Quan niệm chung về “niềm tin”

Một phần của tài liệu toàn văn Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce (Trang 67 - 73)

7. Kết cấu của luận án

3.1.1.Quan niệm chung về “niềm tin”

3.1.1.1. Thuật ngữ “niềm tin”

Thuật ngữ “niềm tin” trƣớc hết thƣờng đƣợc sử dụng trong một số hệ thống tôn giáo để chỉ lập trƣờng thế giới quan trung tâm và đồng thời là định hƣớng tâm lý. Nó bao gồm, thứ nhất, việc thừa nhận những định đề (giáo lý) xác định, chẳng hạn nhƣ giáo lý về tồn tại và bản chất của Chúa Trời, về cái gì là thiện và ác đối với con ngƣời, v.v. và tính kiên định bảo vệ những giáo lý ấy một cách trái ngƣợc với mọi hoài nghi (đƣợc đánh giá nhƣ là những “cám dỗ”); thứ hai, sự tin tƣởng cá nhân đối với Chúa Trời nhƣ Ngƣời tạo dựng cuộc sống của tín đồ, Ngƣời dẫn đƣờng, giúp đỡ và cứu rỗi trong mọi trƣờng hợp cụ thể, Ngƣời loại bỏ mọi đau khổ và đƣa ra những yêu cầu nan giải đối với hạnh phúc của bản thân tín đồ; thứ ba, sự trung thành cá nhân đối với Chúa Trời mà tín đồ tự hiến dâng cuộc đời của mình để phục sự.

Sự xung đột giữa niềm tin với sự phê phán duy lý dẫn tới một trong các lập trƣờng đƣợc làm sáng tỏ trong các khuynh hƣớng thần học khác nhau: Hoặc là các giáo lý của niềm tin đƣợc đề ra cho lý tính nhƣ những tiên đề, bản thân chúng không cần phải chứng minh, phê phán, mà lại đem lại xuất phát điểm cho một dãy những suy lý lôgíc (quy tắc “tin để hiểu” của Augustino và Anselmus), hoặc là tiến hành luận chứng cho chúng theo lối tƣ biện, nhờ phiên dịch chúng sang ngôn ngữ những luận điểm triết học và đƣợc xem xét lại một cách duy lý (quy tắc “hiểu để tin” của Abailardus), cuối cùng, hoặc là tuyên bố tính không tƣơng dung tuyệt đối của niềm tin với lý tính “bất lực” của con ngƣời (quy tắc “tin vì ngu dốt”). Lập trƣờng thứ hai đƣa đến chỗ thần học bị triết học duy tâm đồng hóa, lập trƣờng thứ ba dẫn đến sự tách rời giữa thần học và triết học, do vậy thần học chính thống thƣờng xuất phát từ lập trƣờng thứ nhất.

Hệ vấn đề “niềm tin” đƣợc bàn luận trong khuôn khổ của thần học: các tôn giáo kiểu đa thần giáo ở Hy Lạp hay Shinto giáo ở Nhật Bản không biết đến khái niệm “niềm tin” với tƣ cách trạng thái nội tâm và đòi hỏi con ngƣời phải tuân thủ những quy định và cấm đoán đạo đức truyền thống và lễ nghi; trong Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo, khái

64

niệm “niềm tin” dƣờng nhƣ trùng hợp với khái niệm “tôn giáo” (cách diễn đạt “niềm tin Thiên Chúa giáo” và “tôn giáo Thiên Chúa” đƣợc sử dụng nhƣ các từ đồng nghĩa).

