Phương pháp tiên nghiệm

Một phần của tài liệu toàn văn Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce (Trang 90 - 91)

7. Kết cấu của luận án

3.2.3. Phương pháp tiên nghiệm

Theo Peirce, khác biệt cơ bản của phƣơng pháp tiên nghiệm so với hai phƣơng pháp nêu trên là ở chỗ, nó có kỳ vọng không phụ thuộc vào sự tự ý của cá nhân hay của nhóm. Ý kiến cần đƣợc hình thành trong giao tiếp tự do giữa mọi ngƣời, trong quá trình xung đột giữa các quan điểm khác nhau, phát triển dần dần “một cách phù hợp với những nguyên nhân tự nhiên” [105, T.VII, tr. 382].

Lịch sử các hệ thống siêu hình học đem lại minh họa rõ nhất cho việc áp dụng phƣơng pháp này. Các hệ thống kiểu này thƣờng không dựa vào những sự kiện quan sát đƣợc, còn nếu có dựa vào thì cũng ở một chừng mực không đáng kể. “Chúng đƣợc thừa nhận chủ yếu vì các luận điểm cơ bản của chúng “phù hợp với lý tính”. Đây là cách diễn đạt thành công: nó biểu thị không phải cái phù hợp với kinh nghiệm, mà biểu thị cái chúng ta nhận thấy mình có thiên hƣớng đặt niềm tin vào đó” [105, T.VII, tr. 382]. Thí dụ, phù hợp với lý tính, Platon cho rằng, khoảng cách giữa các thiên thể tỷ lệ thuận với độ dài các dây đàn lia. “Nhiều nhà triết học đi đến các kết luận cơ bản của mình nhờ những suy luận tƣơng tự” [105, T.VII, tr. 382].

Peirce nhận xét, “phƣơng pháp này là phƣơng pháp có trí tuệ và xứng đáng tôn trọng hơn nhiều những phƣơng pháp chúng tôi đã chỉ ra” [105, T.VII, tr. 383]. Nhƣng nếu chúng ta đặt vấn đề về tính hiệu quả của phƣơng pháp này, thì “phƣơng pháp tiên nghiệm bộc lộ tính vô dụng của mình ở khâu mang tính quyết định này” [105, T.VII, tr. 383]. Phƣơng pháp tiên nghiệm hứa hẹn loại trừ những yếu tố ngẫu nhiên và tùy tiện ra khỏi ý kiến của chúng ta. Song, trên thực tế khi loại bỏ một số yếu tố ngẫu nhiên, nó chỉ làm tăng ảnh hƣởng của những yếu tố ngẫu nhiên khác. Rốt cuộc, nó có kết quả giống nhƣ phƣơng pháp quyền uy, vì “có những ngƣời nhận thấy niềm tin của họ đƣợc quy định bởi hoàn cảnh xa lạ với các sự kiện, do vậy không chỉ sẽ công khai thừa nhận niềm tin đó đáng hoài nghi mà còn thực sự hoài nghi, do vậy sẽ không còn niềm tin nữa” [105, T.VII, tr. 383].

Với việc làm rõ hạn chế của phƣơng pháp tiên nghiệm nhƣ phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng trong siêu hình học quá khứ, Peirce nhận thấy sự thiếu vắng thống nhất giữa niềm tin với sự kiện. Nói cách khác, phƣơng pháp tiên nghiệm thƣờng đƣợc những ngƣời có trình độ trong xã hội sử dụng, họ không tiếp nhận tính cực đoan và tuỳ tiện của phƣơng pháp kiên tâm, cũng không chấp nhận tính ngang ngƣợc của

87

phƣơng pháp quyền uy, họ muốn chứng minh niềm tin của họ có đầy đủ căn cứ tri thức, phù hợp với yêu cầu của lý tính vĩnh hằng, họ coi hệ thống của mình là hệ thống lý tính vĩnh hằng, thực tế là họ xuất phát từ niềm tin kiên định của mình mà xây dựng hệ thống của mình. Phƣơng pháp này không khác về bản chất so với phƣơng pháp kiên tâm, Peirce cũng không tán thành, đồng thời phƣơng pháp tiên nghiệm này có kỳ vọng thống nhất với lý tính. Tuy nhiên, lý tính của nhà triết học này lại khác với lý tính của nhà triết học khác. Do đó, khi triển khai phƣơng pháp này sẽ gặp giới hạn, không đủ độ tin cậy và không đủ sức thuyết phục để xây dựng một niềm tin làm cơ sở cho hành động. Vì vậy, Peirce chuyển sang phƣơng pháp khoa học.

Một phần của tài liệu toàn văn Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)