Các chỉ số dự báo tình hình phát triển các ngành kinh tế biển

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển bền vững kinh tế biển ở tỉnh bến tre (Trang 105 - 109)

Ngành thủy sản

Với đà phát triển như hiện nay, ngành nuôi trồng và khai thác thủy hải sản của tỉnh sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong những năm tới. Trong đó, tập trung chủ yếu ở ba huyện ven biển; nuôi thủy sản sẽ phát triển mạnh và giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế thủy sản của tỉnh

Lĩnh vực nuôi trồng:

Dự báo tổng diện tích nuôi thủy sản của tỉnh sẽ tăng lên 40.000 ha vào năm 2020, với tốc độ tăng trưởng 0,69 %/năm. Các đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh là tôm, cá, nhuyễn thể. Trong đó, diện tích nuôi cá và nhuyễn thể tăng nhanh với tốc độ trung bình hơn 2 %/năm, nhất là diện tích nuôi cá da trơn và nghêu đáp ứng nhu cầu xuất khẩu do hai sản phẩm xuất khẩu này của tỉnh đã nhận được chứng nhận về chất lượng là GlobalGAP và MSC. Trong khi đó, tôm vẫn là đối tượng được nuôi nhiều nhất do giá trị kinh tế cao, thị trường xuất khẩu lớn, tuy nhiên tốc độ tăng diện tích nuôi tôm chậm để đảm bảo vùng quy hoạch. Hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh phát triển mạnh, ước đạt hơn 6.800 ha đến năm 2020. Do tăng diện tích nuôi và tăng cường các phương pháp nuôi hiện đại nên tổng sản lượng thủy sản nuôi của tỉnh sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2011 – 2020, tốc độ tăng trung bình là 4,05 %/năm, đạt 104.000 tấn (năm 2020), tăng gấp đôi sản lượng năm 2010. Trong đó,

sản lượng nhuyễn thể dự kiến tăng nhanh nhất (trung bình 7,42 %/năm), kế đó là

tôm (4,03 %/năm). Giá trị sản xuất ngành nuôi thủy sản tăng nhanh, hơn 4,2 %/năm.

Nhu cầu lao động nuôi thủy sản đến năm 2020 tăng lên khoảng 35.470 người.

Bảng 3.1: Dự báo một số chỉ tiêu ngành nuôi thủy sản ba huyện ven biển tỉnh Bến Tre đến năm 2020 STT Danh mục Đơn vị Hiện trạng Dự báo TTBQ (%) 2010 2015 2020 2011-2020 1. Tổng diện tích NTS Ha 37.343 39.000 40.000 0,69 Nuôi cá - 1.253 1.549 1.549 2,14 Nuôi tôm - 31.547 32.201 32.901 0,42 Nhuyễn thể - 4.543 5.250 5.550 2,02 Tôm, cá TC, BTC - 5.167 6.340 6.840 2,84 2. Tổng sản lượng NTS Tấn 69.920 96.030 104.000 4,05 - 25.440 29.360 29.570 1,51 Tôm - 27.480 36.580 40.810 4,03 Nhuyễn thể - 15.400 28.000 31.530 7,42 Thủy sản khác - 1.600 2.090 2.090 2,7 3. Giá trị sản xuất (giá hiện hành) Tỉ đồng 5.089,3 6.778 7.735,4 4,27 4. Gí trị sản xuất (giá so sánh 1994) - 2.603,8 3.626,5 4.144,5 4,75 5. Lao động Người 32.570 34.090 35.470 0,86

Tổng lượng thức ăn công nghiệp cho tôm, cá theo quy hoạch khoảng 174.000 tấn vào năm 2020. Trong đó, cá tra nuôi có nhu cầu thức ăn lớn nhất, khoảng 67.000 đến 85.000 tấn; tôm sú thâm canh, bán thâm canh khoảng 30.000 đến 35.000 tấn; tôm thẻ chân trắng cũng có nhu cầu thức ăn khá lớn, dao động từ 26.000 đến 30.000 tấn.

Tổng nhu cầu con giống đáp ứng nuôi thủy sản của ba huyện ven biển tỉnh Bến Tre đến năm 2020 gần 8,2 tỉ con giống. Để đáp ứng nhu cầu con giống ngày càng tăng, số trại sản xuất giống thủy sản dự báo đến năm 2020 là 176 trại. Sản lượng giống dự kiến đạt khoảng 4,3 tỉ con giống, có khả năng đáp ứng khoảng 52%

nhu cầu con giống thủy sản trên địa bàn tỉnh. [9]

Về lĩnh vực đánh bắt thủy sản:

Số lượng tàu thuyền và tổng công suất khai thác giảm do giảm các tàu có công suất nhỏ để để tăng cường cải hoán, nâng cấp, đóng mới các tàu có công suất

lớn (> 90CV). Từ cơ sở số liệu dự báo của “Đề án phát triển kinh tế biển ba huyện

ven biển đến năm 2020” và thực trạng phát triển ngành khai thác hải sản đến năm 2010, có thể dự báo tổng số tàu thuyền dự kiến giảm nhẹ còn khoảng 3.982 chiếc vào năm 2020, công suất bình quân là 168 CV/chiếc. Dự báo đến năm 2020, sản lượng hải sản khai thác đạt gần 121.135 tấn, trong đó cá 102.633 tấn, tôm hơn 18.502 tấn. Số lao động phục vụ trong ngành khai thác thủy hải sản khoảng 16.450

người vào năm 2020. [13 ]

