Những tác phẩm nghiên cứu về niềm tin nói chung và quan niệm niềm tin

Một phần của tài liệu toàn văn Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce (Trang 28 - 33)

7. Kết cấu của luận án

1.3. Những tác phẩm nghiên cứu về niềm tin nói chung và quan niệm niềm tin

trong triết học thực dụng của Peirce nói riêng

Niềm tin nói riêng, ý thức nói chung, là sự biểu hiện những nấc thang của quá trình nhận thức thế giới, phản ánh hiện thực khách quan cuộc sống con ngƣời. Mặc dù đánh giá cao vai trò của niềm tin đối với đời sống tinh thần con ngƣời và xã hội, song các nhà triết học trƣớc Mác vẫn không thấy hết đƣợc những nội dung sâu sắc của niềm tin. Họ chỉ cố đi tìm câu trả lời cho khía cạnh nhận thức luận của niềm tin. Do vậy, họ chỉ tập trung giải quyết mối quan hệ giữa tín niệm tôn giáo và lý tính, giữa tôn giáo và khoa học, coi niềm tin nhƣ là một luận chứng cho sự tồn tại hay không tồn tại của Thƣợng đế, hoặc đi tìm lời giải cho câu hỏi: Bản năng con ngƣời hay lý tính tự nhiên so với sự mặc khải về Chúa - yếu tố nào quan trọng hơn? Triết học mácxít ra đời đã khẳng định vai trò quan trọng, sự tác động mạnh mẽ của niềm tin, đặc biệt là niềm tin khoa học đối với hoạt động của con ngƣời, coi nó nhƣ là một động lực thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Tuy không có một tác phẩm chuyên biệt bàn về vấn đề niềm tin, nhƣng các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đánh giá cao vai trò của nó, coi vấn đề niềm tin nhƣ là một trong những nội dung cơ bản của triết học.

Một số nhà khoa học Liên Xô (cũ) đã đƣa ra và giải quyết các khía cạnh khác nhau của vấn đề niềm tin. Nói chung, các tác giả đều đề cao vai trò của tri thức, trí tuệ, đặc biệt là tri thức triết học đối với nhiệm vụ tạo lập niềm tin khoa học. Trong tác phẩm, “Trí thức và niềm tin tôn giáo” của V.M.Bôguxlapsxki, đã phân tích khá kỹ cơ sở của niềm tin khoa học là tri thức khoa học. Ông cho rằng, không có tri thức con ngƣời sẽ bất lực trƣớc tự nhiên và đó là điều kiện để niềm tin tôn giáo xuất hiện. Ông còn khẳng định, tri thức là sức mạnh, tôn giáo là cội nguồn của sự bất lực. Niềm tin tôn giáo và niềm tin khoa học không thể hòa đồng cùng nhau. Không làm chủ đƣợc tri thức, con ngƣời sẽ lệ thuộc và là nô lệ của hoàn cảnh. Con ngƣời không có tri thức thì không thể trở thành chủ nhân của hạnh phúc, dễ rơi vào trạng thái quá sợ hãi trƣớc tự nhiên.

Trong bài “Lòng tin của dân - thƣớc đo uy tín và sức mạnh của Đảng”, Tạp chí Triết học, số 1 (2000), tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn đánh giá cao sức mạnh của lòng tin ở quần chúng Nhân dân đối với Đảng. Theo tác giả, chính nhờ có lòng tin cách mạng đó mà Đảng Cộng sản Việt Nam trở nên vĩ đại, dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi

25

từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tác giả coi lòng tin của Nhân dân vào Đảng, vào chính nghĩa, vào lãnh tụ, vào chính quyền các cấp là cơ sở tạo nên sức mạnh đoàn kết, giúp cho Nhân dân vƣợt qua mọi thách thức, khó khăn; niềm tin của Nhân dân thực sự là thƣớc đo uy tín và sức mạnh, sức chiến đấu của Đảng.

