Việc phát triển bền vững kinh tế biển của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001 – 2010
đã có những tác động rất lớn đến công tác bảo vệ môi trường trong tỉnh nhất là môi trường vùng biển, ven biển. Trong đó, quan trọng nhất là việc giảm thiểu được những tác động tiêu cực đến môi trường thông qua những chính sách, chương trình phát triển bền vững kinh tế biển.
Từ năm 2003, tỉnh Bến Tre đã có quy hoạch nuôi trồng thủy, hải sản gắn với từng vùng nuôi, từng đối tượng cụ thể đi đôi với việc kiểm tra xử lý chất thải ở các đơn vị nuôi trồng đã giúp môi trường vùng biển, ven biển được kiểm soát tốt hơn.
Hàm lượng chất độc hại trong nước từ kênh nội đồng cho đến vùng ven biển được
Tỉnh chỉ đạo xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải, rác thải tại các nhà máy chế biến thủy hải sản, các cảng cá, chợ, khu du lịch trên địa bàn các huyện ven biển và toàn tỉnh. Các cơ sở chế biến thủy hải sản, công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn tỉnh khi xây dựng và hoạt động phải có đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh thực hiện kiểm
tra hàng quý, hàng tháng để có biện pháp quản lý hiệu quả. Qua đó, góp phần nâng
cao ý thức của người dân, các cơ sở kinh doanh, sản xuất trên địa bàn tỉnh về công tác bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển bền vững.
Công tác trồng và chăm sóc rừng, nhất là rừng ngập mặn ven biển được thực hiện tốt bên cạnh việc phát triển kinh tế biển đã góp phần bảo vệ môi trường sinh thái vùng ven biển. Rừng ngập mặn có tác dụng chống xói lở bờ biển, cố định và tăng diện tích bãi bồi, lọc sạch nước biển, hạn chế những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước biển nên đã góp phần rất lớn vào việc giữ cân bằng và bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài ra, rừng ngập mặn còn là nơi trú ngụ, sinh sản của các loài động thực vật, hải sản. Qua đó, nguồn gen được lưu trữ, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.
2.4. Những vấn đề cần quan tâm đến phát triển bền vững kinh tế biển ở tỉnh Bến Tre