Lĩnh vực chế biến thủy hải sản

Công nghiệp chế biến thủy hải sản của ba huyện sẽ tăng lên rõ rệt sau năm 2010 nhờ tỉnh có chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư và tiềm năng nguồn nguyên liệu lớn. Nếu được đầu tư và khai thác đúng hướng, ngành công nghiệp chế biến thủy sản sẽ mang lại giá trị sản xuất khá lớn và không ngừng tăng lên, dự kiến đạt 1.466 tỉ đồng (năm 2015) và tăng lên 3.270 tỉ đồng (năm 2020). Sản lượng thủy sản chế biến sẽ tăng liên tục đạt 64.200 tấn vào năm 2020. Đặc biệt sản lượng thức ăn thủy sản sản xuất trên địa bàn tỉnh sẽ tăng mạnh, đạt 32.500 tấn năm 2015 và tăng lên 80.000 tấn (năm 2020) do các cụm công nghiệp đã quy hoạch trên địa bàn ba huyện

sẽ bắt đầu hoàn thiện kết cấu hạ tầng và phát triển ngành nghề sau năm 2012, bên cạnh đó, tiếp tục triển khai các quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp mới. (Xem bảng 3.2)

Bảng 3.2: Dự báo các chỉ tiêu phát triển công nghiệp chế biến thủy hải sản ba huyện ven biển đến năm 2020

Danh mục Đơn vị tính Năm 2015 2020

Giá trị sản xuất Tỉ đồng 1.466 3.270

Chế biến thủy sản đông lạnh Tấn 11.500 30.500

Chế biến thủy sản khô - 17.870 33.700

Chế biến nước mắm 1.000 lít 3.380 7.500

Sản phẩm từ thủy sản khác (bột cá) Tấn 18.000 32.000

Sản xuất thức ăn thủy sản - 32.500 80.000

Nguồn: UBND tỉnh Bến Tre, năm 2007 [13]

Nghề muối

Dựa vào tình hình phát triển nghề muối giai đoạn 2001 – 2010, nhất là sự chuyển biến lớn về năng suất, sản lượng muối năm 2010, kết hợp với dự báo của đề án phát triển kinh tế biển của tỉnh, nếu giữ nguyên tốc độ tăng trưởng bình quân như đề án thì các chỉ tiêu phát triển diêm nghiệp đến năm 2020 sẽ tăng lên như (bảng 3.3). Theo đó, năng suất muối sẽ tăng trung bình 2,26 %/năm góp phần tăng nhanh sản lượng muối của tỉnh lên khoảng 106.554 tấn (năm 2020), trong khi diện tích muối tăng chậm.

Bảng 3.3: Dự báo các chỉ tiêu phát triển diêm nghiệp ba huyện ven biển tỉnh Bến Tre đến năm 2020

Danh mục Đơn vị tính Hiện trạng Dự báo TTBQ (%)

Năm 2010 Năm 2020 2011 - 2020

Diện tích Ha 1.652 1.738 0,51

Năng suất Tấn/ha 49 61,3 2,26

Sản lượng Tấn 81.000 106.554 2,78

Ngành lâm nghiệp

Thực trạng phát triển ngành lâm nghiệp trong thời gian qua là cơ sở để dự báo một số chỉ tiêu phát triển ngành lâm nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020. Theo đó, diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2020 giữ vững 7.833 ha như năm 2010; tỉ lệ diện tích đất có rừng là 62,6%. Tổng vốn đầu tư cho phát triển lâm nghiệp trên địa bàn ba huyện ven biển dự kiến là hơn 29 tỉ đồng, phân kì như sau: giai đoạn 2008 – 2010 là 5,1tỉ đồng; giai đoạn 2011 – 2015 là 10,85 tỉ đồng, giai đoạn 2016 – 2020 là 13,1tỉ đồng.

Ngành du lịch biển

Dự kiến khách du lịch đến vùng biển của tỉnh đến năm 2020 là 290.428 lượt người. Trong đó, khách quốc tế là 17.264 lượt người (5,9 %), khách nội địa là 273.164 lượt người (94,1%). Tốc độ tăng trưởng khách du lịch biển bình quân là

9,58 %/năm trong thời kì 2011 – 2020.

Doanh thu du lịch biển thời kì 2011 – 2020 dự kiến cũng tăng mạnh với tốc độ tăng trưởng bình quân là 15,9 %/năm, đạt 80,37 tỉ đồng (năm 2020).

Đến năm 2010, tỉnh có 4 khu du lịch biển đang xây dựng và bước đầu đưa vào khai thác. Dự kiến đến năm 2020 sẽ có 7 khu du lịch biển được đầu tư xây dựng. Theo đó, tỉnh đã định hướng xây dựng thêm khu du lịch Cồn Nhàn, khu du lịch Cồn Chài Mười và khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn gắn với di tích lịch sử “Đường Hồ Chí Minh trên biển”. Số lượng cơ sở lưu trú cũng sẽ tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ của các hoạt động du lịch.

Với tình hình phát triển mạnh mẽ của hoạt động du lịch trên địa bàn ba huyện ven biển đến năm 2020 dự kiến ngành du lịch biển của tỉnh Bến Tre cần khoảng 1.989 lao động, tăng gần 4,5 lần so với năm 2010. Trong đó, lao động qua đào tạo là 90% (1.790 người), riêng lao động có trình độ đại học và cao đẳng là 497 người.

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển bền vững kinh tế biển ở tỉnh bến tre (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)