Tác giả Trịnh Đình Bảy với bài “Niềm tin với tƣ cách là một khái niệm triết học”, Tạp chí Triết học, số 2 (2002). Bên cạnh bài viết này phải kể đến tác phẩm tiêu biểu của tác giả nghiên cứu về niềm tin với tƣ cách là một phạm trù triết học: “Niềm tin và xây dựng niềm tin khoa học”, NXB Chính trị Quốc gia (2003). Trong tác phẩm này, tác giả đã hệ thống, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về niềm tin nói chung và luận giải cơ sở khoa học của những đánh giá, nhận định của Đảng về niềm tin khoa học; mặt khác xem xét, đánh giá thực trạng niềm tin trong xã hội, bƣớc đầu đề xuất những yêu cầu, nguyên tắc chủ yếu nhằm góp phần vào việc xây dựng và củng cố niềm tin khoa học trong xã hội hiện nay. Tác giả đã luận chứng vấn đề niềm tin với tƣ cách là một khái niệm triết học ở những khía cạnh nhƣ: tính lịch sử của vấn đề niềm tin trong lịch sử triết học; nội dung cơ bản của niềm tin đƣợc xem xét trên các phƣơng diện bản thể luận, nhận thức luận, giá trị luận, thực tiễn luận và các yếu tố cấu thành niềm tin nhƣ: tri thức, xúc cảm; bản chất của niềm tin; phân loại niềm tin bao gồm niềm tin tôn giáo và niềm tin khoa học.

Khi luận giải về bản chất của niềm tin, tác giả Trịnh Đình Bảy đã liệt kê một số quan niệm khác nhau, tiêu biểu về niềm tin nhƣ: Từ điển tiếng Việt (1994) viết, “niềm tin là trạng thái tình cảm cụ thể của con người; đặt hoàn toàn hi vọng vào người này hay cái gì đó; cho là đúng sự thật, là có thật; nghĩa là rất có thể sẽ như vậy; tới mức có thể dựa hẳn vào, trông cậy vào” [4, tr. 50]. Còn trong Từ điển Triết học, NXB Sự thật, Hà Nội - Mátxcơva, 1986 viết: “Lòng tin là sự thừa nhận chân lý của một hiện tượng nào đó mà không cần chứng minh... Lòng tin ấy dựa vào tri thức đã đạt được và đã kiểm nghiệm trong thực tiễn” [4, tr. 51], và theo Sổ tay tâm lý học, NXB Khoa học Xã hội, (1991), viết: “Niềm tin đó là sự định hướng giá trị được xác định bền vững trong nhận thức và chi phối hành động của cá nhân trong cuộc sống. Niềm tin phản ánh sự hiểu biết nhất định của con người về thiên nhiên và xã hội” [4, tr. 51]. Tiếp đến, tác giả Trịnh Đình Bảy cung cấp thêm một số quan niệm khác nhau về niềm tin của các học giả LLiiêênnXXôô((ccũũ)),,nnhhƣƣ::NN..II..LLaappiinnqquuaannnniiệệmm,,“Niềm tin là sự tin tưởng, nó bộc lộ rõ ở kinh nghiệm hàng ngày, trong quan hệ với người khác” [4, tr. 52]; với V.I.Sincaruc thì: “Niềm tin là định hướng được đưa ra qua thực tế nhằm đạt tới cái có thể đúng với tư cách là điều đáng tin cậy..., tức là năng lực chấp nhận một khả năng đối chọn có

26

căn cứ nhân đạo với tư cách là khả năng duy nhất có thể có đối với tôi - chủ thể thực tế” [4, tr. 53]; còn theo P.V.Kopnin: “Niềm tin là tri thức đã chuyển thành tín niệm” [4, tr. 53], và đối với “E.A.Epxtipiepva trong Hiện tượng niềm tin và tính tích cực của ý thức, thì niềm tin là hành vi chấp nhận một điều gì đó với tư cách là cái đúng trong điều kiện thiếu vắng hay là không thể có căn cứ đầy đủ” [4, tr. 54]. Trên cơ sở cung cấp một số quan niệm khác nhau về niềm tin, tác giả Trịnh Đình Bảy đi đến kết luận:

“Dưới góc độ triết học các tác giả nói trên đã nói rõ được nhiều nội dung bản thể luận, nhận thức luận; đặc biệt là đã đề cập đến cái cơ sở tri thức gián tiếp tạo nên niềm tin và đó là sự thừa nhận tính chân lý mà không cần phải luận chứng đầy đủ” [4, tr. 56]. Từ kết luận này, tác giả đƣa ra một quan niệm về niềm tin: “Niềm tin thể hiện qua quan niệm sống, thế giới quan, lý tưởng của con người, trước hết nó là một dạng thuộc thế giới tinh thần, một dạng, một khâu, một kết cấu của ý thức và là nhu cầu sống của con người trong quan hệ với nhau và với thế giới khách quan. Niềm tin là sự thừa nhận tính chân lý về hiện tượng, sự vật, quá trình mà không cần chứng minh. Niềm tin được hình thành trên kinh nghiệm thực tiễn, tri thức khoa học, lập trường triết học duy vật biện chứng và tình cảm tích cực được gọi là niềm tin khoa học. Nó hoàn toàn đối lập với niềm tin của các tín điều tôn giáo, cũng như với chủ nghĩa duy tâm thần bí. Niềm tin khoa học trở thành một động lực tinh thần mạnh mẽ thúc đẩy tính tính cực thực tiễn của con người, góp phần đưa xã hội phát triển” [4, tr. 76].