Có thể tìm thấy việc xét lại và thay đổi chức năng của thuật ngữ “niềm tin” trong các hệ thống triết học khác nhau. Thí dụ, trong triết học Kant, bị tách rời khỏi truyền thống giáo hội, “niềm tin” đƣợc xét lại nhƣ là lập trƣờng của lý tính thừa nhận cái không đƣợc chứng minh về mặt lôgíc nhƣng lại cần thiết cho việc luận chứng mệnh lệnh đạo đức tối cao. Trong thế kỷ 20, do ảnh hƣởng của chủ nghĩa hiện sinh, thuật ngữ “niềm tin” trở nên hấp dẫn, không có đối tƣợng do giáo lý hình thành hay ít nhất là trƣớc hết định hƣớng vào nó; khái niệm này có đƣợc tính đặc thù của mình trong triết học nằm ngoài giáo hội (thí dụ nhƣ ở Jaspers), nhƣng có thể đƣợc sử dụng trong luận chiến của giáo hội, thí dụ nhƣ trong cuộc luận chiến của Do Thái giáo chống lại Thiên Chúa giáo (M.Buber), trong cuộc luận chiến của các trào lƣu Tin lành giáo hiện đại chống lại các hệ chuẩn thần học truyền thống (R.Bulthman). Có thể phân biệt các khái niệm “niềm tin tôn giáo” và “niềm tin triết học”.

3.1.1.2. “Niềm tin tôn giáo”

Niềm tin tôn giáo là khái niệm đƣợc sử dụng để chỉ đặc điểm chung của ý thức tôn giáo. Không phải bất kỳ niềm tin nào cũng là niềm tin tôn giáo. Niềm tin tôn giáo tồn tại đƣợc là nhờ có một hiện tƣợng tâm lý đặc biệt trong con ngƣời. Niềm tin là một trạng thái tâm lý tin tƣởng đặc biệt vào việc đạt tới mục đích, khởi đầu sự kiện, vào lối hành vi phải thực hiện của con ngƣời, vào tính chân thực của tƣ tƣởng khi thiếu thông tin chính xác về khả năng đạt tới mục đích đặt ra, về kết quả cuối cùng của sự kiện, về việc thực hiện lối ứng xử tiên đoán trƣớc trên thực tế, về kết quả xác tín. Niềm tin tôn giáo bao hàm hy vọng thực hiện đƣợc điều mong muốn. Trạng thái tâm lý này xuất hiện trong tình huống tiềm tàng, khi có khả năng để hành động thắng lợi, để có kết cục tốt đẹp của hành động ấy, có tri thức về khả năng ấy. Nếu sự kiện diễn ra hay con ngƣời nhận thấy rõ nó là không thể, nếu hành vi đƣợc thực hiện hay con ngƣời phát hiện ra rằng nó sẽ không đƣợc thực hiện, nếu tính chân thực hay giả dối của tƣ tƣởng đã đƣợc chứng minh, thì niềm tin sẽ biến mất. Niềm tin xuất hiện về những quá trình, những sự kiện, những tƣ tƣởng mà có một ý nghĩa quan trọng đối với con ngƣời, và nó thể hiện là một hỗn hợp các nhân tố nhận thức, cảm xúc và ý chí. Vì niềm tin xuất hiện trong bối cảnh tiềm tàng, nên hành vi của con ngƣời phù hợp với nó sẽ đi liền với mạo hiểm. Bất chấp điều đó, nó vẫn thể hiện là nhân tố quan trọng để liên kết các cá nhân, nhóm, quần chúng, là sự kích thích tính cƣơng quyết và tính tích cực của con ngƣời.

65

Cụ thể, niềm tin tôn giáo thể hiện là niềm tin: a) vào sự tồn tại khách quan của những thực thể, những thuộc tính, những mối liên hệ, những chuyển hoá vốn là sản phẩm của quá trình bản thể hoá; b) vào khả năng giao tiếp với những thực thể khách quan tƣởng tƣợng; c) vào sự diễn ra thật sự của những sự kiện thần thoại nào đó, vào tính lặp lại của chúng, vào tính có liên hệ với chúng; d) vào tính chân thực của những biểu tƣợng, quan điểm, giáo lý, văn bản, v.v. tƣơng ứng; e) vào các quyền uy tôn giáo - các cha đạo, các thánh, các sƣ, các nhà tiên tri, những ngƣời tu hành, v.v.. “Trong đó hạt nhân của niềm tin tôn giáo là tin vào Chúa trời, tin vào đấng siêu nhiên - ngƣời sáng tạo và giải thoát thế giới, tin vào nhà thờ, tin vào kinh Thánh, kinh Phật, coi đó là khâu trung gian để tín đồ nhận đƣợc lòng nhân từ và cuộc sống từ trên Trời hay cõi Niết bàn” [4, tr. 94].

