7. Kết cấu của luận án
4.1.2. Quan niệm “niềm tin thực dụng”của Peirce: hạn chế
Bên cạnh những đóng góp nêu trên, quan niệm “niềm tin thực dụng” của Peirce còn có một số hạn chế sau đây:
Thứ nhất: Là một nhà khoa học tự nhiên thực nghiệm, đứng trên lập trƣờng khoa học tự nhiên thực nghiệm để xây dựng lý luận về niềm tin, Peirce không thể chấp nhận một niềm tin không rõ ràng, không đƣợc luận chứng về mặt khoa học, và yêu cầu niềm tin cần phải đƣợc xây dựng dựa trên những căn cứ nhất định. Ông đã gia tăng hàm lƣợng khoa học vào nội hàm của niềm tin, xây dựng một niềm tin tỉnh táo làm “công cụ” cho hoạt động thực tiễn của con ngƣời. Khi chuyển đối tƣợng của niềm tin từ tin vào cái tốt (thiện), tin vào cái đẹp (mỹ) chuyển thành tin vào cái đúng (chân), coi cái đúng là cái tốt, cái đẹp, Peirce có xu hƣớng đồng nhất giữa chúng. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải mọi cái tốt, cái đẹp, cái thiện đều đƣợc chứng minh về mặt khoa học là cái đúng; hơn thế nữa, trong hiện thực vẫn tồn tại những niềm tin không cần xuất hiện hiệu quả về mặt thực tiễn, hoặc phải trải qua một khoảng thời gian dài hiệu quả mới đƣợc bộc lộ, mới đƣợc chứng nghiệm nhƣng ngƣời ta vẫn tin, niềm tin đó vẫn trở thành cơ sở thôi thúc cho sự hành động của chủ thể. Do đó, theo quan niệm của Peirce thì niềm tin đó sẽ không tồn tại. Việc quá chú trọng cũng nhƣ yêu cầu niềm tin cần đƣợc luận chứng về mặt khoa học, điều này chứng tỏ Peirce đã thể hiện sự sùng bái khoa học, mang tính duy khoa học trong việc xây dựng niềm tin. Và nhƣ vậy, Peirce cũng đi vào lối mòn về tƣ duy nhƣ các bậc tiền bối trƣớc đó. Nếu nhƣ ông phê phán Descartes mang tính duy lý, thì cũng có khác gì đâu khi ông quá coi trọng vai trò của khoa học đến mức trở thành duy khoa học.
Thứ hai: Bên cạnh việc đòi hỏi niềm tin phải đƣợc luận chứng về mặt khoa
học, Peirce cũng dựa vào tiêu chuẩn lôgic và tiêu chuẩn thực tiễn để chứng minh, đặc biệt ông nhấn mạnh đến tiêu chuẩn thực tiễn, tuyệt đối hóa vai trò của hiệu quả thực tiễn, lấy đó là thƣớc đo tuyệt đối để xác định mọi niềm tin, dƣờng nhƣ không phù hợp, vì trong hiện thực vẫn còn xuất hiện một số trƣờng hợp sự tồn tại của niềm tin nhƣng không thể chứng minh đƣợc về mặt thực tiễn, không đem lại hiệu quả ngay lập tức nhƣ mong đợi. Peirce cho rằng, cái quan trọng không phải là niềm tin có phù hợp với thực tế khách quan hay không, mà là chúng có tạo nên thói quen
112
hành động cho con ngƣời hay không, có thể tạo nên hiệu quả nhƣ dự định hay không. Chỉ có nhƣ vậy mới xác lập niềm tin của con ngƣời. Lấy hiệu quả thực tiễn làm thƣớc đo để xây dựng, củng cố niềm tin, điều này làm cho niềm tin đƣợc xác thực, tin cậy, không viển vông, không bị sa vào niềm tin mù quáng, niềm tin tôn giáo, làm cho niềm tin tăng thêm sức mạnh của nó. Tuy nhiên, việc nhấn mạnh đến vai trò của hiệu quả thực tiễn trong quá trình hình thành và củng cố niềm tin như vậy, vô hình trung Peirce đã làm cho lĩnh vực tâm linh, niềm tin vào cái siêu việt bị thế tục và phàm tục hóa. Việc quay trở về với con ngƣời