Sự lĩnh hội triết học thực dụng nói chung và “niềm tin thực dụng”của Peirce

Một phần của tài liệu toàn văn Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce (Trang 140 - 160)

7. Kết cấu của luận án

4.3. Sự lĩnh hội triết học thực dụng nói chung và “niềm tin thực dụng”của Peirce

nói riêng ở Việt Nam

Trƣớc khi làm rõ sự ảnh hƣởng của quan niệm “niềm tin thực dụng”, triết học thực dụng của Peirce nói riêng và chủ nghĩa thực dụng nói chung, thiết nghĩ chúng ta cần phân biệt rõ thuật ngữ “thực dụng” trong đời sống thƣờng ngày và thuật ngữ “thực dụng” trong chủ nghĩa thực dụng Mỹ.

“Thực dụng” trong đời sống thƣờng ngày là quan niệm dùng để chỉ hành vi của những cá nhân bất chấp các quy tắc, luân lý, chuẩn mực đạo đức nhằm đạt tới những hiệu quả, giá trị nhất định, mà những hiệu quả, giá trị đó về mặt hình thức, đã tạo ra hoặc đƣa đến cho chủ thể hành vi một giá trị ƣu trội, thỏa mãn đƣợc một thang bậc nhu cầu có tính lịch sử của cuộc sống cá nhân. Đặc biệt trong nền kinh tế

137

thị trƣờng hiện nay, sự coi trọng giá trị vật chất, đề cao giá trị đồng tiền đã thúc đẩy không ít những cá nhân đi tìm cho mình những cách thức để đạt đƣợc những cái mình muốn một cách nhanh chóng. Ngƣời ta lấy giá trị của đồng tiền là thƣớc đo quy chuẩn về sự thành đạt mà quên đi giá trị đạo đức, giá trị nhân văn cao quý của con ngƣời. Việc bất chấp thủ đoạn, hành động gấp rút, sống nhanh, sống gấp, sống hƣởng thụ, chạy theo giá trị đồng tiền, đề cao lối sống vật chất mà xem nhẹ đời sống tinh thần,v.v. chính là những biểu hiện của thực dụng đời thƣờng, thực dụng tự phát, thực dụng cảm tính hiện nay (theo nghĩa tiêu cực).

“Thực dụng” trong chủ nghĩa thực dụng trƣớc hết là một khái niệm triết học và bản chất của nó đƣợc biểu trƣng ở chỗ, nó là một phƣơng tiện, hay là một công cụ, một lý thuyết chỉ dẫn con ngƣời đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong hoạt động sinh tồn. Với tƣ cách là một trào lƣu triết học, chủ nghĩa thực dụng là một sản phẩm của tƣ duy khoa học, vừa phản ánh hiện thực cuộc sống, vừa xây dựng hệ chuẩn lý luận về cuộc sống đó và hơn thế nữa, nó là một lý thuyết mang tính định hƣớng cho hành động của con ngƣời. Mục đích của nó là hƣớng tới hiệu quả. Vì vậy, tôn chỉ hành động của ngƣời theo chủ nghĩa thực dụng là lấy hiệu quả làm thƣớc đo, coi hữu dụng là chân lý. Chủ nghĩa thực dụng không chủ trƣơng con ngƣời hành động chiếm lĩnh hiệu quả, thỏa mãn nhu cầu cá nhân mà lại không coi trọng sự hiện hữu của những giá trị nhân bản. Sự thành đạt của cá nhân, theo chủ nghĩa thực dụng là do nỗ lực của cá nhân chứ không phải là “sự đánh cắp lao động của ngƣời khác”. Tuy nhiên, việc nó đề cao một cách thái quá “giá trị tiền mặt” lại là một kẽ hở để cho những ngƣời thực dụng tự phát, cảm tính len lỏi vào nhằm thỏa mãn “con khát lợi ích cá nhân”.

