Các nguồn lực kinh tế xã hội:

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển bền vững kinh tế biển ở tỉnh bến tre (Trang 51 - 58)

Bến Tre có ba huyện ven biển là Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Địa bàn các huyện ven biển có dân cư tập trung khá đông đúc. Năm 2010, dân số các huyện ven biển của Bến Tre là 447.812 người (35,6% dân số toàn tỉnh), trong đó dân thành thị chiếm tỉ lệ thấp: 6,6% tổng dân số ba huyện. Mật độ dân số trung bình là 372 người/

km2, thấp hơn mật độ dân số trung bình của tỉnh 1,4 lần. Trong ba huyện thì Ba Tri

có mật độ dân số cao nhất là 524 người/km2, kế đến là Bình Đại, Thạnh Phú có mật

độ dân số thấp nhất 300 người/km2.

Bảng 2.1: Dân số 3 huyện ven biển tỉnh Bến Tre, 2000 – 2009

Năm 2000 2005 2009

Số dân (người) 458.292 449.129 447.614

Tỉ lệ trong tổng số

dân của tỉnh (%) 34,8 35,5 35,6

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, năm 2005, 2011 [2]

Nhìn chung, dân cư tập trung ở ba huyện ven biển ít hơn các huyện khác, chỉ chiếm hơn 35% (2009) trong tổng số dân của tỉnh và số dân có xu hướng giảm nhẹ qua các năm do các huyện ven biển điều kiện sống còn nhiều khó khăn, nhất là thiếu cơ sở hạ tầng, điện, nước,.. Tuy nhiên, tỉ lệ dân số của ba huyện ven biển có xu hướng tăng lên qua các năm từ 34,8 % (2000) lên 35,6 % (2009); tốc độ tăng dân số trung bình là 0,29 %/năm thời kì 1999 - 2009. Tỉ lệ dân cư của ba huyện ven biển từ 15 tuổi trở lên biết chữ là 92,3% (toàn tỉnh là 94,1%); tỉ lệ dân số tốt nghiệp phổ thông cơ sở trung bình là 98,9% (năm 2010); tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp Trung học phổ thông là 73,4%, cao hơn mức trung bình toàn tỉnh là 73,02%.

Nguồn nhân lực trên địa bàn các huyện ven biển của tỉnh khá dồi dào. Năm

2010, lao động trong độ tuổi của ba huyện ven biển là 345.923 người (hơn 77% dân

số ba huyện); lao động trong ngành nghề là 272.310 người (78,7% lao động trong độ tuổi của ba huyện), trong đó nhiều nhất là lao động trong KV I: 60%, KV II: 25%, KV III: 15%. Tỉ lệ dân cư có trình độ chuyên môn kĩ thuật (CMKT) trung bình là 4,5 %, trong đó nhiều nhất là Bình Đại, tỉ lệ thấp nhất là Thạnh Phú. Phần lớn nguồn nhân lực có trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và đại học trở lên cao hơn trình độ sơ cấp chứng tỏ các huyện bước đầu quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bảng 2.2: Trình độ chuyên môn kĩ thuật của dân số từ 15 tuổi trở lên ở các huyện ven biển tỉnh Bến Tre năm 2009

Đơn vị: % Trình độ Huyện Không có trình độ CMKT

Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên Toàn tỉnh 93,5 1,2 2,4 1,1 1,8 Bình Đại 94,8 1,0 1,9 1,0 1,4 Ba Tri 95,7 0,8 1,6 0,9 1,0 Thạnh Phú 96,1 0,7 1,5 0,8 0,9

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bến Tre năm 2011 [2]

Quy hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh có 02 trường Đại học, 02 trường dạy nghề, 03 trường Cao đẳng, 09 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 10 Trung tâm dạy nghề; thực hiện chương trình phổ cập nghề nghiệp và đào tạo tay nghề cho người lao động, số lao động được đào tạo so với lao động trong độ tuổi chiếm khoảng

66,3% ; phấn đấu đạt tỷ số sinh viên cao đẳng, đại học/10.000 dân (kể cả các dạng

đào tạo không chính quy) là 287. [15]

Riêng ba huyện ven biển, dự báo đến năm 2020, dân số ba huyện ven biển là 491.245 người, tỉ lệ đô thị hóa là 27% do mở rộng các thị xã, thị trấn, thị tứ; phổ cập trung học đạt chuẩn sau năm 2015. Số lao động được đào tạo so với số lao động

trong độ tuổi chiếm khoảng 53%. Đây là nguồn nhân lực rất quan trọng để phát

triển kinh tế biển của tỉnh. [13]

2.1.2.2.Chính sách kinh tế - xã hội

Chính sách kinh tế - xã hội đối với sự phát triển của một quốc gia hay địa phương là yếu tố có ý nghĩa chiến lược. Nếu chính sách đúng đắn, kịp thời sẽ giúp địa phương nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, tổng hợp các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả cao nhất. Ngược lại, nếu chính sách không hợp lý, lỗi thời sẽ gây không ít khó khăn, làm kìm hãm sự phát triển của địa phương.

