7. Kết cấu của luận án
2.3.2. Thái độ của Peirce đối với truyền thống triết học duy lý phương Tây cận
hiện đại
Trong tiểu tiết này chúng tôi muốn luận chứng và khẳng định rằng: trên tinh thần kế thừa các bậc tiền bối trƣớc đó, để xây dựng quan niệm về niềm tin của mình, Peirce đã tìm đến truyền thống triết học duy lý phƣơng Tây cận hiện đại, nhƣ một phản tiền đề, bác bỏ lại thuyết hoài nghi với tƣ cách là một phƣơng pháp của chủ nghĩa duy lý mà R.Descartes là ngƣời đã đặt nền móng.
51
Thế kỷ XVII là giai đoạn mà PTSX tƣ bản chủ nghĩa lớn mạnh trở thành xu hƣớng lịch sử không gì cản nổi. Là thế giới quan của giai cấp tƣ sản trong giai đoạn đang lên, chủ nghĩa duy lý phƣơng Tây thế kỷ XVII - XVIII đƣợc biết đến nhƣ một xu hƣớng tích cực đấu tranh chống lại tất cả những gì là kinh viện, giáo điều, vô căn cứ, phản khoa học để ủng hộ sự phát triển độc lập của nền khoa học mới đƣợc xây dựng trên một tƣ duy lý luận có tính phê phán. Ngƣời đi tiên phong trong cuộc cách mạng về tƣ tƣởng này là R.Descartes. Ông chỉ ra sự bức thiết phải phá hủy những định kiến vô căn cứ để có thể xây dựng nền tảng triết học và khoa học vững chắc bắt nguồn từ ánh sáng tự nhiên của lý trí. Ông cũng cho rằng, cần phải xây dựng một triết học giúp con ngƣời trở thành chủ nhân của thiên nhiên. Nếu triết học kinh viện thời trung cổ đề cao các thực thể siêu nhiên với tƣ cách là tinh thần vũ trụ, thì chủ nghĩa duy lý cận hiện đại giành lại vị trí đó cho lý tính của con ngƣời. Descartes, cha đẻ của chủ nghĩa duy lý cận hiện đại khẳng định, phải coi lý tính, trí tuệ con ngƣời là tòa án để thẩm định và đánh giá mọi tri thức của con ngƣời. Với tham vọng hiểu biết không giới hạn của tƣ duy, ông xác lập luận đề “tôi tƣ duy, vậy tôi tồn tại”. Với luận đề này, có thể thấy lần đầu tiên Thƣợng đế với tƣ cách tồn tại tối cao bị nghi ngờ từ phƣơng diện triết học bởi một tồn tại khác vốn vẫn bị coi là bé mọn - tồn tại “tôi tƣ duy”. Nhìn chung, tinh thần của “tôi tƣ duy, vậy tôi tồn tại” là đề cao vai trò tích cực của con ngƣời đối với thế giới, con ngƣời là trung tâm của các vấn đề triết học. Công lao đó rõ ràng thuộc về chủ nghĩa duy lý trong triết học phƣơng Tây cận hiện đại thế kỷ XVII - XVIII. Đây thực sự là một quan niệm cách mạng trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ.
Một trong những nét nổi bật của chủ nghĩa duy lý thời cận hiện đại, với các đại biểu chính nhƣ R.Descartes, Spinoza và Leibniz, là chịu ảnh hƣởng của sự phát triển các ngành khoa học tự nhiên lý thuyết, họ thể hiện lập trƣờng duy lý, đặc biệt đề cao vai trò của trí tuệ, của tƣ duy lôgíc và các tri thức lý luận khoa học. Những quan niệm duy lý nhƣ vậy đóng vai trò to lớn trong việc xây dựng hệ thống lý luận triết học, cũng nhƣ trong việc phát triển tƣ duy lý luận của nhân loại nói chung.