thực tiễn, hƣớng đến con ngƣời hoạt động là một ƣu điểm của niềm tin thực dụng, tuy nhiên quan niệm về thực tiễn trong mối quan hệ với niềm tin vẫn còn hạn chế, bị bó hẹp trong hoạt động, trong kinh nghiệm, “ngoài hoạt động, ngoài thực tiễn, ngoài lợi ích, ngoài kinh nghiệm (chủ nghĩa thực dụng) chẳng có gì cả. Hơn nữa, thực tiễn, theo họ là hành động của con ngƣời với tƣ cách là vật chịu sự tác động của hoàn cảnh và phản ứng lại hoàn cảnh, chứ không phải là hoạt động vật chất cảm tính” [92, tr. 193]
Thứ ba: Khi đặt niềm tin trong mối quan hệ với tri thức, Peirce lấy tri thức
kinh nghiệm để làm cán cân, đối trọng trong việc xác định niềm tin thực dụng. Kinh nghiệm, chính là tấm gƣơng phản tƣ lại niềm tin của con ngƣời, “Peirce phản đối thoát ly chủ nghĩa trực giác và chủ nghĩa võ đoán, chủ trƣơng tôn trọng kinh nghiệm và khoa học, v.v. cần lấy việc nghiên cứu tỉ mỉ, rõ ràng làm tiền đề xuất phát, dựa vào các nghiệm chứng đa dạng khác nhau, chứ không nên dựa vào quyết định của cá nhân” [108, tr. 66-67]. Điều này chứng tỏ Peirce chú trọng vào chỗ niềm tin phải có căn cứ thực tế và kinh nghiệm. Niềm tin đƣợc củng cố trên cơ sở của kinh nghiệm đạt đƣợc trong thực tiễn. Đây vừa là ƣu điểm cũng là nhƣợc điểm của niềm tin thực dụng. Không thể phủ nhận rằng, trong một chừng mực nhất định kinh nghiệm là bộ phận không thể thiếu trong quá trình nhận thức của chúng ta, nó là sự trải nghiệm của con ngƣời trong cuộc sống. Với tƣ cách là một bộ phận cấu thành của hoạt động nhận thức, kinh nghiệm là cái cho chúng ta biết mỗi cá nhân khác nhau ở điểm nào; từ kinh nghiệm của mình mà mỗi cá nhân có thể xác lập cho mình niềm tin để hành động. Do đó, với một ý nghĩa nhất định, kinh nghiệm chính là cơ sở hành động, thẩm định sự trải nghiệm của con ngƣời trƣớc thế giới khách quan và từ sự trải nghiệm đó có thể rút ra những tri thức đúng đắn về sự vật, hiện tƣợng rồi đi đến xác định niềm tin. Quả thật, trên thực tế, từ nền tảng kinh nghiệm mà mỗi cá nhân có thể tin theo những khuynh hƣớng hoạt động của mình một cách chắc chắn. Nhƣng kinh nghiệm là gì, làm thế nào để có kinh nghiệm?
113
Cũng nhƣ các nhà kinh nghiệm truyền thống, nó đòi hỏi rằng lý thuyết phải tìm thấy sự giải thích của nó trong kinh nghiệm, nhƣng vƣợt lên trên chủ nghĩa kinh nghiệm truyền thống, chủ nghĩa thực dụng quan niệm rằng kinh nghiệm là xã hội, là một quá trình hƣớng tới tƣơng lai thấm nhuần các giá trị và đƣợc biểu thị trong hành động. Đối với các nhà thực dụng thì kinh nghiệm không phải là một danh từ cao siêu mà nó là cái gắn liền với cuộc sống nhƣ phong tục, thể chế, tín ngƣỡng,.v.v. thậm chí theo họ, kinh nghiệm và cuộc sống là một. Một điều cần lƣu ý là đối với Peirce cũng nhƣ các nhà triết học thực dụng trong quan niệm về kinh nghiệm, không phải là kinh nghiệm nói chung, mà đó là kinh nghiệm của mỗi cá nhân, nó là kết quả nghiệm sinh của mỗi cá nhân trong đời sống, từ sự nghiệm sinh này giúp cho mỗi cá nhân phát huy năng lực của mình trong hành động để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.