Từ sự khu biệt giữa hai khái niệm thực dụng thƣờng ngày và thực dụng trong chủ nghĩa thực dụng, nếu xem xét trên khía cạnh thực dụng thƣờng ngày thì điều này không đƣợc coi là sự lĩnh hội về chủ nghĩa thực dụng mà nó là thực dụng tự phát, cảm tính đƣợc nảy sinh trên cơ sở hiện thực cuộc sống hàng ngày khi con ngƣời ta hƣớng mục đích vào và tuyệt đối hóa đời sống vật chất mà xem nhẹ đời sống tinh thần. Theo nghĩa này, thực dụng không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, đồng thời nó cũng là yếu tố có tính nội sinh chứ không phải là đƣợc du nhập.

Để làm rõ sự ảnh hƣởng của chủ nghĩa thực dụng cũng nhƣ niềm tin trong triết học thực dụng Peirce đến Việt Nam, thiết nghĩ chúng ta cũng nên chú ý vận dụng đến phƣơng pháp luận của Peirce để làm rõ sự ảnh hƣởng - đó chính là chúng

138

ta cần phải làm rõ nghĩa của khái niệm “ảnh hƣởng”. Theo tác giả luận án, trƣớc hết sự ảnh hƣởng đƣợc hiểu theo nghĩa thứ nhất là chủ nghĩa thực dụng đƣợc truyền bá, du nhập vào Việt Nam, trở thành một trong những yếu tố quy định hành vi, lối sống, lối ứng xử ít nhất của một bộ phận tầng lớp dân cƣ; thứ đến, chủ nghĩa thực dụng du nhập vào Việt Nam thông qua con đƣờng tiếp nhận, nghiên cứu bởi một bộ phận những nhà trí thức có sự quan tâm, nghiên cứu về nó, hấp thụ nó và trở thành một bộ phận, một thành tố trong lối sống của họ.

Ở chiều cạnh thứ nhất, chủ nghĩa thực dụng nói chung cũng nhƣ niềm tin trong

chủ nghĩa thực dụng của Peirce nói riêng ảnh hƣởng đến Việt Nam thông qua một số con đƣờng. Trước hết, vào những năm 60 -70 của thế kỷ XX, Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã đƣa một số tƣ tƣởng triết học phƣơng Tây vào miền Nam Việt Nam làm công cụ tinh thần, chống lại phong trào cách mạng của nhân dân Việt Nam. Triết học thực dụng, một “đặc sản” và là hạt nhân của văn hoá Mỹ, cũng đã đƣợc đƣa vào Việt Nam trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nhằm phục vụ cho mƣu đồ chính trị - chủ nghĩa thực dụng đã bị chính trị hóa bởi mƣu đồ xâm lƣợc của chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Vì vậy, những nội dung tích cực của chủ nghĩa thực dụng đem lại cho đời sống con ngƣời, nhƣ việc hình thành, củng cố niềm tin, đề cao vai trò của hoạt động và hiệu quả thực tiễn, là một phƣơng pháp tƣ duy để giúp cho tƣ tƣởng của chúng ta đƣợc trở nên rõ ràng..., đã bị đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn “tuốt bỏ” và thay thế vào đó là nội dung mới, có tính chất tiêu cực, nhƣng lại có ích cho sự xâm lƣợc của đế quốc Mỹ, đó là: nhấn mạnh đến đời sống vật chất, chủ trƣơng lối sống tiêu dùng, hƣởng thụ, hình thành con ngƣời một chiều,v.v. một thứ chủ nghĩa thực dụng giả hiệu, thực dụng “nhái” đã đƣợc dựng lên. Và nhƣ vậy, nguyên tắc giá trị chân lý ở tính có ích của triết học thực dụng chỉ phơi bầy cái có ích của tập đoàn thống trị, còn quần chúng đông đảo bị vứt vào cảnh đói nghèo và tàn phá của một cuộc chiến tranh xâm lƣợc. Xu hƣớng này không có sức sống, sức lan tỏa và nhanh chóng chịu chung số phận với đế quốc Mỹ khi chúng thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lƣợcViệt Nam.

