Giai đoạn trước năm 2000

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển bền vững kinh tế biển ở tỉnh bến tre (Trang 58 - 61)

Nhìn chung, giai đoạn trước năm 2000, kinh tế biển tỉnh Bến Tre phát triển đạt được một số thành tựu, nhất là ngành thủy sản bắt đầu khởi sắc và có bước phát

triển khá.

Sản lượng khai thác hải sản ngày càng tăng, đạt hơn 62.000 tấn (năm 2000), khai thác thủy sản xa bờ ngày càng được khuyến khích đầu tư. Ngành nuôi trồng hải, đặc sản bắt đầu phát triển mạnh, diện tích nuôi trồng thủy, hải sản tăng lên qua các năm và đã áp dụng nhiều tiến bộ kĩ thuật trong nuôi trồng. Công nghiệp chế biến thủy sản được đầu tư, khuyến khích phát triển.

Nghề muối khá phát triển, giai đoạn 1996 – 2000, giá trị sản xuất trung bình đạt hơn 65 tỉ đồng/năm, sản lượng trung bình đạt 58.400 tấn/năm. Sản lượng muối của tỉnh tuy chưa ổn định nhưng đã đủ đáp ứng nhu cầu muối ăn cho nhân dân trong tỉnh và cung cấp một phần cho công nghiệp.

Nông – lâm nghiệp không phải là nghề trực tiếp khai thác biển nhưng là

ngành sản xuất chính của vùng ven biển. Sản xuất nông – lâm nghiệp của tỉnh Bến Tre đóng góp 48,5 % GDP toàn tỉnh vào năm 2000. Cơ cấu ngành nông nghiệp của các huyện ven biển thời kì 1996 – 2000 đã dần chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa sản phẩm. Sản xuất lâm nghiệp vùng ven biển phát triển khá mạnh, phong trào trồng và chăm sóc rừng được đẩy mạnh.

Ngành du lịch Bến Tre có nhiều ưu thế về các sản phẩm du lịch miệt vườn sông nước gắn với cảnh quan thiên nhiên và các vườn cây ăn trái; tham quan di tích lịch sử - văn hóa lễ hội.

Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế biển của tỉnh giai đoạn này còn nhiều hạn chế, các ngành kinh tế biển phát triển chưa mạnh, chưa đồng bộ và cơ cấu các ngành kinh tế biển chuyển dịch chưa rõ ràng.

Kinh tế thủy sản là ngành phát triển mạnh nhất, tuy nhiên năng lực khai thác hải sản chưa tương xứng với tiềm năng của vùng biển. Phần lớn các phương tiện khai thác nhỏ, có công suất thấp; kĩ thuật khai thác chưa hợp lý, phần lớn là lưới mùng, cào điện, lưới rê,… nên chỉ khai thác chủ yếu ở vùng ven bờ (chiếm 80% tổng số phương tiện) do đó sản lượng khai thác và chất lượng sản phẩm chưa cao, làm ảnh hưởng đến nguồn lợi ven bờ và khả năng tái tạo tài nguyên biển.

Ngành nuôi trồng hải sản phát triển nhưng chưa mạnh, sản phẩm nuôi trồng chưa đa dạng, mới chỉ tập trung vào các sản phẩm là tôm và nghêu, cá để xuất khẩu. Việc phát triển mạnh mẽ phong trào nuôi tôm các huyện ven biển chưa kết hợp với bảo vệ môi trường làm môi trường nước bị ô nhiễm, dịch bệnh lây lan nên năng suất và chất lượng sản phẩm chưa cao. Bên cạnh đó, hình thức nuôi chủ yếu mang tính

truyền thống (quảng canh), nuôi trong rừng ngập mặn nên hiệu quả thấp và một

lượng lớn rừng ngập mặn bị tàn phá dẫn đến mất cân bằng sinh thái vùng biển. Công nghiệp chế biến còn nhỏ, lẻ. Số lượng nhà máy, cơ sở chế biến thủy sản còn ít, năng suất chưa cao và chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành thủy sản của tỉnh.

Nghề muối của tỉnh Bến Tre thời kì này còn nhiều hạn chế. Công nghệ làm muối mang tính truyền thống, dựa vào kinh nghiệm là chính, hoàn toàn bằng phương pháp thủ công nên năng suất thấp, chất lượng sản phẩm chưa đạt yêu cầu sản xuất công nghiệp. Sản phẩm thu hoạch chưa đa dạng, chủ yếu là muối thô, không có sản phẩm thạch cao và nước ót. Sản lượng muối chưa ổn định và muối sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu muối ăn cho nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận, thị trường tiêu thụ chưa mở rộng. Do còn nhiều hạn chế nên đời sống diêm dân

(người dân làm nghề muối) trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ chưa thoát được .