Nhƣ vậy, dựa trên tri thức, mặc dù còn là tri thức kinh nghiệm là chủ yếu, điều này đã khẳng định: “niềm tin thực dụng” là biểu hiện của niềm tin khoa học (vì nó đƣợc xây dựng trên cơ sở hệ thống tri thức khoa học, nó xuất phát từ mục đích, nhu cầu cuộc sống và dựa trên sự hiểu biết, tri thức đã đạt đƣợc thông qua hành động thực tiễn, lấy hiện thực và hiệu quả trên thực tiễn làm căn cứ để hình thành niềm tin, nó chống lại niềm tin mù quáng). Là một trong những yếu tố góp phần hình thành nên nhận thức của mỗi con ngƣời, và từ nhận thức về sự vật, hiện tƣợng khám phá đƣợc bản chất của chúng thì con ngƣời có thể tạo lập đƣợc niềm tin, làm cơ sở dẫn dắt hành động của mình. Nhƣng hạn chế của Peirce cũng nhƣ các nhà thực dụng sau này bao gồm cả James, Dewey là đã tuyệt đối hóa kinh nghiệm đến mức, xem kinh nghiệm là yếu tố bao trùm lên toàn bộ nhận thức của con ngƣời, và nhƣ vậy sẽ rơi cực đoan, phiến diện, “chủ nghĩa thực dụng trƣớc hết chối bỏ mọi định kiến, mọi hệ thống sẵn có, mọi lý thuyết. Thái độ năng động và chỉ coi trọng kinh nghiệm ấy, có khi đƣợc coi là biểu hiện sự trẻ trung của nhân dân Mỹ…” [35, tr. 31]. Hay nói cách khác, một mực đề cao kinh nghiệm trong việc xác lập niềm tin, vì tuyệt đối hóa vai trò kinh nghiệm và nhận thức kinh nghiệm, nên Peirce nói riêng và chủ nghĩa thực dụng nói chung đã mang tính duy kinh nghiệm, một biểu hiện của tính siêu hình. Xét từ góc độ nhận thức luận, kinh nghiệm và tự nhiên, chủ thể và đối tƣợng là cùng dựa vào nhau mà tồn tại, có quan hệ không thể tách biệt, giữa kinh nghiệm riêng và kết luận chung có mối quan hệ với nhau - giữa nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận với tƣ cách là hai trình độ nhận thức của con ngƣời nằm trong mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau; “Peirce không hiểu đƣợc phép biện chứng từ kinh nghiệm
114
riêng rút ra kết luận chung” [31, tr. 330], ông không thấy đƣợc sự thống nhất giữa chúng với nhau, và do đó ông không thể giải thích phạm trù lôgic làm thế nào từ quan sát kinh nghiệm riêng rút ra kết luận chung - đây chính là biểu hiện tính siêu hình trong hệ thống triết học của Peirce nói chung và trong quan niệm về “niềm tin thực dụng” nói riêng. Quan niệm về kinh nghiệm và nhấn mạnh vai trò của kinh nghiệm trong việc xác lập và củng cố “niềm tin thực dụng” của Peirce tiếp tục ảnh hƣởng đến W.James với chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để và J.Dewey với chủ nghĩa tự nhiên kinh nghiệm. Không những thế, tính siêu hình trong lý luận về “niềm tin thực dụng” nói riêng và triết học thực dụng nói chung của Peirce còn đƣợc thể hiện rõ nét, khi trên cơ sở lý thuyết có thể sai lầm, thuyết ngẫu nhiên, thuyết liên tục mà ông đã phủ nhận tính tất yếu chỉ thừa nhận sự tồn tại của tính ngẫu nhiên, không thấy đƣợc mối quan hệ biện chứng và sự chuyển hóa giữa chúng.