Thứ đến, chủ nghĩa thực dụng thông qua con đƣờng chính thống, là hoạt động có tính hƣớng đích thông qua hoạt động trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm ảnh hƣởng đến thế giới quan, nhân sinh quan của quần chúng nhân dân trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa tinh thần mới. Quả thật, bắt đầu từ thời kỳ đổi mới, với chính sách mở cửa, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam, chủ trƣơng hội nhập trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa và tƣ tƣởng. Đặc biệt, sau khi Việt Nam

139

bình thƣờng hóa quan hệ với Mỹ, những giá trị văn hóa cũng nhƣ tƣ tƣởng nƣớc Mỹ đƣợc chú ý khai thác. Tuy nhiên, do sự khác biệt về hệ giá trị cũng nhƣ mục đích xây dựng con ngƣời mới, mà những tƣ tƣởng triết học Mỹ đã không đƣợc lựa chọn, nhất là trong khi khái niệm “thực dụng” đã bị chúng ta hiểu với nghĩa tiêu cực.

Ở chiều cạnh thứ hai, có thể chia thành hai giai đoạn chính: giai đoạn trƣớc

thời kỳ thống nhất đất nƣớc và giai đoạn sau thời kỳ thống nhất đất nƣớc. Ở giai đoạn trƣớc thời kỳ thống nhất đất nƣớc (trƣớc năm1975), qua những “tân thƣ” khái niệm thực dụng cũng đã đƣợc đƣa vào Việt Nam từ Trung Quốc. Hồ Thích, ngƣời học trò của J.Dewey, đã dịch pragmatism là “thực dụng”, phần nào cũng gần với nghĩa từ “pagrama”, một từ nguyên có nghĩa là “hành động”, một yếu tố quan trọng của pragmatism. Nhƣng nhƣ chúng ta đã biết, nhiều từ của Trung Quốc khi vào Việt Nam đã thay đổi nghĩa. Và từ “thực dụng”, vốn là một triết học có bề dày khái niệm đã biến nghĩa thành một từ đầy nghĩa xấu. Theo từ điển tiếng Việt (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 1988), từ “thực dụng” đƣợc định nghĩa: “Chỉ nhằm vào cái gì có lợi, không quan tâm đến những mặt khác”. Cũng trong từ điển tiếng Việt đƣợc bổ sung sửa chữa năm 1992 của Nhà xuất bản Kỹ thuật Hà Nội: “Chủ nghĩa thực dụng là học thuyết cho rằng chân lý không phải là sự phản ánh hiện thực khách quan, mà là cái hữu hiệu thực tế, đáp ứng những lợi ích chủ quan của con ngƣời. Tƣ tƣởng chỉ nhằm vào những gì có thể mang lại lợi ích cho mình không quan tâm đến những mặt khác” hay trong Từ điển Triết học do Nhà xuất bản Sự thật xuất bản năm 1960, cho rằng: “Chủ nghĩa thực dụng là trào lƣu triết học phản động, một loại chủ nghĩa duy tâm chủ quan đặc biệt lƣu hành ở Mỹ…, học thuyết đã trở thành công cụ phục vụ cho sự chuyên quyền tuyệt đối và cho đủ mọi thứ xuyên tạc có lợi cho tƣ tƣởng và chính trị phản động, và mở rộng cửa cho chính sách ngu dân. Do đó “chân lý” trở thành một thủ đoạn biện hộ cho mọi hành vi của bọn đế quốc, một công cụ đấu tranh chống những tƣ tƣởng khoa học và xã hội tiên tiến, một thủ đoạn làm ngu muội quần chúng”. Cách định nghĩa này, thiết nghĩ chỉ đúng với chủ nghĩa thực dụng với tƣ cách là lối sống thực dụng - tiếng nói hàng ngày và nhƣ vậy không thể coi là nội dung của khái niệm triết học Mỹ. “Thế là những nhà viết về chủ nghĩa thực dụng Mỹ chƣa đƣợc chăm chỉ làm việc, cứ theo lối duy danh định nghĩa của ngƣời ít học và cứ từ đó mà tán ra thành triết học của một nƣớc. Cách nghiên cứu này rất xa với tác phong khoa học” [20, tr. 66].