Mặc dù lên tiếng chống lại triết học kinh viện giáo điều, nhƣng bản thân triết học duy lý phƣơng Tây cận hiện đại vẫn chƣa thoát khỏi ảnh hƣởng của tôn giáo và triết học kinh viện. Descartes là một thí dụ với suy tƣ triết học đầu tiên là hoài nghi về tính chân thực của những giáo điều mà nền triết học Kinh viện rao giảng, nhƣng rồi ông vẫn xây dựng nên một học thuyết mà một trong những trụ
52
cột của nó là khẳng định Thƣợng đế tồn tại. Trong tác phẩm nổi tiến của mình “Phương pháp luận”, Descartes đã dành hẳn một mục để chứng minh cho sự tồn tại của Thƣợng đế: “Nhƣng không thể có nhƣ thế về ý tƣởng một Hữu thể toàn hảo hơn bản thân tôi, vì lấy ý tƣởng đó từ hƣ vô, thì rõ ràng là điều không thể đƣợc. Bởi vì nói do hƣ vô mà có cái gì là điều nghịch lý, thì nói cái toàn hảo hơn lại xuất phát và lệ thuộc vào cái kém toàn hảo càng nghịch lý không kém. Thành thử chỉ còn cách là ý tƣởng đó đã đƣợc đặt ở trong tôi do một bản tính thực sự toàn hảo hơn tôi, và có thể bản tính đó có tất cả những sự toàn hảo mà tôi có thể quan niệm: nghĩa là, nói cho gọn, bản tính đó là Thƣợng đế” [29, tr. 260]. Sau này cả Spinoza và Leibniz cũng đều thừa nhận Thƣợng đế và đặc biệt là Leibniz ra sức chứng minh cho sự tồn tại của Thƣợng đế.
Trong quá trình hình thành, triết học duy lý phƣơng Tây cận hiện đại bị chi phối bởi quan điểm truyền thống, cho rằng triết học có cốt lõi là siêu hình học và nhận thức luận là nền tảng của các khoa học tự nhiên. Họ có tham vọng xây dựng “khoa học của mọi khoa học” một cách tƣ biện và Descartes đã cụ thể hóa điều này khi ông quan niệm: “tất cả khoa triết học giống nhƣ một cây mà rễ là Siêu hình học, thân là Vật lý học và những ngành phát ra từ thân nó là tất cả các khoa học khác, quy về ba khoa chính là Y học, Cơ học và Đạo đức học” [Trích theo: 29, tr. 78]. Điều này làm cho chủ nghĩa duy lý trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII không tránh khỏi tính chất tƣ biện, không đánh giá đúng mức giá trị của các khoa học khác so với triết học, do đó xa rời con đƣờng khoa học mà các ngành khoa học tự nhiên bấy giờ khẳng định. Phê phán những giáo điều của triết học Kinh viện nhƣng chính nó cũng đã tạo ra những giáo điều mới từ việc sùng bái một lý tính dƣờng nhƣ có trƣớc sự phát triển thực tế của các ngành khoa học. Điều này làm cho chủ nghĩa duy lý mang tính cực đoan.
Các nhà duy lý trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII biến tƣ duy thành bản thể của thế giới mà không quan tâm đến kinh nghiệm, cảm giác của con ngƣời, biến những quy luật lôgíc hình thức của tƣ duy thành quy luật chung của mọi tồn tại mà không quan tâm đến nội dung của nó. Vì vậy, những ý niệm về Thƣợng đế, Vũ trụ, Sự bất tử của linh hồn chỉ là những khái niệm suông, không có nội dung, mà các nhà duy lý tƣởng tƣợng ra rồi không chứng minh đƣợc sự tồn tại vững chắc của những ý niệm ấy. Nhƣ vậy, chủ nghĩa duy lý chỉ sử dụng lý tính mà không quan tâm đến trực quan, đến kinh nghiệm cảm tính, không đánh giá đúng mức nhận thức cảm
53
tính. Họ “buông thả” cho lý tính suy tƣởng về mọi vấn đề xa rời khỏi lĩnh vực kinh nghiệm, tạo ra những tri thức siêu hình, rồi đem những tri thức siêu hình ấy áp đặt trở lại cho thế giới tồn tại. Phƣơng pháp sử dụng lý tính nhƣ thế mang tính giáo điều. Siêu hình học đƣợc hình thành trên cơ sở nguyên tắc lý tính nhƣ vậy không thể trở thành khoa học thực sự.