Với những nội dung nhƣ vậy, có thể nhận thấy đây là một chuyên khảo sâu sắc về vấn đề niềm tin nói chung. Tuy nhiên, thật thiếu sót khi tác giả không đề cập đến niềm tin thực dụng của chủ nghĩa thực dụng trong công trình của mình, mặc dù điều này không làm ảnh hƣởng đến giá trị khoa học của tác phẩm, nhƣng nó đã làm cho tác phẩm chỉ dừng lại ở góc độ phản ánh tƣơng đối đầy đủ về vấn đề niềm tin. Điều này, NCS sẽ kế thừa và bổ sung; mặt khác, cũng giúp cho NCS có điều kiện để so sánh niềm tin thực dụng với các quan niệm khác nhau về niệm tin mà tác giả đã trình bày.

Nghiên cứu về niềm tin nói chung với tƣ cách là một phạm trù triết học ở nƣớc ta trong những năm qua còn ít và nghiên cứu về quan niệm niềm tin trong triết học thực dụng, đặc biệt là trong triết học thực dụng Peirce, ngƣời sáng lập ra chủ nghĩa thực dụng thì lại càng hiếm hoi. Qua quá trình khảo sát tình hình nghiên cứu

trong nước về chủ nghĩa thực dụng nói chung ở những nội dung khác nhau của nó,

Nghiên cứu sinh chƣa thấy một công trình nào nghiên cứu mang tính chuyên biệt về niềm tin của Peirce, có chăng trong một số công trình nghiên cứu về triết học thực dụng, có đề cập đến khái niệm niềm tin nhƣng lại không đƣợc phân tích thỏa đáng

27

nhƣ: “Dưới con mắt của Peirce, điểm xuất phát là một niềm tin, niềm tin đó là minh nhiên và đi tới một hoài nghi có căn cứ lại trở thành điểm quá độ sang một niềm tin mới, điểm quá độ sang một hoài nghi mới… Nhịp điệu đi từ niềm tin đến hoài nghi và cứ như thế đã phản ánh cực hay quá trình tư duy khoa học. Dường như người ta thấy niềm tin đó lấy ra từ một lĩnh vực hạn hẹp của thần học để chuyển sang một lĩnh vực rộng lớn ở đó ngự trị “tập quán vô thức” của tư duy” [20, tr. 96]. Với sự tiếp cận nhƣ vậy, những nội dung cốt lõi của niềm tin thực dụng theo quan niệm của Peirce vẫn chƣa đƣợc chỉ ra. Còn tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc, do hạn chế về năng lực ngôn ngữ nên bản thân Nghiên cứu sinh chƣa thể khái quát đƣợc hết, cũng nhƣ sự khan hiếm nguồn tài liệu về Peirce ở Việt Nam; tuy nhiên, cũng trên cơ sở khảo sát tổng quát, cho đến thời điểm này, Nghiên cứu sinh chƣa gặp đƣợc công trình chuyên biệt nào của các học giả nƣớc ngoài nghiên cứu về quan niệm niềm tin trong hệ thống tƣ tƣởng triết học thực dụng của Peirce.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Với chủ trƣơng đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nƣớc đã tạo ra động lực cho việc nghiên cứu về triết học phƣơng Tây ngoài mácxít nói chung và triết học thực dụng Mỹ nói riêng ở Việt Nam. Kết quả là sự hiểu biết về triết học phƣơng Tây đƣợc nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, nghiên cứu về triết học Mỹ hiện nay ở Việt Nam còn hạn chế, nghiên cứu về triết học thực dụng - một biểu hiện đặc sắc của triết học Mỹ, đặc biệt nghiên cứu về những nội dung có tính chất chuyên biệt, chuyên sâu trong triết học thực dụng gắn liền với từng đại biểu sáng lập ra chủ nghĩa thực dụng lại càng ít hơn. Theo lịch sử nghiên cứu nói trên, trong những công trình nghiên cứu của các nhà triết học và khoa học xã hội nhân văn về chủ nghĩa thực dụng đã có nhiều định nghĩa khác nhau, tiếp cận từ các góc độ khác nhau; tuy vậy, về cơ bản có thể xếp các ý kiến theo những nội dung sau:

