Quan niệm “niềm tin thực dụng”của Peirce

Một phần của tài liệu toàn văn Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce (Trang 73 - 85)

7. Kết cấu của luận án

3.1.2.Quan niệm “niềm tin thực dụng”của Peirce

3.1.2.1. Điểm khởi đầu để Peirce xây dựng quan niệm “niềm tin thực dụng”

Để hiểu Peirce đã bắt đầu hình thành khái niệm “niềm tin thực dụng” nhƣ thế nào, cần lƣu ý rằng, ông trình bày các tƣ tƣởng triết học cơ bản của mình trong hai bài viết “Củng cố niềm tin” (The Fixation of Belief) và “Làm thế nào để tư tưởng chúng ta được rõ ràng” (How to Make Our Ideas Clear). Quan niệm của Peirce về triết học thực dụng nói chung và về “niềm tin thực dụng” nhƣ hạt nhân lý luận của nó nói riêng đƣợc trình bày đầy đủ và rõ ràng trong hai bài viết này. Sau này, Peirce cố chỉnh lý nhiều lần cách trình bày và không đánh giá cao phƣơng pháp luận chứng cũng nhƣ một số kết luận đƣa ra trong hai bài viết này, song tƣ tƣởng chủ đạo của nó vẫn đƣợc ông giữ nguyên.

Tƣ tƣởng triết học thực dụng và quan niệm “niềm tin thực dụng” của Peirce xuất hiện nhƣ là hệ quả của những tƣ tƣởng cấu thành lý luận nhận thức đƣợc Peirce đƣa ra vào cuối những năm 1860 nhằm chống lại triết học duy lý của Descartes. Đặc điểm quan trọng nhất của lập trƣờng nhận thức luận của Peirce là hiện tƣợng luận (phenomenalism) về ký hiệu (semiotical). Theo đó, không có tri thức trực tiếp do “khách thể siêu nghiệm” quy định, tất cả mọi tri thức đều do tri thức trƣớc đó quy định và bắt nguồn từ tri thức đó. Khi đó cảm giác và tƣ tƣởng đƣợc xem không phải là phản ánh của thực tại khách quan, có ý nghĩa nhận thức tự thân chúng, mà chỉ là ký hiệu cần phiên dịch thành các ký hiệu - tƣ tƣởng khác và đƣợc luận giải thông qua chúng cho tới vô hạn. Tuy nhiên, vì Peirce phủ định sự tồn tại các tiền đề phát sinh của tri thức trực tiếp do “khách thể siêu nghiệm” quy định, nên không có tƣ tƣởng nào nhận đƣợc nội dung nhận thức từ các tƣ tƣởng trƣớc đó, vì các tƣ tƣởng này cũng không có nội dung nhƣ vậy. Lôgíc suy luận của hiện tƣợng luận về ký hiệu khẳng định rằng, chúng ta không bao giờ có thể đi tới một nội dung thực chứng nào, tới khách thể nào của ký hiệu - tƣ tƣởng. Do vậy, cần phải tìm ý nghĩa đó ở phía trƣớc, trong tƣơng lai. Peirce khẳng định: “Không một tƣ tƣởng hiện có nào... có ý nghĩa, có giá trị trí tuệ; vì ý nghĩa này thể hiện không phải ở cái thực sự đƣợc tƣ duy, mà ở cái có thể có liên hệ với tƣ tƣởng ấy khi nó đƣợc các tƣ tƣởng sau nó tái hiện” [105, T.V, tr. 289]. Đây chính là nguyên lý cơ bản của triết học thực dụng và trở thành điểm khởi đầu để Peirce hình thành quan niệm “niềm tin thực dụng”. Nguyên lý này khẳng định ý nghĩa của khái niệm có liên quan tới tương lai. Vấn đề còn lại là cần làm rõ cái gì quy định ý nghĩa đó ở trong tƣơng lai, có thể quy ý nghĩa đó về cái gì? Trả lời cho các câu hỏi này tất yếu đƣa Peirce đến với quan niệm “niềm tin thực dụng”.