Ra đời trong bối cảnh các khoa học phát triển mạnh mẽ, chủ nghĩa duy lý trong triết học phƣơng Tây cận hiện đại thế kỷ XVII - XVIII chịu sự tác động mạnh mẽ của toán học và khoa học tự nhiên lý thuyết về mặt phƣơng pháp. Là thế giới quan của giai cấp tƣ sản trong buổi đầu của nó, chủ nghĩa duy lý trong triết học phƣơng Tây thế kỷ XVII - XVIII là tiếng nói góp phần chống lại thế giới quan tôn giáo và triết học Kinh viện. Các nhà duy lý khẳng định lý tính là nguồn gốc của tri thức, coi lý tính là tòa án để thẩm định và đánh giá mọi năng lực nhận thức của con ngƣời. Tuy nhiên, mỗi đại biểu của chủ nghĩa duy lý trong triết học phƣơng Tây thế kỷ XVII - XVIII nói lên những tiếng nói khác nhau về vấn đề này. Chẳng hạn, Descartes bắt đầu từ điểm xuất phát “tôi tƣ duy, vậy tôi tồn tại”, lấy tƣ duy, ý thức của con ngƣời để chứng minh sự tồn tại của con ngƣời. Với luận đề xuất phát này, ông đã xây dựng toàn bộ tòa nhà thế giới quan của mình, khẳng định sự tồn tại của mọi vật, kể cả Thƣợng đế thông qua tƣ duy con ngƣời. Ông cũng khẳng định tri thức bẩm sinh là những tri thức đúng đắn nhất, có giá trị nhất và phủ nhận giá trị của các tri thức kinh nghiệm. Spinoza lại không thừa nhận có những tri thức bẩm sinh. Ông khẳng định vai trò nhất định của tri thức giác quan trong việc nhận thức các sự vật đơn nhất và cho rằng trực giác là năng lực nhận thức cao nhất của con ngƣời. Leibniz ít đề cập đến trực giác mà nhấn mạnh đến vai trò của tƣ duy lôgíc trong quá trình nhận thức. Xuất phát từ tƣ duy lôgíc ông xây dựng bức tranh về thế giới. Ông thừa nhận tri thức bẩm sinh nhƣng đó không phải là những tri thức hoàn thiện ngay từ đầu nhƣ Descartes quan niệm mà nhận thức là quá trình khám phá dần dần những tri thức có sẵn trong linh hồn con ngƣời.
Mặc dù có nhiều thành tựu trong việc đấu tranh chống lại triết học Kinh viện, nhƣng chủ nghĩa duy lý trong triết học phƣơng Tây cận hiện đại thế kỷ XVII - XVIII còn có những hạn chế nhất định, nhƣ chƣa thoát khỏi ảnh hƣởng của tôn giáo và triết học Kinh viện, đặc biệt là tính chất tƣ biện của nó khi giải thích thế giới.
Nhận thức đƣợc hạn chế của triết học duy lý nói riêng và triết học Tây Âu truyền thống nói chung, khi sáng lập triết học thực dụng, C.S.Peirce đã tạo ra sự khác biệt giữa chủ nghĩa thực dụng với chúng. Trong khi hai lý thuyết nhận thức
54
duy lý và duy nghiệm phân rẽ tƣ duy với hành động thì chủ nghĩa thực dụng của Peirce lại chủ trƣơng rằng, tƣ duy can dự vào việc biến đổi một tình huống thực tiễn. Bản thân Peirce, cũng nhƣ triết học thực dụng sau này, với tƣ cách là một phƣơng pháp bác bỏ (chống lại) thuyết duy lý chủ yếu vì, thuyết duy lý “có tính chất giáo điều và “tự phụ”, rằng nó có câu trả lời cuối cùng về thế giới bằng những kết luận thƣờng không đả động gì tới các vấn đề đời sống. Ngƣợc lại, thuyết thực dụng bám vào đời sống, từ chối cắt đứt tiến trình tƣ duy quá sớm, lấy các gợi ý từ các sự kiện đã chứng minh của đời sống, sẵn sàng đi tiếp tới các khái niệm mới về mục đích mỗi khi nó phát hiện những khía cạnh sâu xa hơn của cảm xúc và sự mong đợi của con ngƣời” [27, tr. 264].
Peirce lấy việc phê phán triết học truyền thống Descartes làm xuất phát điểm cho việc nghiên cứu triết học của mình. Ý nghĩa chủ yếu của triết học Descartes trong lịch sử triết học châu Âu là ở chỗ dƣới ngọn cờ của chủ nghĩa lý tính nó thúc đẩy sự chuyển hƣớng của nhận thức luận trong triết học phƣơng Tây, nó dùng biện pháp hoài nghi phổ biến thách thức uy quyền của tín ngƣỡng, yêu cầu mọi ngƣời phải dựa vào năng lực lý tính bẩm sinh của mình, sử dụng phƣơng pháp suy luận lý tính mà xây dựng hệ thống tri thức tuyệt đối, xác định, đáng tin cậy, bao trùm hết thảy. Rất nhiều triết gia phƣơng Tây sau Descartes đều có lý luận cụ thể của mình, nhƣng khi yêu cầu xây dựng một hệ thống tri thức tuyệt đối, hoàn chỉnh, xác định, đáng tin cậy, thì đa phần đều đi theo con đƣờng mà Descartes đã mở ra. Peirce là một trong những nhà triết học sớm phát hiện ra ý nghĩa và vai trò đó của triết học Descartes. Do vậy, Peirce coi Descartes là ông tổ của triết học phƣơng Tây cận hiện đại và cho rằng, đa số các nhà triết học phƣơng Tây cận hiện đại đều xuất phát từ Descartes. Vì thế, sự phê phán của Peirce đối với thuyết Descartes trên ý nghĩa nhất định là sự phê phán đối với toàn bộ truyền thống triết học phƣơng Tây cận hiện đại, trong đó chủ nghĩa duy lý là giá trị cơ bản. “Từ năm 1868, trong bài “Cơ sở tính hữu hiệu của quy luật lôgíc”, Peirce đã cho rằng, thuyết Descartes là trở ngại hoạt động tinh thần của loài ngƣời, đòi xét lại một số khái niệm triết học cơ bản và đƣa triết học đi theo con đƣờng phát triển mới” [31, tr. 317]. Sự phê phán của Peirce đối với Descartes nói riêng và triết học duy lý Tây Âu cận hiện đại nói chung đƣợc thể hiện chủ yếu ở những phƣơng diện sau:
Một là, Peirce cho rằng, sự hoài nghi phổ biến - xuất phát điểm của triết học
55
mình, trong nhận thức và hành động người ta không thể chỉ có hoài nghi, mà cần phải có niềm tin, phải coi nhận thức và hành động là một quá trình hiểu thực tế cụ thể.
