vực trọng điểm,Hà Nội.

18. Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2007), Báo cáo hội

thảo Tầm nhìn kinh tế biển và phát triển thủy sản Việt Nam, Hà Nội.

Các trang website:

19. www.bentre.gov.vn: Trang thông tin điện tử UBND tỉnh Bến Tre

20. www.congthuongbentre.gov.vn : Trang thông tin điện tử Sở Công thương tỉnh Bến Tre

21. www.vietnamtourism.gov.vn : Trang thông tin điện tử Tổng cục Du lịch Việt Nam

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Kiến nghị về các tiêu chí PTBV cấp quốc gia và địa phương Tiêu chí PTBV cấp quốc gia Tiêu chế PTBV cấp địa phương

MỤC TIÊU KINH TẾ

1. GDP/người 1. Thu nhập bình quân/người, ước tính

bằng tiền tệ

2. Tốc độ tăng , giảm GDP/người 2. Biến động thu nhập bình quân/người,

ước tính so với năm trước (%) 3.Cơ cấu GDP theo nông nghiệp, công

nghiệp, dịch vụ

3. Ước tính cơ cấu thu nhập theo nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ (%)

4. Nợ của quốc gia tính bằng tiền tệ và % GDP

4. Tổng số nợ của dân, tính bằng số tiền/hộ

5.Diện tích đất nông nghiệp/người, tăng, giảm/năm (%)

6. Bình quân thu nhập do nghề phi nông nghiệp, tính bằng tiền/hộ/năm

TIÊU CHÍ XÃ HỘI

1. Tổng số dân (người) 1.Tổng số dân, tổng số hộ

2. Tốc độ tăng dân số (%/năm) 2. Tốc độ tăng dân số (% năm)

3. Chỉ số phát triển con người (HDI)

4. Tỉ lệ hộ nghèo trong tổng số dân 3. Tỉ lệ hộ nghèo trong tổng số dân

5. Tỉ lệ lao động thiếu việc làm 4. Tỉ lệ lao động thiếu việc làm

6. % dân di cư trong nước/năm 5. % dân di cư đến và đi/năm

7. Số năm đi học trung bình của người lớn

6. Số học sinh, sinh viên (mẫu giáo, Tiểu học, THCS, THPT, đại học)

8. Số bác sĩ, y sĩ/10.000 dân 7. % hộ được sử dụng dịch vụ y tế

10. % dân được sử dụng điện 9. % hộ được sử dụng điện

11. Số điện thoại/10.000 dân 10. % hộ có điện thoại

12. Tỉ lệ dân đô thị/tổng số dân (%)

TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG

1.Diện tích nhà ở/người 1.Diện tích nhà ở/người

2. Diện tích thổ cư/người 2. Diện tích thổ cư/người

3. Chất lượng môi trường không khí đô thị và KCN so với TCVN (nhìn chung tốt hơn, bằng hoặc xấu hơn)

3. Chất lượng môi trường không khí đô thị (xấu, trung bình, tốt)

4. Chất lượng môi trường không khí nông thôn so với TCVN (nhìn chung tốt hơn, bằng hoặc xấu hơn)

4. Chất lượng môi trường không khí nông thôn (xấu, trung bình, tốt)

5. Chất lượng môi trường nước sông, hồ tự nhiên so với TCVN (nhìn chung tốt hơn, bằng hoặc xấu hơn)

5. Chất lượng môi trường nước (xấu, trung bình, tốt)

6. Tỉ lệ rác thải rắn được thu gom, xử lý

6. 6. Tỉ lệ rác thải rắn được thu gom, xử lý

7.Diện tích đất nông nghiệp/người tăng, giảm/năm (%)

8.Độ che phủ rừng, tăng, giảm/năm (%)

7. Độ che phủ rừng, tăng, giảm/năm (%) 9. Diện tích gieo trồng được tưới

10.Sản lượng thủy sản tấn/người/năm: tăng, giảm/năm (%)

8. Sản lượng thủy sản tấn/người/năm:

tăng, giảm/năm (%) 11. Tỉ lệ diện tích các khu bảo tồn

thiên nhiên/tổng diện tích lãnh thổ (%) 12. Tổng lượng xả thải các khí nhà kính/năm (tấn)