Nội dung của niềm tin tôn giáo quy định phƣơng diện biểu tƣợng của ý thức tôn giáo. Biểu tƣợng giả định ý thức phải thực hiện hành vi khách quan hoá nội dung tƣởng tƣợng, định hƣớng vào đối tƣợng đƣợc khách quan hoá (thực thể, thuộc tính, mối liên hệ), biểu thị đối tƣợng ấy. Các đối tƣợng, các hành vi, các lời nói, các văn bản đƣợc gán cho ý nghĩa và mục đích tôn giáo. Tổng thể những cái đại diện cho các ý nghĩa và mục đích ấy tạo thành miền các biểu tƣợng tôn giáo để ý thức tƣơng ứng hình thành và hoạt động.

Niềm tin tôn giáo hình thành do rất nhiều nguyên nhân, song có hai nguyên nhân chính là tri thức thấp kém và những mâu thuẫn xã hội gay gắt đã đẩy cuộc sống cá nhân của con ngƣời đến chỗ bế tắc. Khi con ngƣời đã phải tìm cách chạy trốn vào cái nội tâm “phi bản sắc”, lấy cuộc sống tôn giáo hay sự siêu thoát làm chỗ dựa cuối cùng thì “không thể lấy niềm tin tôn giáo làm động lực tinh thần cho biến đổi các giá trị, tạo ra ý hƣớng mới cho tính tích cực của ý thức, làm xung lƣợng cho hoạt động thực tiễn” [4, tr. 95].

3.1.1.3. “Niềm tin triết học”

“Niềm tin triết học” là khái niệm không phổ biến và không chặt chẽ về mặt nội dung, có nhiệm vụ nhấn mạnh sự đặc thù của tƣ duy triết học (so với tƣ duy khoa học và tƣ duy thần học) nhƣ tƣ duy thực hiện và minh biện sự lựa chọn những định hƣớng thế giới quan xuất phát. Niềm tin triết học chủ yếu gắn liền với hoạt động trực giác trí tuệ và trƣớc hết tự khẳng định mình ở nơi không có khả năng tiếp cận với đối tƣợng quan tâm (đề tài) bằng con đƣờng lôgíc hay con đƣờng kinh nghiệm. Điểm khác biệt giữa niềm tin triết học với các hình thức hoạt động nhận thức phổ biến là ảnh hƣởng đáng kể của nhân tố chủ quan. Thử nghiệm đem lại địa vị của thuật ngữ triết học chính thống (Philosophishe Glaube) cho niềm tin triết học

66

và đề cao ý nghĩa của nó trong hệ thống thế giới quan triết học đã đƣợc nhà triết học ngƣời Đức là K.Jaspers tiến hành.

Các nhà triết học Hy Lạp Cổ đại (Heraclitius, Platon, Aristotes, v.v.) đã sử dụng khái niệm ”niềm tin” theo nghĩa rộng của từ này, song khi đó họ không quan niệm niềm tin nhƣ một thành tố cần thiết của tƣ duy triết học và hơn nữa là biểu tƣợng về sự thông thái. Trong trƣờng hợp tốt nhất, nó đƣợc xem là ý kiến chủ quan hay thang bậc đầu tiên của tri thức. Triết học cổ đại hậu kỳ và triết học châu Âu trung cổ chủ yếu đƣợc Thiên Chúa giáo định hƣớng vào hệ đề tài siêu hình học và siêu nghiệm, niềm tin cố gắng củng cố tối đa địa vị tƣ tƣởng, nhận thức luận, đạo đức học, giá trị luận, v.v. của mình và qua đó tuyệt đối hóa ý nghĩa thực tiễn và thế giới quan của mình. Xu hƣớng này có ảnh hƣởng nhất định đến các giai đoạn phát triển sau đó của tƣ tƣởng triết học. Chẳng hạn, ông tổ của phƣơng pháp luận khoa học kinh nghiệm, F.Bacon đã tiếp tục dựa vào niềm tin theo cách lý giải về nó của Thiên Chúa giáo. Dành cho niềm tin một vai trò xứng đáng trong cuộc đấu tranh chống lại sự ngu dốt và mê tín dị đoan, song ông vẫn phủ định tính có liên quan của nó với việc xác lập các chân lý khoa học.