70

Tiếp đến, theo Peirce, vì khách thể của ký hiệu - tƣ tƣởng không thể nằm ở điểm đầu của quá trình lý giải, ở điểm đầu của dãy ký hiệu, nên để tƣ tƣởng biểu thị, phản ánh một thực tại nào đó, thì chỉ còn lại có một lối thoát là đặt thực tại đó vào điểm cuối của quá trình (hay dãy) nhƣ mục đích mà tƣ tƣởng cần hƣớng tới. Song, nhà tƣ tƣởng riêng biệt hữu hạn và không thể bảo đảm tính liên tục cho quá trình lý giải về nguyên tắc là kéo dài vô hạn. Do vậy, Peirce thay thế nhà tƣ tƣởng riêng biệt ấy bằng cộng đồng vô số các nhà khoa học có năng lực kế tục vô hạn quá trình lý giải đƣợc ông đồng nhất với quá trình nhận thức. Bây giờ, có thể nói rằng, “nhƣ vậy, cái thực tại là kết quả mà sớm hay muộn thông tin và suy luận sẽ dẫn tới, do vậy không phụ thuộc vào những sai lệch bạn và tôi hay mắc phải” [105, T.V, tr. 311].

Tựu trung lại, quá trình nhận thức có đƣợc tiêu chuẩn cần thiết cho mình. Nó hình thành từ hai dãy mệnh đề: Một dãy mệnh đề sẽ đƣợc cộng đồng luôn khẳng định trong tƣơng lai khá xa nào đó, còn dãy mệnh đề kia sẽ bị họ phủ định trong cùng hoàn cảnh tƣơng tự. Mệnh đề chân thực là mệnh đề đƣợc mọi ngƣời nhất trí hay thừa nhận. Đây là tƣ tƣởng trở thành một trong những luận điểm cơ bản để Peirce hình thành triết học thực dụng nói chung và quan niệm “niềm tin thực dụng” nói riêng.

Xuất phát từ luận điểm nêu trên, Peirce khẳng định, trong quá trình nhận thức, con ngƣời không những không có khả năng thâm nhập vào bản chất của hiện thực bao quanh mà bản thân việc đặt vấn đề về nhận thức thực tại không phụ thuộc vào nhận thức là vô bổ và vô nghĩa, do vậy chân lý, tức cái mà con ngƣời nhận thức hƣớng tới để tạo dựng cơ sở cho hành động, không phải cái gì khác hơn là tính hữu ích, tính hữu dụng, tính hữu hiệu thực tế của tƣ tƣởng, khái niệm, lý thuyết. Nói cách khác, tư tưởng, khái niệm, lý thuyết hay bất kỳ mệnh đề nào là chân thực, nếu chúng tạo ra cho con người niềm tin rằng, hành động dựa trên chúng sẽ đem lại kết quả mong đợi và hành động thực tế thực sự đem lại kết quả như vậy. Thí dụ, mệnh đề “phúc đức tại mẫu” cho thấy rằng, nếu những ngƣời mẹ tin vào nó và thực sự ăn ở nhân hậu, con cái của họ sẽ có cuộc đời hạnh phúc và không gặp tai bay vạ gió, thì có thể kết luận về tính chân thực của mệnh đề này. Nhìn chung, phần lớn những mệnh đề biểu thị quy luật nhân quả trong cuộc sống con ngƣời đều thuộc loại mệnh đề này. Xây dựng quan niệm “niềm tin thực dụng”, Peirce căn cứ vào việc khái quát và luận chứng cho tính chân thực của chính loại mệnh đề này để qua đó bảo đảm và nhấn mạnh vai trò của “niềm tin và lựa chọn, tự quyết nội tâm của cá nhân” như nguồn gốc, động lực dẫn tới thành công trong cuộc đời. Qua đó, ông đã

71

luận chứng và bảo vệ giáo lý cơ bản của Tin lành giáo nhƣ tôn giáo chủ đạo của ngƣời Mỹ. Song, điều thú vị là Peirce luận chứng cho quan niệm “niềm tin thực dụng” bằng cách dựa vào các thành tựu khoa học tự nhiên và triết học, cụ thể là một trong học thuyết khoa học tự nhiên có ảnh hƣởng lớn nhất ở thời hiện đại, đó là tiến hóa luận của Darwin, và quan niệm của Kant về niềm tin.