Sau năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nƣớc thống nhất, tình hình nghiên cứu về triết học thực dụng cũng không đƣợc cải thiện là mấy. Với tƣ

140

cách là một yếu tố đáng chú ý của văn hoá phƣơng Tây, văn hoá Mỹ, triết học thực dụng tiếp tục có mặt ở Việt Nam và đƣợc giới nghiên cứu quan tâm.

Quá trình nghiên cứu về chủ nghĩa thực dụng ở Việt Nam chủ yếu dừng lại ở sự phê phán chủ nghĩa thực dụng, coi chủ nghĩa thực dụng là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, là chủ nghĩa duy ngã, là hệ thống quan điểm tuyệt đối hóa lợi ích trƣớc mắt, không quan tâm đến những mặt khác làm nảy sinh lối sống “vị kỷ, vị lợi” làm suy đồi đạo đức đối với một bộ phận thanh niên nói chung. Sự lĩnh hội theo phƣơng diện này là hoàn toàn phiến diện, một chiều, là sự suy diễn chủ quan về chủ nghĩa thực dụng, thể hiện sự “chụp mũ, hời hợt” trong nhận định và nghiên cứu, không hiểu đƣợc thực chất của chủ nghĩa thực dụng, đặc biệt là chủ nghĩa thực dụng của Peirce. Và nhƣ vậy, “chủ nghĩa thực dụng đã có mặt ở nƣớc ta hơn nửa thế kỷ rồi, nhƣng viết đúng về nó thì ít mà không đúng thì nhiều hơn” [20, tr. 65].

Nhƣ vậy, có thể khẳng định rằng, về cơ bản chủ nghĩa thực dụng với tƣ cách là một trƣờng phái triết học đặc trƣng của ngƣời Mỹ, phản ánh lối tƣ duy và hành động của ngƣời Mỹ, một bộ phận cấu thành văn hóa Mỹ tuy đã có mặt ở Việt Nam, nhƣng vẫn chƣa thực sự ảnh hƣởng đến lối sống, nếp tƣ duy và hành động của ngƣời Việt hoặc một bộ phận cộng đồng dân cƣ ngƣời Việt. Về mặt hiện tƣợng, trong đời sống hàng ngày chúng ta có thấy nổi lên hai từ “ thực dụng” trong suy nghĩ cũng nhƣ hành động của một bộ phận dân cƣ, nhất là xu hƣớng này ngày càng phát triển khi chúng ta đang phát triển kinh tế thị trƣờng; hiện tƣợng này không phản ánh thực chất của chủ nghĩa thực dụng Mỹ, nhƣng trên thực tế một số ngƣời nghiên cứu vẫn cho rằng giữa hiện tƣợng và bản chất đó là một, đồng nhất lối sống thực dụng tự phát với chủ nghĩa thực dụng; điều này là sự hiểu chƣa đúng về chủ nghĩa thực dụng. Nguyên nhân của sự đánh đồng đó là do hiểu không đúng về chủ nghĩa thực dụng với bề dày các khái niệm đặc trƣng, mà một trong những nội dung quan trọng của chủ nghĩa thực dụng đƣợc đề ra ngay thủa đầu mới khai sinh, đó là vấn đề “niềm tin thực dụng”.