Thứ tư: Trong lý thuyết về xây dựng niềm tin của mình, Peirce luôn đặt niềm tin trong mối quan hệ với nghi ngờ, coi nghi ngờ là một động lực để đạt tới niềm tin của con ngƣời trong thực tiễn, và trên cơ sở niềm tin đã đạt đƣợc thúc đẩy hành động của chúng ta, làm cho hành động của chúng ta đạt hiệu quả trên thực tiễn. Vấn đề đặt ra là tại sao Peirce lại đặt niềm tin trong mối tƣơng quan với nghi ngờ? Đó là bắt nguồn từ thực tiễn cần phải có những tƣ tƣởng rõ ràng và tƣờng minh. Chỉ có những tƣ tƣởng rõ ràng và tƣờng minh mới thực sự đem lại và hình thành niềm tin với tƣ cách là cơ sở hành động cho chủ thể, đồng thời mới có thể đem lại hiệu quả trên thực tiễn cho chủ thể với niềm tin đó. Nếu niềm tin không đƣợc xây dựng trên cơ sở những tƣ tƣởng tƣờng minh, rõ ràng thì niềm tin đó không có sức mạnh đem lại hiệu quả trên thực tiễn cho chủ thể và nhƣ vậy niềm tin không còn có giá trị.
Bên cạnh việc đƣa ra lý thuyết thăm dò, coi hoài nghi là điểm bắt đầu của lý luận thăm dò, thông qua thăm dò nhƣ thế nào để cho ngƣời ta thoát khỏi hoài nghi, xác lập niềm tin; đồng thời để xác lập niềm tin, Peirce đƣa ra lý thuyết về nghĩa của khái niệm.
Xác lập nghĩa của khái niệm là một trong những nguyên lý cơ bản trong nhận thức của chủ nghĩa thực dụng Peirce, trong nhận thức về sự vật, hiện tƣợng thì tƣ tƣởng phải rõ ràng, khái niệm phải chính xác. Khách quan mà nói, về cơ bản bất kỳ một sự vật, hiện tƣợng nào tồn tại trong mối quan hệ với con ngƣời đều có tên gọi của nó. Tên gọi đó chính là khái niệm về sự vật, hiện tƣợng. Khái niệm về sự vật hiện tƣợng cụ thể chính là dấu hiệu để cho biết nó là cái gì và phân biệt nó với cái khác. Biết đƣợc nghĩa của khái niệm là biết đƣợc bản chất của khái niệm có tác động nhƣ thế nào đến cảm nhận chủ
115
quan của con ngƣời. Khi hiểu đƣợc bản chất của khái niệm nó sẽ có tác dụng hƣớng dẫn hành động của con ngƣời. Peirce đã xuất phát từ nguyên lý cơ bản này để làm căn cứ cho những lý giải của mình về niềm tin. Liên quan tới lý thuyết về nghĩa của khái niệm, Peirce đã vận dụng tƣ tƣởng của Berkeley để giải quyết. Nếu Berkeley khẳng định: tồn tại có nghĩa là đƣợc cảm giác hay tồn tại có nghĩa là tồn tại trong cảm giác thì Peirce không nói về tồn tại mà nói về nghĩa hay nội dung của khái niệm, tức nói về những hệ quả thực tiễn của khái niệm. Chính hệ quả thực tiễn của khái niệm làm cho tƣ tƣởng trở nên rõ ràng. Điều này khác với Descartes và Leibniz. Descartes bắt đầu triết học duy lý của mình bằng vấn đề là tƣ tƣởng của chúng ta phải trở nên rõ ràng, minh bạch. Cấp độ rõ ràng, minh bạch của tƣ tƣởng đƣợc thể hiện ở phƣơng pháp, cách thức