Nhƣ đã rõ, tiến hóa luận của Darwin bác bỏ quan niệm về tính thực thể của tâm thần và đƣa ra tƣ tƣởng rằng, ý thức, trí tuệ của con ngƣời đã xuất hiện và phát triển trong quá trình tiến hóa kéo dài, trong quá trình tƣơng tác phức tạp giữa cơ thể với môi trƣờng. Song, việc thừa nhận ý thức, tƣ duy của con ngƣời là chức năng luôn phát triển của cơ thể tự thân nó vẫn chƣa thể khẳng định lập trƣờng thế giới quan xác định, vì việc bản thân cơ thể và môi trƣờng tƣơng tác với nó có thể bị coi là phụ thuộc vào một bản nguyên tinh thần nào đó, hoặc bản chất của tƣ duy có thể bị quy thành chức năng thích nghi sinh học. Chính Nietzsche, Bergson, Avenarius, Mach đã bảo vệ quan điểm nhƣ vậy và Peirce cũng đứng trên lập trƣờng tƣơng tự.

Dựa vào tiến hóa luận của Darwin, Peirce nhất trí rằng, tƣ duy của cá thể ngƣời gắn liền với hoạt động của hệ thống thần kinh và thể hiện là chức năng phát triển một cách tự nhiên của cơ thể; song ông lại làm cho quan điểm đó phục tùng một luận điểm triết học chung hơn, tƣớc mất của tƣ duy năng lực phản ánh thực tại khách quan, không phụ thuộc vào tƣ duy, quy bản chất của tƣ duy chỉ về chức năng thích nghi sinh học. Theo quan điểm này, tƣ duy chỉ đƣợc xem xét từ góc độ sự thỏa mãn trực tiếp nó đem lại cho cơ thể. Sự thỏa mãn này đƣợc xem là cái gắn liền với việc điều tiết những phản ứng của cơ thể đối với tác động từ bên ngoài đến nó và với việc tìm kiếm các hình thức phản ứng hay hành vi thuận lợi nhất đối với nó về mặt tâm lý. Nhƣ vậy, Peirce gắn liền thỏa mãn tâm lý với năng lực hành động hữu hiệu. Đây chính là cơ sở để Peirce luận chứng cho “niềm tin thực dụng”.

Không dừng lại ở luận cứ khoa học tự nhiên, Peirce còn sử dụng luận cứ triết học. Trong quá trình hình thành tƣ tƣởng triết học của mình về niềm tin, Peirce đã chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ Kant. Ông đã “xuất phát từ sự phân biệt của Kant về niềm tin thực dụng với cái thực dụng và thực tiễn mà đề xƣớng chủ nghĩa thực dụng của mình” [31, tr. 319-320]. Có thể nhận thấy rằng, chính quan niệm của Kant về niềm tin, cũng nhƣ sự phân biệt giữa thực dụng và thực tiễn trong lý luận của Kant là tiền đề tƣ tƣởng trực tiếp mà Peirce kế thừa để từ đó ông xây dựng quan niệm về “niềm tin thực dụng” của mình.