Nhằm cụ thể hóa và triển khai thực hiện “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, Tỉnh Ủy Bến Tre đã xây dựng “Chương trình hành động số 11 CTr – TU” ngày 19/04/2007. Tiếp đó, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh có

Nghị quyết số 01/2009/NQ-HĐND ban hành và phê duyệt Đề án “Phát triển toàn

diện 3 huyện ven biển tỉnh Bến Tre đến năm 2020”. Để thực hiện được mục tiêu của đề án, tỉnh đã xây dựng 7 chương trình phát triển và dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư, gồm: chương trình nước sạch; chương trình phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn và đô thị; chương trình giáo dục đào tạo nguồn nhân lực; chương trình phát triển kinh tế thủy sản; chương trình xóa đói giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội; chương trình phát triển thương mại, du lịch; chương trình xây dựng hệ thống quốc phòng toàn dân.

Bên cạnh đó, trong các ngành liên quan trực tiếp đến kinh tế biển như Thủy sản, Du lịch đã có quy hoạch phát triển từng ngành riêng đến năm 2020 nhằm định hướng phát triển ngành kết hợp khai thác tính lãnh thổ tốt hơn. Tỉnh còn có chương trình sắp xếp, bố trí dân cư các xã khó khăn ven biển do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn soạn thảo năm 2007 nhằm góp phần phân bố dân cư vùng ven biển hợp lý để phát triển bền vững.

UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các ngành, các cấp triển khai thực hiện tốt các quy hoạch, chương trình, đề án đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, tỉnh đang cố gắng hoàn thiện các chính sách, pháp luật, khuyến khích đầu tư thu

hút ngày càng đông nguồn vốn, khoa học kĩ thuật, nhân lực phục vụ phát triển các ngành kinh tế biển.

Các quy hoạch, chương trình hành động, đề án phát triển kinh tế biển từ trung ương đến địa phương đã góp phần đáng kể trong việc định hướng, tạo “bộ khung” cho sự phát triển kinh tế biển của tỉnh theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả. Tuy nhiên, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành và sự quan tâm sâu sát hơn nữa của lãnh đạo tỉnh để thực hiện tốt các chính sách này.

2.1.2.3.Cơ sở hạ tầng Giao thông vận tải:

Hệ thống giao thông trong tỉnh đang được đầu tư, nâng cấp. Quốc lộ 60 nối liền các tỉnh miền Tây đang được sửa chữa, nâng cấp; cầu Rạch Miễu nối hai bờ Tiền Giang – Bến Tre đã khánh thành và đưa vào sử dụng từ năm 2009 đã tạo bước đột phá mới cho Bến Tre. Cầu Hàm Luông hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2010 nối liền cù lao Bảo và cù lao Minh; cống đập Ba Lai nối liền Bình Đại và Ba Tri; cầu Cổ Chiên nối Bến Tre với Trà Vinh đang xây dựng, sau khi hoàn thành sẽ là động lực làm vực dậy mạnh mẽ kinh tế - xã hội của tỉnh, rút ngắn thời gian vận chuyển của các phương tiện vận tải đường bộ đến Bến Tre, gắn kết kinh tế tỉnh nhà với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đến năm 2012, Bến Tre có ba cảng cá, 1 cảng sông gần khu công nghiệp Giao Long và 1 cảng bốc xếp hàng hóa trên sông Hàm Luông. Tỉnh cũng đã xây dựng và đưa vào hoạt động khu công nghiệp Giao Long (Châu Thành) và khu công nghiệp An Hiệp (Ba Tri), thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước, giúp kinh tế Bến Tre có bước khởi sắc. Quy hoạch đến năm 2020, phát triển hệ trục giao thông Tây Bắc - Đông Nam nối liền các cù lao bao gồm tuyến Quốc lộ 60 kết hợp với nâng cấp các tuyến đường huyện thành đường tỉnh: đường huyện 14, Bình Đại -

Ba Tri - Thạnh Phú, Thạnh Hải - Mỹ An, Phong Nẫm - thị trấn Mỏ Cày Nam; đầu

tư nâng cấp cảng Giao Long thành cảng biển phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá của tỉnh. Nâng cấp cảng cá Bình Thắng, An Thủy và hoàn chỉnh cảng An Nhơn.

Bưu chính viễn thông:

Thời gian qua, bưu chính viễn thông Bến Tre đã xây dựng cơ sở hạ tầng, lắp đặt thêm nhiều trạm BTS (trạm thu phát sóng di động) 2G và 3G, đầu tư và đưa vào sử dụng nhiều dự án hiện đại về công nghệ, mở rộng về dung lượng, đảm bảo phục vụ tốt hơn cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm tới, ngành sẽ tiếp tục đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất và công nghệ để nâng cao chất lượng phục vụ.