làm cho tƣ tƣởng của chúng ta đƣợc rõ ràng. Chủ thể hành động phải làm cho tƣ tƣởng của mình trở lên rõ ràng. Tức khi ấy, anh ta biết rõ ràng đang nói về cái gì, để loại trừ sự nghi ngờ không cần thiết. Trên cơ sở đó chủ thể hành động phù hợp với thực tế. Ở đây Peirce phê phán Descartes quy sự rõ ràng, sáng tỏ bắt nguồn từ tính nhất trí về tâm lý, xuất phát từ sự suy xét lại, xem nhẹ cái tƣởng chừng rõ ràng, trong sáng trên thực tế. Còn đối với Leibniz coi tính phổ biến và tính tất nhiên là tiêu chuẩn rõ ràng trong sáng, nhƣng ông cũng xem nhẹ thực tế. Peirce cho rằng, tƣ tƣởng con ngƣời chỉ có nghĩa khi nó đem lại hệ quả thực tiễn và thông qua hệ quả thực tiễn đó của khái niệm mà làm cho tƣ tƣởng trở nên rõ ràng.Tiêu chuẩn của sự rõ ràng, trong sáng của khái niệm là khái niệm có tạo nên hệ quả thực tiễn cho con ngƣời hay không.“Hệ quả thực tiễn của khái niệm được Peirce giải thích như sau: 1) Đó là hệ quả cảm tính hay cảm giác mà khái niệm đem lại; 2) Là những hành động có tính chất thói quen mà khái niệm đã cho khơi dậy. Như vậy, ông đã rơi vào quan điểm duy tâm chủ quan khi bàn về nghĩa của khái niệm. Điều này cũng cho thấy, với Peirce tồn tại có nghĩa là có hiệu quả thực tế (dưới dạng cảm tính hay cảm giác và hành động có thói quen do khái niệm khơi dậy) [90, tr. 197]. Có xu hƣớng gắn kinh nghiệm với cảm giác nhƣ vậy đã dẫn đến tính duy tâm chủ quan trong quan niệm về “niềm tin thực dụng” của Peirce. Trong lý thuyết về nghĩa của khái niệm, Peirce nhấn mạnh và cho rằng, nghĩa của một khái niệm bất kỳ là do việc giải thích chỉ ra một thuộc tính nhất định. Sự giải thích lôgic này là ngang bằng với khái niệm. Cái thuộc tính mà sự giải thích biểu thị không phải là thuộc tính tùy tiện, mà nó thuộc về cảm giác. Với cách lập luận: quan niệm của chúng ta về sự vật bất kỳ là quan niệm hậu quả cảm tính của nó. Do vậy, một danh từ (khái niệm) có ý nghĩa, thì có thể dùng danh từ khác (khái niệm khác) xác định thuộc tính của nó, chẳng hạn, nghĩa của “cứng rắn” của khái niệm này biểu thị, là vì nó ngang bằng với “không bị phá vỡ bởi nhiều vật khác”. Và nhƣ vậy, cái
116
sau chính là mệnh đề kinh nghiệm của cảm giác; về mặt phƣơng pháp Peirce đã muốn đem nguyên tắc thực chứng kinh nghiệm mở rộng cho mọi khái niệm và mệnh đề. Điều này đã dẫn đến sai lầm, cụ thể, ở đây Peirce đã nhầm lẫn hiệu quả thực tế do đối tƣợng sinh ra, với bản thân đối tƣợng, ông đã không phân biệt sự tồn tại tƣơng đối của đối tƣợng nhận thức với sự tồn tại độc lập của đối tƣợng bản thể luận. Ông tuyên bố khái niệm hiệu quả là khái niệm hoàn chỉnh về đối tƣợng, nhƣng sự thật thì hai cái đó lại khác