Các giải pháp đầu tư đạt hiệu quả

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển bền vững kinh tế biển ở tỉnh bến tre (Trang 121 - 123)

Tăng cường cơ chế bắt buộc các ngành, các doanh nghiệp tham gia đầu tư hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội bên cạnh việc đầu tư phát triển ngành.

Tăng cường thu hút đầu tư ngoài ngân sách bằng các chính sách ưu đãi về vay vốn lãi suất thấp, ưu tiên giá thuê đất, miễm giảm thuế doanh nghiệp,.. để tạo

môi trường đầu tư thuận lợi nhằm tăng nhanh nguồn vốn đầu, khoa học kĩ thuật vào

phát triển các ngành kinh tế biển, giảm áp lực cho ngân sách địa phương.

Đầu tư, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến. Tăng cường đầu tư vốn cho việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất hàng hóa gắn với việc đầu tư nâng cao công suất, đổi mới công nghệ chế biến để tăng cường năng lực của công nghiệp chế biến cho tương xứng với tiềm năng sản xuất nguyên liệu.

Chú trọng đầu tư nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng lực lượng lao động, tăng khả năng tiếp thu và ứng dụng công nghệ, kĩ thuật hiện đại trong sản xuất. Đặc biệt chú trọng đầu tư về vốn, có chính sách ưu đãi để đào tạo nguồn nhân lực chất

lượng cao phục vụ cho công tác quy hoạch, quản lý các ngành kinh tế biển và lực

lượng cán bộ khoa học kĩ thuật có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cao trực tiếp tham gia quá trình sản xuất.

Quy hoạch, phân bố hợp lý nguồn vốn đầu tư giữa các ngành, lĩnh vực kinh tế biển để tạo nên sự phát triển hài hòa. Bên cạnh đó, cần xây dựng kế hoạch đầu tư theo hướng có chọn lọc, ưu tiên phát triển ngành chủ lực, nhiều lợi thế để phát triển mạnh, trở thành ngành động lực, từng bước vực dậy các ngành giàu tiềm năng.

Đầu tư đổi mới từng ngành, từng lĩnh vực cho phù hợp chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế biển của tỉnh trong từng giai đoạn.

Đối với ngành thủy sản cần khuyến khích đầu tư nâng cao chất lượng đội tàu đánh bắt bằng các giải pháp cho vay lãi suất thấp để đóng mới và hiện đại hóa trang thiết bị tàu đánh bắt có công suất lớn (từ 90 CV trở lên) để tăng cường khả năng khai thác hải sản ngoài khơi, hạn chế khai thác vùng ven bờ. Phát triển hậu cần song song với phát triển hoạt động đánh bắt nhất là mô hình tàu hậu cần ra khơi cùng tàu cá để tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ, thu mua, bảo quản, chế biến sản phẩm khai thác. Hiện đại hóa hệ thống cơ sở vật chất, kĩ thuật phục vụ nuôi thủy hải sản, nhất là mô hình nuôi công nghiệp theo hướng thâm canh, bán thâm canh. Đầu tư và tăng cường thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thủy hải sản và tích cực đổi mới quy trình kĩ thuật, dây chuyển sản xuất theo hướng hiện đại hóa để đa dạng sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cung ứng tốt nhu cầu tiêu thụ.

Ngành du lịch cần được ưu tiên đầu tư và thu hút đầu tư trong, ngoài tỉnh, đầu tư trực tiếp nước ngoài để khai thác có hiệu quả tiềm năng theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và loại hình du lịch; tăng cường đầu tư hoàn thiện hệ thống lưu trú, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, các cửa hàng lưu niệm với các đặc sản mang dấu ấn riêng của địa phương tại các điểm, khu du lịch biển.

Đối với ngành muối cần tăng cường đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng vùng muối; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất muối sạch; từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề muối thay cho hình thức thủ công truyền thống.

Đối với ngành lâm nghiệp cần tăng cường nguồn vốn đầu tư có hiệu quả việc chăm sóc, trồng và khai thác rừng trên địa bàn tỉnh.

Có kế hoạch quy hoạch, đầu tư xây dựng cảng biển, phát triển công nghiệp cơ khí, đóng và sửa chữa tàu thuyền trong thời gian tới, phấn đấu đến năm 2020, tỉnh có ít nhất một cảng biển đi vào hoạt động để làm cơ sở phát triển ngành giao thông vận tải biển, khai thác tốt hơn tiềm năng kinh tế biển của địa phương.

Tăng cường đầu tư liên ngành, liên vùng để cùng đầu tư và sử dụng chung kết cấu hạ tầng như điện, nước, đường giao thông,.. để giảm chi phí vừa hoàn thiện được cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, việc đầu tư phát triển ngành này có khi là cơ sở để phát triển ngành khác, ví dụ trồng và chăm sóc rừng giúp phát triển các loại hình du lịch sinh thái gắn với biển, rừng. Các địa phương có cùng điều kiện tương đồng cần hợp tác chặt chẽ để phát triển các ngành kinh tế biển. Ví dụ có thể mở rộng vùng quản lý, khai thác nghêu theo tiêu chuẩn MSC sang các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Thành phố Hồ Chí Minh,..; xây dựng thương hiệu cá tra đồng bằng sông Cửu Long hay du lịch sinh thái miệt vườn vùng Tây Nam Bộ,…

Sở Kế hoạch đầu tư cần tăng cường các biện pháp xúc tiến đầu tư nhằm đa dạng hóa các hình thức và thu hút đầu tư mạnh mẽ vào các ngành, các lĩnh vực kinh tế biển của tỉnh. Theo đó, cần đăng tải đầy đủ thông tin, rõ ràng, chính xác; quảng bá thông tin rộng rãi và kêu gọi thu hút đầu tư một cách có hiệu quả từ các doanh nghiệp trong và ngoài địa phương.

Phát triển mạnh thị trường tài chính, đẩy nhanh xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa - thể thao; khuyến khích các hình thức đầu tư xây dựng và vận hành, chuyển giao các kết cấu hạ tầng.

Tăng cường các biện pháp kiểm tra tiến độ thực hiện các công trình, dự án đầu tư trọng điểm có quy mô lớn và tổ chức đánh giá hiệu quả đầu tư trên địa bàn tỉnh theo định kì để kịp thời điều chỉnh, rút kinh nghiệm, xử lý sai phạm.

Ngoài ra, cần đầu tư phát triển mạnh mẽ, toàn diện ba huyện ven biển. Đầu

tư hoàn chỉnh hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước,..xây dựng các chương trình, dự án cải tạo và bảo vệ môi trường có hiệu quả bên cạnh các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển bền vững kinh tế biển ở tỉnh bến tre (Trang 121 - 123)