Nếu nhƣ trong bối cảnh tồn tại xã hội của ngƣời Mỹ đã làm nảy sinh, hình thành chủ nghĩa thực dụng, thì cũng nhƣ vậy, trong bối cảnh hàng nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, phải đối diện với biết bao thiên tai, địch họa, để bảo tồn và phát triển đƣợc, ngƣời Việt ta đã sớm hình thành triết lý thiết thực. Có thể khẳng định, triết lý thiết thực là một bộ phận hữu cơ của triết lý văn hóa truyền thống dân tộc, là một bộ phận của tƣ duy, ý thức xã hội, có tính khái quát cao, tổng hợp về hoạt động của con ngƣời theo yêu cầu về sử dụng phƣơng thức, phƣơng pháp, phƣơng tiện chân thật, thực tế, phù hợp

141

với thực tiễn nhằm đạt hiệu quả đem lại lợi ích cho chính con ngƣời. Mục đích duy nhất của hoạt động có tính thiết thực là cái đem lại cuộc sống vật chất và cuộc sống tinh thần gắn liền với nó của mỗi cá nhân - cá thể cũng nhƣ của cả cộng đồng, dân tộc. Điểm căn bản của triết lý thiết thực của ngƣời Việt là: “Con ngƣời cần đem năng lực thật - tốt - đẹp của chính mình vào hoạt động thực tiễn để có hiệu quả tích cực nhằm đạt đƣợc những lợi ích cho sự tồn tại, phát triển của mỗi cá nhân - cá thể và cộng đồng, dân tộc” [84, tr. 37], “giá trị đích thực của triết lý thiết thực là tạo ra một động lực tinh thần cần thiết, một nhân tố nhận thức hợp lý và một phƣơng pháp hữu hiệu để con ngƣời vận dụng chúng vào đời sống hiện thực” [85, tr. 37].

Triết lý thiết thực của ngƣời Việt vừa mang đậm giá trị thực tiễn, giá trị xã hội, đồng thời mang giá trị phƣơng pháp luận duy vật mộc mạc và mang giá trị bản sắc dân tộc. Giá trị thực tiễn của triết lý thiết thực của ngƣời Việt đƣợc thể hiện ở hoạt động vật chất có mục đích của con ngƣời nhằm cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội, còn giá trị xã hội đƣợc thể hiện ở việc nó tác động tích cực đến các quan hệ cộng đồng. “Mọi động thái sinh sống, mọi tƣ liệu vật thể, tri thức, trí tuệ, tình cảm, ý chí, niềm tin, khát vọng chân thực, hợp lý, đúng đắn đều trở thành nhân tố quy định hoạt động hiện thực hóa mục đích “lợi ích”; tức là cái “thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Lợi ích cá nhân, gia đình hay lợi ích làng xã, cộng đồng; lợi ích sinh hoạt đời thƣờng hay lợi ích vận mệnh đất nƣớc; lợi ích vật chất hay lợi ích tinh thần; lợi ích nhỏ hay lợi ích lớn; lợi ích trƣớc mắt hay lợi ích lâu dài - tất cả đều đƣợc thẩm định, điều chỉnh, tiếp biến, hội nhập, hòa hợp ở mức độ hợp lý, cần thiết nhất định để muôn dân an cƣ, lạc nghiệp, quốc gia thái bình, phú cƣờng....Triết lý thiết thực khƣớc từ, phê phán mọi ý đồ, hành động hám lợi, trục lợi, vị kỷ làm phƣơng hại lợi ích của ngƣời khác, của cộng đồng, dân tộc” [85, tr. 37]. Giá trị phƣơng pháp luận duy vật mộc mạc đƣợc thể hiện ở việc vận hành hợp lý phƣơng thức tƣ duy, nhận thức trong hoạt động mƣu sinh. “Để đạt đƣợc mục đích, trong quá trình thực hiện, con ngƣời phải chú trọng tới “lối nghĩ”, “cách làm” cùng với mọi điều kiện, phƣơng tiện cần thiết, hữu dụng, chân thật, bền vững, phù hợp với yêu cầu hoạt động để mang lại hiệu quả đích thực, đáp ứng nhu cầu lợi ích. Triết lý thiết thực vừa là nhân tố, yếu tố tự ý

Một phần của tài liệu toàn văn Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce (Trang 140 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)