Descartes đã xây dựng triết học của mình trên cơ sở lấy nhận thức và lý trí hoài nghi sự vật để tìm hiểu về sự vật, từ đó coi tƣ duy là tất cả giá trị của con ngƣời. Trong các tác phẩm của mình, ông nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng muốn trở thành nhà thông thái, thì ít nhất trong đời ta phải biết hoài nghi về tất cả, tất cả những gì còn bị một chút hoài nghi đều bị coi là tuyệt đối sai lầm, ông chỉ chấp nhận những gì khi nó không còn nghi vấn. Chính những hoài nghi, theo Descartes, là phƣơng tiện để đạt tới chân lý. Ông xem triết học là khoa học của tƣ duy, có vai trò rất lớn trong đời sống con ngƣời. Ông phê phán chủ nghĩa kinh viện đã tạo ra một lƣợng tri thức ít ỏi. Descartes khẳng định, về bản chất hệ thống triết học của ông là khác với các nhà thần học; tôi với tƣ cách là nhà triết học đã trình bày một triết thuyết không hề tuân thủ một tôn giáo nào... Và do vậy có thể đƣợc tiếp nhận khắp nơi, v.v.. Thật vậy, vì triết học của ông không tuân thủ một tôn giáo nào nên nó thoát ra tất cả những giáo điều mà các tôn giáo đã áp đặt. Chính vì nó thoát ra khỏi tôn giáo cho nên đƣợc nhân loại chấp nhận một cách khách quan. “Tôi tƣ duy, vậy tôi tồn tại” - câu nói bất hủ của Dercastes và cũng là nguyên lý chính trong học thuyết của ông - triết học duy lý với tinh thần hoài nghi, coi hoài nghi là một phƣơng pháp tin cậy để đạt đến chân lý - nguyên lý triết học này của Dercastes đã ảnh hƣởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong lối tƣ duy lý tính của ngƣời phƣơng Tây thời cận hiện đại, thậm chí trở thành một phong cách sống của con ngƣời hiện đại.
Cũng giống nhƣ triết học duy lý phƣơng Tây cận hiện đại, bắt nguồn từ sự hoài nghi, lấy đó làm xuất phát điểm cho lý luận nghiên cứu của mình, nhƣng Peirce không đồng ý với cách tiếp cận coi hoài nghi là hoài nghi tất cả, thậm chí hoài nghi cả những cái không có lý do gì để hoài nghi của Descartes. Theo Peirce, những cái đó đều không phải là sự hoài nghi của mọi ngƣời trong đời sống hiện tại, tức là trong quá trình cơ thể thích nghi với môi trƣờng. Ông cho rằng, cần coi hoài nghi là trạng thái không bình thƣờng, thiếu hoặc mất niềm tin, không thể hành động, là trạng thái đình đốn hành vi hoặc bị ngăn cản hành động, tức trạng thái do dự, lúng túng. Mà ngƣời ta thiếu hoặc mất niềm tin là do họ phải đối mặt với sự thực kinh nghiệm mới hoặc môi trƣờng mới. Vì vậy, sứ mệnh của triết học không phải là nhận thức thế giới, mà là xác định niềm tin. Ở đây, Peirce giải thích hành vi bị ngăn cản vì nguyên nhân hoài nghi theo nghĩa rộng. Bị ngăn cản có thể là về mặt hành động
56