Sản xuất nông nghiệp nhìn chung còn ở trình độ thấp, năng suất và sản lượng cây trồng chưa cao nên chưa hình thành được vùng nguyên liệu lớn, ổn định cho công nghiệp chế biến. Sản xuất nông nghiệp một số nơi, nhất là vùng xa, vùng sâu còn mang tính độc canh do đất canh tác không tốt, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Riêng ngành lâm nghiệp đã chú trọng công tác trồng và chăm sóc rừng nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Thời kì 1999 – 2000, do phát triển phong trào nuôi tôm biển xuất khẩu một cách ồ ạt, tự phát dẫn đến việc nhiều diện tích rừng ngập mặn bị phá làm đầm nuôi tôm đã làm cho diện tích rừng tự nhiên năm 2000 giảm mạnh, chỉ còn 994 ha. Đây là nguồn tài nguyên có giá trị về nhiều mặt để phát triển kinh tế biển của tỉnh nên cần có biện pháp hiệu quả, tích cực bảo vệ nguồn tài nguyên này.

Du lịch biển tỉnh Bến Tre giai đoạn này chưa phát triển mạnh do nhiều

nguyên nhân, trong đó quan trọng nhất là cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Bến Tre có vị trí như một “ốc đảo”, gần như bị cô lập về giao thông đường bộ với các địa phương khác bởi các sông lớn. Hệ thống cầu nối liền hai bờ Bến Tre – Tiền Giang, Bến Tre – Vĩnh Long chưa được xây dựng, phải dùng phương tiện phà vận chuyển. Hệ thống đường giao thông trong tỉnh kém phát triển: các đường tỉnh lộ từ trung tâm tỉnh đến các huyện ven biển chưa được nhựa hóa, nhiều cầu cống nhưng trọng tải thấp, cũ kĩ, xe 50 chỗ qua lại khó khăn. Hạ tầng cơ sở tối thiểu như nhà hàng, khách sạn đạt tiêu chuẩn rất ít, nhất là tại các điểm du lịch. Năm 2000, toàn tỉnh mới chỉ có 4 khách sạn với 60 buồng, 124 giường, mới có 2 doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên toàn tỉnh.

Mặt khác, sản phẩm du lịch biển của tỉnh còn đơn điệu, chủ yếu là tham quan ngắm cảnh. Sản phẩm du lịch còn mang tính trùng lập với các địa phương khác nhu Tiền Giang, Vĩnh Long do có nhiều nét tương đồng nên chưa tạo được dấu ấn riêng. Giai đoạn 1996 – 2000, do có nhiều biến động về kinh tế - xã hội như bão số 5 năm 1997 làm thiệt hại nghiêm trọng người và của; cùng năm đó, xảy ra khủng

hoảng kinh tế khu vực Đông Nam Á nên sản xuất xã hội toàn tỉnh giảm mạnh. Điều này làm giảm năng lực đầu tư cũng như khả năng thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh, nhất là đầu tư phát triển kinh tế biển.

Tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh năm 1999 mới chỉ đạt 1.148 tỉ đồng, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài rất ít, chỉ đạt 59 triệu đồng, sau đó tăng mạnh vào năm 2000, đạt 15 tỉ đồng. Riêng ba huyện ven biển của tỉnh, vốn đầu tư năm 1999 là 424 tỉ đồng, chiếm 36,9 % vốn đầu tư toàn tỉnh. Song, thời kì này chủ yếu là đầu tư phát triển nông – lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở hạ tầng cơ

bản như cầu cống, đường xá. Mặt khác, do nguồn vốn hạn chế, đầu tư còn mang

tính dàn trãi xã hội, chưa chú trọng đầu tư các ngành kinh tế biển, nhất là du lịch biển và giao thông vận tải biển nên hiệu quả đầu tư chưa cao.

Mặc dù có đường bờ biển dài 65 km và trên lãnh thổ có 4 cửa sông lớn đổ ra biển nhưng tiềm năng và điều kiện phát triển vận tải biển của tỉnh Bến Tre rất hạn chế. Do lãnh thổ ở phần hạ lưu của sông Cửu Long nên các cửa sông lớn có độ bồi lắng phù sa rất lớn, địa hình bờ biển là các bãi bồi nông, rộng, trãi dài về phía biển nên không thích hợp cho việc xây dựng cảng biển. Đây cũng là tình trạng chung của các tỉnh ven biển vùng đồng bằng song Cửu Long, trừ Kiên Giang có bờ biển nằm trên nền địa chất cứng hơn, có khả năng phát triển cảng biển. Giai đoạn này, việc vận tải hàng hóa bằng đường biển của tỉnh rất hạn chế do không có cảng và đội tàu biển, chủ yếu phát triển vận tải đường đường sông và đường bộ.

Trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 1996 – 2000 mới chỉ có các dự án xây dựng các cảng cá, bến cá tại ba huyện ven biển để phục vụ phát triển ngành hải sản, chưa có dự án phát triển cảng biển.

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển bền vững kinh tế biển ở tỉnh bến tre (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)