0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Các nguồn lực phát triển kinh tế biển tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN Ở TỈNH BẾN TRE (Trang 42 -43 )

Bến Tre là một trong 13 tỉnh, thành của Đồng bằng sông Cửu Long, được bồi đắp bởi phù sa của 4 nhánh sông: sông Tiền Giang, sông Ba Lai, sông hàm Luông, sông Cổ Chiên. Các sông này đã chia lãnh thổ Bến Tre thành ba cù lao lớn: cù lao Bảo, cù lao Minh, cù lao An Hóa. Nhìn trên bản đồ, Bến Tre có dạng một tam giác mà đỉnh nằm ở phía thượng lưu và đáy là bờ biển dài 65 km, chiều cao của tam giác theo hướng Tây Bắc – Đông Nam là 75 km. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 2360,2

km2 (năm 2008), chiếm 5,8% diện tích tự nhiên đồng bằng sông Cửu Long.

Về tọa độ địa lý, Bến Tre nằm trong giới hạn từ 9048’B đến 100

20’B và kinh

độ từ 105057’Đ đến 106048’Đ. Vị trí này đã tạo cho tự nhiên Bến Tre mang tính

chất nhiệt đới ẩm điển hình.

Về phạm vi lãnh thổ, ba mặt của tỉnh giáp đất liền và một mặt giáp biển Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang với sông Tiền Giang là ranh giới tự nhiên; phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh với sông Cổ Chiên là ranh giới tự nhiên; phía Đông giáp biển Đông. Trung tâm của tỉnh Bến Tre cách thành phố

Hồ Chí Minh 86 km về phía Bắc.

Về mặt hành chính, từ năm 2009, Bến Tre gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh: Thành phố Bến Tre và 8 huyện: Chợ Lách, Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú, Ba Tri và Bình Đại.

Bến Tre là một trong tám tỉnh giáp biển của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển. Tỉnh có đường bờ biển dài 65 km và

vùng lãnh hải hơn 20.000 km2, có nguồn tài nguyên biển khá phong phú nhất là tài

nguyên hải sản. Bên cạnh đó, kinh tế của tỉnh đang phát triển và chuyển dịch tích cực, dân cư đông đúc, lao động dồi dào, các chính sách phát triển kinh tế - xã hội thông thoáng, thu hút đầu tư ngày càng hiệu quả,…Đó là những điều kiện tạo nên nguồn lực phát triển kinh tế biển của tỉnh.

Nguồn lực là một khái niệm rất rộng. Nó bao gồm toàn bộ các yếu tố bên trong và bên ngoài lãnh thổ, tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của

quốc gia, vùng lãnh thổ. [12]

Nguồn lực phát triển kinh tế biển bao gồm vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, dân cư nguồn lao động và các yếu tố phi vật thể khác, kể cả trong và ngoài phạm vi lãnh thổ, được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội vùng biển, ven biển.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả xác định phạm vi không gian phát triển kinh tế biển của tỉnh Bến Tre theo ranh giới hành chính ba huyện ven biển: Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, đối với một số lĩnh vực, đề tài sẽ sử dụng số liệu và phân tích ở phạm vi rộng hơn (toàn tỉnh), ví dụ phân tích nguồn tài nguyên hải sản.

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN Ở TỈNH BẾN TRE (Trang 42 -43 )

×