13. Tổng lượng sử dụng các khí làm thủng tầng Ozon/năm (tấn)

14. Tổng thiệt hại do thiên tai và sự cố môi trường/năm bằng tiền tệ, thiệt hại về nhân mạng/năm

9. Tổng thiệt hại do thiên tai và sự cố môi trường/năm

TIÊU CHÍ VỀ ĐÁP ỨNG 1. Có chính sách/ chiến lược/kế hoạch

quốc gia về PTBV

2. Ngân sách Nhà nước chi cho nghiên cứu, triển khai về PTBV

3. Số cán bộ trong biên chế nhà nước về bảo vệ môi trường

4. Số hiệp định thỏa thuận đa phương và song phương mà Việt Nam tham gia

1. Nâng cao nhận thức về PTBV qua truyền thông, giáo dục và đào tạo (làm tốt, trung bình, kém, không có)

2. Phong trào bảo vệ môi trường, PTBV có kết quả thiết thực (làm tốt, trung bình, kém, không có)

3. Quy ước bảo vệ môi trường của xã/làng (làm tốt, trung bình, kém, không có)

Phụ lục 2: Các di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia của tỉnh Bến Tre Tên di tích Địa điểm công nhận Thời gian

1. Di tích Mộ và đền thờ nhà thơ

yêu nước Nguyễn Đình Chiểu Xã An Đức, huyện Ba Tri 27/04/1990

2. Di tích nghệ thuật đình Phú Lễ Xã Phú Lễ, huyện Ba Tri 07/01/1993

3. Di tích nghệ thuật đình Bình Hòa

Xã Bình Hòa, huyện Giồng

Trôm 07/01/1993

4. Di tích Đồng Khởi – nơi nổ ra phong trào Đồng Khởi đầu tiên ở

Bến Tre

Xã Định Thủy, huyện Mỏ

Cày Nam 07/10/1993

5. Di tích chùa Tuyên Linh Xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày

Nam 20/07/1994

6. Di tích Căn cứ Khu Ủy Sài Gòn

– Gia Định Xã Tân Phú Tây, huyện Mỏ Cày Bắc 23/12/1995

7. Di tích Đầu cầu tiếp viện vũ khí

Bắc - Nam Xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú 23/12/1995

8. Di tích Ngã Ba cây Da Đôi Xã Tân Xuân – huyện Ba Tri 07/05/1997

9. Di tích mộ và đền thờ lãnh binh

Nguyễn Ngọc Thăng Xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm 07/05/1997

10. Di tích nhà ông Mười Trác Xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm 07/05/1997

11. Di tích mộ nhà giáo Võ Trường

Toản Xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri 24/01/1998

12. Di tích cuộc thảm sát năm 1947

ở Cầu Hòa Xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm 19/01/2001

13. Di tích đình Tân Thạch Xã Tân Thạch, huyện Châu Thành 28/12/2001

Phụ lục 3: Các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư tại địa bàn ba huyện ven biển, còn hiệu lực đến năm 2020

Tên dự án Địa điểm Diện tích Vốn đầu tư Mục đích LĨNH VỰC DU LỊCH

1. Khu Du lịch sinh

thái Vàm Hồ huyện Ba Tri xã Tân Mỹ, 6 ha 20 triệu USD

Khu du lịch sinh thái, vui chơi gải trí kết hợp tham quan khu bảo tồn

chim Vàm Hồ 2. Khu Du lịch sinh

thái Cồn Hố Xã An Thủy, huyện Ba Tri 50 ha 75 triệu USD Khu du lịch biển

3. Khu Du lịch sinh thái biển Thới Thuận

Xã Thới Thuận, huyện Bình Đại 60 ha 10 triệu USD Khu du lịch sinh thái biển 4. Khu Du lịch sinh

thái biển Thừa Đức

Xã Thừa Đức, huyện Bình Đại 6,3 ha 10 triệu USD Khu du lịch sinh thái biển 5. Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Xã Thạnh Hải, Thạnh Phong huyện Thạnh Phú 300 ha 30 triệu USD Thành lập khu du lịch sinh thái – lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển.

LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP – XÂY DỰNG

1. Cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển bền vững kinh tế biển ở tỉnh bến tre (Trang 129 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)