72

Một trong những nội dung cơ bản của triết học phƣơng Tây thời trung cổ đó chính là sự đấu tranh giữa niềm tin và lý trí. Về cơ bản, do sự tác động của yếu tố chính trị, cho nên niềm tin tôn giáo giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần thời kỳ này, nó phát triển mạnh và lấn át lý trí. Tuy nhiên, đến thời cận hiện đại, cùng với sự phát triển của khoa học tự nhiên, sản xuất hàng hóa ra đời thay thế lối sản xuất tự cung, tự cấp, do vậy lý trí đƣợc quan tâm và có những bƣớc phát triển mới. Sự phát triển đó, mở đầu từ F.Bacon, cho đến Voltaire, Hume, Beckley, Rousseau, Kant,v.v.. F.Bacon đã khởi xƣớng niềm tin tất nhiên vào năng lực của tri thức và lý luận trong việc giải quyết mọi vấn đề, chứng minh tính cách hoàn hảo vô hạn của con ngƣời. Voltaire đã chuyển dịch từ đức tin không lý trí đến lý trí không đức tin, dẫn đến việc tôn sùng lý trí.Trong đấu tranh giữa đức tin và lý trí, đức tin bị hạ bệ, lý trí khải hoàn. Mặc dù, trƣớc sự phát triển mạnh của lý trí, nhƣng với lịch sử lâu đời, đức tin vẫn còn có lý do tồn tại của nó. Với sự xuất hiện của chủ nghĩa hoài nghi trên diễn đàn triết học thì cả khoa học lẫn đức tin đã phải đầu hàng. Chính vì vậy, đƣa khoa học lẫn đức tin thoát khỏi chủ nghĩa hoài nghi, cứu vớt tôn giáo khỏi lý trí, nhƣng đồng thời cũng cứu khoa học khỏi hoài nghi chủ nghĩa - đấy chính là sứ mệnh của Kant.

Trả lời câu hỏi, Tôi có thể biết gì? Kant đã viết tác phẩm “Phê phán lý tính thuần túy”. Trong tác phẩm này, khi luận giải đến việc xem xét một điều gì là đúng, Kant đã bàn đến vấn đề niềm tin. Theo Kant, một điều gì đó là đúng đƣợc chia thành hai cấp độ là sự biết chắc và sự tƣởng thật. Trong đó sự biết chắc là tri thức đã đƣợc chứng minh bởi hiện thực khách quan và có giá trị phổ quát, mọi ngƣời đều thừa nhận; ngƣợc lại, nếu tri thức đƣợc xây dựng trên cơ sở ở trong tính năng đặc thù của chủ thể, ta gọi đó là sự tƣởng thật. Đồng thời, khi làm rõ một điều gì đó đƣợc coi là đúng trong quan hệ với sự biết chắc, Kant đã đƣa ra ba mức độ, đó là: tƣ kiến, niềm tin và tri thức, trong đó “TƢ KIẾN là một sự xem là đúng tuy có ý thức nhƣng không đầy đủ cả về mặt chủ quan lẫn khách quan. Nếu việc xem là đúng chỉ đầy đủ về mặt chủ quan nhƣng đồng thời lại không đầy đủ về mặt khách quan, đó là NIỀM TIN. Còn TRI THỨC thì đầy đủ cả hai mặt. Sự đầy đủ về mặt chủ quan chính là sự biết chắc, còn sự đầy đủ về mặt khách quan mới là sự xác tín” [62, tr. 1160-1161].

Theo Kant, niềm tin là sự biết chắc chủ quan, nó là cách diễn tả khiêm tốn đứng về mặt khách quan, nhƣng đồng thời là sự tin chắc về mặt chủ quan; trong các