Điện – nước:

Hiện tại, Bến Tre có hai nhà máy cấp thoát nước tại xã Sơn Đông (Thành

phố Bến Tre), xã Hữu Định (huyện Châu Thành) với công suất 32.000 m3/ngày và

nhà máy cấp nước Chợ Lách có công suất 1000m3/ngày đêm. Với công suất này,

hằng năm, công ty Cấp thoát nước Bến Tre xử lý và cấp nước đủ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân thành phố và trung tâm các huyện. Quy hoạch đến năm 2020, xây dựng hệ thống cấp nước thô từ Châu Thành - Chợ Lách về các huyện ven biển; hoàn chỉnh hệ thống cấp nước. Đến năm 2020, đạt 100% hộ dân thành thị, 95% hộ dân nông thôn được cấp nước sạch tập trung.

Những năm gần đây, ngành điện Bến Tre đã đầu tư hàng nghìn tỉ đồng để xây dựng nhiều công trình trọng điểm như: trạm 220 KV Bến Tre – 2x125 MVA, đường dây 220 KV Mỹ Tho – Bến Tre, đường dây 110 KV Mỏ Cày – Chợ Lách, đường dây 110 KV Vĩnh Long – Chợ Lách,…đã phục vụ tốt hơn cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Các công trình trạm 110 KV Bình Đại, 110 KV Thạnh Phú, đường dây 110 KV Giồng Trôm – Bình Đại, Mỏ Cày – Thạnh Phú dự kiến đưa vào vận hành trong các năm 2012, 2013 sẽ góp phần rất lón trong việc phát triển kinh tế - xã

hội các huyện ven biển. [20]

2.1.2.4.Khoa học công nghệ

Hoạt động khoa học công nghệ ngày càng được quan tâm, chú trọng đầu tư vì tính chất quan trọng của nó đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đặc biệt là bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất. Từ năm 2000 đến nay, có nhiều đề tài và dự án được đầu tư nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào sản xuất trên nhiều lĩnh vực. Một số công trình có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế biển

của tỉnh như: Dự án chuyển giao công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh cho nông hộ (năm 2001 – 2003); Thử nghiệp chế phẩm EM trong nuôi trồng thủy sản, xử lý chất thải chăn nuôi (năm 2002 – 2004); Phát triển thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản và phát triển nông thôn xã Thạnh Trị - Bình Đại; Nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên và một số tài nguyên phi sinh vật biển ven bờ (0 – 3m nước) tỉnh Bến Tre; Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trên đất giồng cát 3 xã ven biển An Thủy, Tân Thủy, An Hòa Đông huyện ba Tri,..Gần đây nhất là Mô hình sản xuất muối bằng phương pháp trải bạt ở huyện Bình Đại (năm 2010); đề tài Nghiên cứu thực nghiệm thuần dưỡng nghêu cám thành nghêu giống trên ao đất ở Ba Tri (năm 2012).

2.1.2.5. Thu hút đầu tư

UBND tỉnh có nhiều chính sách ưu đãi như miễm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễm giảm tiền thuê đất, hỗ trợ quy hoạch,...để thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh với hai lĩnh vực ưu tiên là du lịch sinh thái và công nghiệp. Khả năng thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến thủy hải sản trên địa bàn ba huyện ven biển là rất lớn do có nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào, đa dạng, lực lượng lao động dồi dào và tỉnh có nhiều chính sách ưu đãi. Lĩnh vực du lịch sinh thái cũng rất có tiềm năng thu

hút đầu tư do tỉnh có tài nguyên du lịch sinh thái khá hấp dẫn; hệ thống giao thông,

cơ sở hạ tầng đã từng bước được cải thiện. Hiện nay, tại địa bàn các huyện ven biển có 5/8 dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư về du lịch sinh thái, 3 dự án về công nghiệp và một dự án xây dựng cảng biển. Các dự án đang thu hút đầu tư về du lịch là khu du lịch sinh thái Vàm Hồ (xã Tân Mỹ - huyện Ba Tri); khu du lịch sinh thái Cồn Hố (xã An Thủy- huyện Ba Tri); khu du lịch sinh thái biển Thới Thuận (xã Thới Thuận

– huyện Bình Đại); khu du lịch sinh thái biển Thừa Đức (xã Thừa Đức – huyện

Bình Đại) và khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn tại xã Thạnh Phong, Thạnh Hải – huyện Thạnh Phú). Các dự án kêu gọi đầu tư về công nghiệp gồm: Cụm công

nghiệp thị trấn Thạnh Phú (huyện Thạnh Phú); Cụm công nghiệp thị trấn An Đức

(huyện Ba Tri), Khu tổng hợp Làng cá An Thủy (xã An Thủy – huyện Ba Tri) và một dự án xây dựng Cảng biển Thới Thuận (xã Thới Thuận – huyện Bình Đại).

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển bền vững kinh tế biển ở tỉnh bến tre (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)