Những tiền đề hiện thực để hình thành tƣ tƣởng về niềm tin triết học chỉ hình thành ở thế kỷ XVIII. Góp phần đáng kể cho thực tế đó là thái độ hoài nghi đối với vai trò tích cực của niềm tin đƣợc hiểu theo triết học truyền thống (P.Abailardus, R.Descartes, B.Spinoza, T.Hobbes, J.Locke, v.v.). Ngay D.Hume đã lƣu ý các nhà triết học đến những khác biệt về lĩnh vực đối tƣợng và chức năng, do đó, về nội dung triết học giữa quan niệm thuần túy tôn giáo (theo Hobbes, niềm tin tôn giáo hoàn toàn không định nghĩa đƣợc, ông đã từng nói: “Các danh từ Chúa và tạo phẩm không có một nghĩa hiện thực nào và không nên sử dụng” [ Trích theo: 4, tr. 33]) và quan niệm thế tục về niềm tin, tức những cái đƣợc trình bày bằng tiếng Anh là “faith” và “belief”. Hume đánh giá niềm tin thế tục là hình thức tự nhiên của ”biểu tƣợng sống động” tồn tại trƣớc sự ra đời của ý niệm.

I.Kant đã tiến hành làm sáng tỏ bản chất đích thực thông thái của niềm tin, luận chứng địa vị đặc biệt của nó trong hệ thống thế giới quan và thực tiễn xã hội. Theo ông, niềm tin có căn cứ của mình hoàn toàn là các nguyên tắc đạo đức, không có quan hệ về mặt chức năng và đối tƣợng với mặc khải và với tri thức. Đồng thời, vốn không phụ thuộc vào “niềm tin tín điều” của tƣ duy thần học và căn cứ trên điều lệ của “niềm tin giáo hội”, “niềm tin đạo đức”, với tƣ cách niềm tin triết học đích

67

thực, thực chất là niềm tin tôn giáo, vì bản thân triết học, theo Kant, không thể thiếu sự thừa nhận của đấng Sáng thế, “ở Kant, Thƣợng đế là đối tƣợng trực tiếp của niềm tin” [4, tr. 42]. Sự khác biệt mang tính hình thức giữa “niềm tin đạo đức” và niềm tin tôn giáo chủ yếu đƣợc loại bỏ nhờ bản nguyên đạo đức hợp nhất chúng. Vốn là sản phẩm của lý tính thực tiễn thuần túy, cả hai niềm tin ấy đều biểu thị sự tin tƣởng tuyệt đối vào thề ƣớc của “quy tắc đạo đức”. Quy tắc này thực chất trở thành tiêu chuẩn về tính chân thực tối cao. Đạo đức và niềm tin đƣợc vun trồng dựa trên nó không thóa mạ tri thức (kể cả tri thức khoa học). Kant cố gắng chứng tỏ, chúng chỉ xác lập giới hạn lĩnh vực thẩm quyền của tri thức. Khác với tri thức định hƣớng vào thế giới hiện tƣợng, niềm tin, với tƣ cách công cụ của trực giác tiên nghiệm, thể hiện là một “ngọn hải đăng”, ở đó tƣ duy lý luận (tƣ biện) là bất lực. Việc niềm tin khƣớc từ kỳ vọng đạt tới tính chân thực khách quan đƣợc đền bù bằng sự tin tƣởng cá nhân của chủ thể và cảm giác về bổn phận đạo đức đã hoàn thành.