73

nghiên cứu lý thuyết niềm tin không đƣợc sử dụng nhiều, bởi chúng không hề có đƣợc sự hậu thuẫn nào từ nhận thức thƣờng nghiệm và cũng không thể truyền đạt với ngƣời khác ở mức độ tƣơng ứng. Và do vậy, “chỉ có trong quan hệ với thực hành, việc xem là đúng vốn không đầy đủ về mặt lý thuyết mới có thể đƣợc gọi là NIỀM TIN” [62, tr. 1162]. Về mặt thực hành đƣợc xem xét trên hai phƣơng diện và đƣợc chia thành hai loại: sự khéo léo về kỹ năng và sinh hoạt đạo đức; loại trƣớc dẫn đến các mục đích tùy tiện, có tính ngẫu nhiên chƣa đầy đủ, loại sau dẫn đến các mục đích tuyệt đối tất yếu; với sự khéo léo về kỹ năng sẽ tạo ra một niềm tin đơn thuần có tính ngẫu nhiên chƣa đầy đủ, còn hành động tuân thủ theo các quy luật đạo đức sẽ sản sinh ra niềm tin tất yếu. Kant gọi một niềm tin nhƣ vậy - tuy có tính ngẫu nhiên chƣa đầy đủ, là niềm tin thực tiễn (thực dụng), vì tuy là có tính ngẫu nhiên chƣa đầy đủ nhƣng nó vẫn làm căn cứ cho việc sử dụng hiện thực các phƣơng tiện đƣa đến các hành vi nào đó. Cơ sở của niềm tin thực tiễn chính là hiệu quả mà nó đem lại trên thực tế, theo Kant: “Hòn đá thử thông thƣờng để biết điều ngƣời ta khẳng định chỉ là sự tƣởng thật đơn thuần hay ít ra là sự biết chắc nhƣng chủ quan, tức là niềm tin, đó là sự đánh cuộc... Nhƣ vậy, niềm tin thực dụng chỉ có một mức độ; mức độ ấy có thể lớn lên hay nhỏ đi là tùy thuộc vào sự khác nhau của mối lợi trong cuộc chơi” [62, tr. 1162-1163]. Nhƣ bác sĩ cần phải cấp cứu ngƣời bệnh nhƣng lại không biết bệnh gì, lúc ấy bác sĩ chẩn đoán theo triệu chứng, coi chẩn đoán đó gần nhƣ là đúng, tin vào sự chẩn đoán đó và lên phƣơng án điều trị. Chỉ có một tiêu chuẩn chính xác về niềm tin đó là thành công thực tế trong chữa bệnh và niềm tin ngẫu nhiên tạo nên phƣơng sách thực hiện trong thực tế có tính chính xác ấy, Kant gọi là niềm tin thực dụng.

Kant còn cho rằng, niềm tin thực dụng đƣợc thể hiện ở cả hai lĩnh vực lý thuyết và thực hành, từ đó tạo ra niềm tin lý thuyết và niềm tin thực hành. Nếu nhƣ niềm tin thực dụng đƣợc thể hiện trong lĩnh vực lý thuyết đồng thời đƣợc kiểm chứng bằng một kinh nghiệm nào đó thì sẽ trở thành một niềm tin mạnh mẽ, quyết liệt. Tuy nhiên, so với niềm tin thực hành thì niềm tin lý thuyết thiếu sự vững chắc và ổn định. Sở dĩ có điều này là vì theo Kant, “niềm tin là cách diễn tả khiêm tốn đứng về mặt khách quan, nhƣng đồng thời là sự tin chắc về mặt chủ quan. Khi ta gọi phán đoán lý thuyết của ta, về mặt khách quan, chỉ là một giả thuyết - mà ta có quyền đƣa ra - chứng tỏ ta không thể có một khái niệm chính xác, đầy đủ hơn về đối tƣợng - ở đây là quan niệm về một thế giới khác trong đời sau và về nguyên nhân của vũ trụ - ngoài những gì ta có thể giả định. Vì, nói một cách chặt chẽ, khi ta giả định một điều gì - dù chỉ là một giả thuyết đơn thuần - ít

74

nhất ta cũng phải biết chút ít về các thuộc tính của đối tƣợng mà ta giả định, để cho phép ta - nếu chƣa thể hình thành khái niệm đầy đủ về nó - cũng tƣởng tƣợng đƣợc sự tồn tại của nó. Do đó, chữ “niềm tin” ở đây chỉ nói lên sự định hƣớng mà

Một phần của tài liệu toàn văn Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce (Trang 73 - 85)