Thứ nhất, các học giả cho rằng, chủ nghĩa thực dụng là một trào lƣu triết học đƣợc hình thành, phát triển rộng rãi và phổ biến ở Mỹ từ những năm 70 của thế kỷ XIX, tuy diễn đạt khác nhau nhƣng đều thống nhất cho rằng: Triết học thực dụng là một biến thể của triết học duy tâm chủ quan, phản ánh lập trƣờng cũng nhƣ lợi ích của giai cấp tƣ sản, là hệ thống quan điểm tuyệt đối hóa lợi ích trƣớc mắt, cho mình, không quan tâm đến những mặt khác. Thiết nghĩ, những quan điểm nhƣ vậy về bản chất của chủ nghĩa thực dụng cần đƣợc tranh luận thêm để làm sáng tỏ.

Thứ hai, chủ nghĩa thực dụng đƣợc coi là một trào lƣu triết học đề cao kinh nghiệm và hiệu quả. Các nhà thực dụng không tìm điểm xuất phát của mình từ một

28

sự trống rỗng hoàn toàn của ý thức, cũng không từ những nguyên tử của giác quan mà các tác giả xuất phát từ một phƣơng pháp nhằm đơn giản hóa những quan niệm và những khái niệm bằng cách làm rõ nghĩa của chúng, hay nói cách khác, các nhà thực dụng đã xuất phát đầy cảm hứng từ kinh nghiệm và hiệu quả. Đó là một công cụ lợi hại trong tay các nhà thực dụng để đạt tới tri thức và xóa bỏ sai lầm. Điều tất nhiên là chủ nghĩa kinh nghiệm của triết học thực dụng ắt sẽ có những sự khác biệt với chủ nghĩa kinh nghiệm truyền thống theo kiểu Hume.

Thứ ba, về vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng nói chung và là một trong những nội dung đặc sắc của triết học thực dụng Peirce vẫn chƣa đƣợc giới triết học trong nƣớc quan tâm thỏa đáng, còn rất ít và hầu như chưa có những nghiên cứu chuyên biệt về nội dung này.

Những quan điểm trên đây đều tìm cách đi sâu vào những mặt, những khía cạnh khác nhau để góp phần làm rõ quan niệm về chủ nghĩa thực dụng; đó là kết quả quý báu để những ngƣời nghiên cứu hôm nay kế thừa và tiếp tục nghiên cứu.

Căn cứ vào quá trình khảo sát, đánh giá nói trên về tình hình nghiên cứu chủ nghĩa thực dụng cũng nhƣ chủ nghĩa thực dụng Peirce và vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng của Peirce, đặc biệt là những nghiên cứu trong nước,

chúng tôi nhận rút ra kết luận và định hƣớng nghiên cứu nhƣ sau:

Một là: việc nghiên cứu về triết học thực dụng chƣa đƣợc đề cập một cách

toàn diện với các đại biểu tiêu biểu sáng lập cũng nhƣ nội dung tƣ tƣởng triết học thực dụng của họ.

Hai là: cho đến thời điểm này, chƣa có công trình nghiên cứu nào đề cập

một cách trực tiếp đến triết học thực dụng của C.S.Peirce cũng nhƣ vấn đề niềm tin thực dụng trong triết học của ông.

Ba là: với quá trình nghiên cứu về chủ nghĩa thực dụng của các nhà nghiên cứu nói trên, chúng tôi nhận thấy những vấn đề đặt ra mà luận án tiếp

tục hướng đến giải quyết đó là đi sâu vào khảo cứu một cách chuyên biệt nội

dung cốt lõi trong triết học thực dụng của C.S.Peirce với tƣ cách là ngƣời sáng lập, từ đó tiếp tục làm rõ sự ảnh hƣởng của Peirce đến các đại biểu sau này của chủ nghĩa thực dụng thông qua đề tài “Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce”. Tất nhiên, nhƣ tính quy luật, các công trình đã công bố sẽ là nguồn tƣ liệu tham khảo quí giá cho chúng tôi tiếp tục nghiên cứu sâu về tƣ tƣởng triết học thực dụng của Peirce.

29

Chƣơng 2

ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM “NIỀM TIN THỰC DỤNG” CỦA PEIRCE

Một phần của tài liệu toàn văn Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)