Tán thành với tƣ tƣởng không cho phép đồng nhất niềm tin tôn giáo, tức niềm tin triết học (vì bản thân triết học là một hình thức của thế giới quan tôn giáo), với niềm tin giáo hội, Hegel đồng thời cũng kiên quyết chuyển trọng tâm từ địa vị đạo đức sang địa vị tri thức của niềm tin. Niềm tin không đơn giản là một hình thức đặc thù của tri thức, nó là tri thức chân thực. Tính chân thực là rƣờng cột của niềm tin. Theo Hegel, mọi thử nghiệm trƣớc kia nhằm tách biệt niềm tin khỏi tƣ duy duy lý và hơn nữa đem chúng đối lập với nhau chứng tỏ căn bệnh nguy hiểm của tinh thần con ngƣời và việc đánh mất văn hóa triết học. Niềm tin đích thực (Hegel đem nó đối lập với niềm tin trừu tƣợng, niềm tin thể hiện là một hình thức của lẽ phải thông thƣờng) là niềm tin hợp lý, hay chính xác hơn là niềm tin vào lý tính, giữa niềm tin và tri thức là những cái không đối lập nhau [4, tr. 42]. Chỉ có nó mới biến con ngƣời thành con ngƣời, còn triết học thì thành phƣơng tiện tiếp cận với những chân lý của tinh thần đang phản tƣ.

Tƣ tƣởng triết học hậu cổ điển hoàn toàn không đánh mất sự quan tâm đến hiện tƣợng niềm tin, nhƣng có ít những điểm đổi mới trong việc luận chứng sự đặc thù của niềm tin triết học. Việc phân tích những ý kiến về vấn đề này vẫn còn bỏ ngỏ. Chẳng hạn, nếu B.Russel ghi nhận cho triết học một lĩnh vực nằm giữa khoa học và thần học, hoàn toàn viện dẫn vào belief (niềm tin kiểu Platon), thì Berdyaev lại hiến dâng triết học tôn giáo cho niềm tin giáo hội. Còn đối với vô số cuộc tranh luận xung quanh vấn đề niềm tin giữa đại diện của thuyết Thomas mới, Tin lành

68

giáo quan phƣơng và Tin lành giáo tự do chủ nghĩa, thần học biện chứng và các khuynh hƣớng tƣ tƣởng triết học tôn giáo khác thì ý nghĩa triết học của chúng chủ yếu do ý nghĩa thần học quy định. Triết học tôn giáo hiện đại tiếp tục nhìn nhận triết học nhƣ ngoại diên trí tuệ của niềm tin.

K.Jaspers cố gắng giải quyết nhiệm vụ kiến tạo khái niệm “niềm tin triết học”, đem lại cho nó nội dung và ý nghĩa hiện thực. Ông xây dựng quan điểm của mình về niềm tin triết học chủ yếu phù hợp với các truyền thống triết học Thiên Chúa giáo Đức, nhờ tán thành rằng bất kỳ nội dung triết học nào cũng “sống” thông qua niềm tin tôn giáo, song cũng có các quan hệ hoàn toàn cụ thể với khoa học. Bảo vệ tƣ tƣởng của Kant và Hegel về sự cần thiết phải tách rời niềm tin triết học khỏi niềm tin giáo hội, Jaspers kiên định việc tách rời nó khỏi Nhà nƣớc. Điểm nổi bật ở ông là việc cá thể hóa niềm tin triết học, điều này góp phần tách biệt nó không những với niềm tin tôn giáo mà còn cả với triết học truyền thống mà nó tôn trọng nhƣng không vâng lời. Bản chất có nhân cách sâu sắc của niềm tin triết học đòi hỏi phải chỉnh lý căn bản quan hệ của nó với tri thức. Nhất trí với sự cần thiết và tính tất yếu cùng tồn tại của niềm tin triết học với tri thức và không chấp nhận bất kỳ một sự minh biện nào cho chủ nghĩa hƣ vô dẫn tới “hƣ không của phủ định”, Jaspers đồng thời cũng nói về lợi ích của “sự cam chịu trong vô minh” (từ đó là thái độ phủ định của ông đối với khai

Một phần của tài liệu toàn văn Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce (Trang 67 - 73)