7. Kết cấu của luận án
4.2. Ảnh hƣởng của quan niệm “niềm tin thực dụng”của Peirce đến triết học thực
thực dụng Mỹ sau Peirce
Để làm rõ sự ảnh hƣởng của quan niệm về niềm tin thực dụng cũng nhƣ triết học thực dụng Peirce đến các đại biểu sau ông, thiết nghĩ chúng ta cần định vị triết học thực dụng Peirce đối với văn hóa cũng nhƣ là triết học Mỹ.
Trƣớc hết, đối với triết học thực dụng Mỹ, không còn tranh cãi, chính Peirce là ngƣời có công sáng lập ra. Những nguyên lý cơ bản, ban đầu đã đƣợc Peirce đƣa ra mặc dù chƣa hoàn chỉnh. Ngày nay, các học phái triết học Mỹ hiện đại rất phong phú và đa dạng, thể hiện rõ nét tính đa nguyên cũng nhƣ cục diện đối kháng giữa chủ nghĩa khoa học với chủ nghĩa nhân văn trong triết học phƣơng Tây hiện đại. Nhìn từ xu thế cơ bản của triết học, triết học Mỹ hiện đại mang bốn đặc điểm lớn sau.
120
Thứ nhất, nƣớc Mỹ chính là một “đại bản doanh” của triết học phân tích hiện đại, bao gồm triết học ngôn ngữ và triết học khoa học giữ vai trò chủ đạo, về sau nó chuyển biến thành học thuyết triết học hậu phân tích với rất nhiều phân nhánh và sự phong phú.
Thứ hai, triết học nhân văn từ những năm 60 của thế kỷ trƣớc trở về sau của
châu Âu, bao gồm: Hiện tƣợng học, chủ nghĩa hiện sinh, chú giải học, chủ nghĩa hậu hiện đại,v.v. đã đƣợc truyền bá và nghiên cứu rộng rãi tại Mỹ, tạo nên một số biến thể mới tích hợp đƣợc với các yếu tố văn hóa bản địa.
Thứ ba, chủ nghĩa thực dụng từng bị triết học phân tích gạt khỏi địa vị trung tâm, tuy nhiên với tƣ cách là cái thể hiện tinh thần triết học bản địa đặc sắc Mỹ, nó đã nhanh chóng đƣợc phục hƣng mạnh mẽ bằng cách thẩm thấu vào triết học phân tích và Mỹ hóa triết học nhân văn châu Âu.
Thứ tư, do mâu thuẫn của xã hội phƣơng Tây hiện đại bùng nổ, giới triết học
Mỹ chú trọng nhiều đến nghiên cứu các vấn đề đạo đức xã hội và triết học chính trị - xã hội liên quan, phản tƣ các vấn đề thể chế xã hội và hệ thống giá trị đạo đức, vì vậy, nó đã tạo nên một số học thuyết có ảnh hƣởng quốc tế mạnh mẽ. Trong các học phái đó, có thể thấy rằng, “chủ nghĩa thực dụng là triết học có ảnh hƣởng nhất ở Mỹ trong suốt một phần tƣ của thế kỷ hiện tại. Sự ảnh hƣởng của nó cũng lan tỏa sang châu Âu, mặc dù có quanh co, khúc khuỷu, các học thuyết của nó đƣợc đƣa ra khá khác biệt dƣới góc nhìn của các nhà tƣ tƣởng Anh, Pháp và Đức.Khác với các dòng tƣ tƣởng khác ở Mỹ, chủ nghĩa thực dụng nổi bật lên nhƣ một bƣớc chuyển không chỉ ảnh hƣởng tới triết học hàn lâm, mà còn tác động sâu sắc đến việc học luật, giáo dục, học thuyết chính trị, xã hội, tôn giáo và nghệ thuật” [108, tr. 11].
Đối với văn hóa Mỹ vốn đƣợc thành lập trên cơ sở phản ứng chống lại sự đàn áp, bóp nghẹt, bóc lột; xã hội Mỹ có sinh khí của một phong trào không giảm đi là mấy trong nhiều thế kỷ. Phong trào đó tự khẳng định qua một hành động tập thể là tổng thành những năng động cá nhân, nó dựa trên một tinh thần lạc quan, một niềm tin thúc đẩy nhu cầu hành động ào ạt nhƣ ngƣời chạy trốn, nhƣng là chạy trốn tới mục đích, chứ không chạy trốn khỏi cái gì. Tính năng động kèm theo khả năng uyển chuyển, đƣợc tôn nên, tạo ra một sự vận động thƣờng trực kéo toàn xã hội chạy đua lên phía trƣớc. “Truyền thống mà ngƣời Mỹ thừa hƣởng là truyền thống của một nền văn minh năng động. Họ tin chắc rằng mọi thành tố của nền văn minh đó ngày mai sẽ khác hẳn hôm qua” [35, tr. 45].
121
Nhìn tổng thể, giữa văn hóa Mỹ và triết học thực dụng Peirce có mối quan hệ cộng sinh. Trong đó chính những giá trị văn hóa Mỹ này là một trong những tiền đề cho sự hình thành của triết học thực dụng Peirce mà nội dung cốt lõi của nó là hƣớng đến hiệu quả thực tiễn, trên cơ sở hiệu quả thực tiễn mà hình thành cũng nhƣ củng cố niềm tin. Niềm tin đƣợc hình thành có vai trò tạo lập thói quen cho hành động, làm cơ sở cho hành động. Còn đối với triết học thực dụng trƣớc hết chối bỏ mọi định kiến, mọi hệ thống sẵn có, mọi lý thuyết; chối bỏ mọi giáo điều bất biến thƣờng chi phối cách ứng xử ở những nƣớc khác; chối bỏ những thứ cấm kỵ và khuôn mẫu làm tê liệt mọi hành động. Thái độ năng động và coi trọng kinh nghiệm ấy với định hƣớng vào tính cụ thể của hành động, vào hiệu quả, vào thành công của nó, vào việc làm sáng tỏ tối đa (với nghĩa đó là vào sự thực dụng hóa) niềm tin và tín niệm - là đặc trƣng ở một chừng mực nhất định cho tính cách dân tộc và cho văn hóa của ngƣời Mỹ. Với niềm tin trong triết học thực dụng đã khắc sâu và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong văn hóa Mỹ. Và nhƣ vậy, triết học thực dụng Peirce nói riêng và triết học thực dụng nói chung đã hoàn thành sứ mệnh của nó, phản ánh trung thực con ngƣời và xã hội Mỹ trên cả hai phƣơng diện tƣ tƣởng và hiện thực. Ngay từ khi ra đời, triết học thực dụng đã cùng “vào sinh ra tử” với vận mệnh của ngƣời Mỹ, nhờ vậy mà triết học thực dụng đã sớm trở thành thành tố chính trong nền văn hóa Mỹ, là phong cách tƣ duy đặc trƣng của ngƣời Mỹ, đóng vai trò nhất định trong việc hình thành lối sống, hệ thống ứng xử, nền chính trị và giáo dục Mỹ. Ra đời gắn liền với hiện thực sôi động nƣớc Mỹ những năm cuối thế Kỷ XIX, mang trong mình một nguồn năng lƣợng sống động, chủ nghĩa thực dụng cũng nhƣ vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng của Peirce đã không ngừng đƣợc