Phương pháp khoa học

Một phần của tài liệu toàn văn Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce (Trang 91 - 94)

7. Kết cấu của luận án

3.2.4. Phương pháp khoa học

Peirce cho rằng, đây là phƣơng pháp tốt nhất để xác định niềm tin: “Để loại bỏ những hoài nghi của chúng ta, cần tìm ra phƣơng pháp mà theo đó thì niềm tin của chúng ta do một cái gì đó không phải của con ngƣời quy định, mà đƣợc một nhân tố bên ngoài bất biến quy định - một nhân tố không chịu tác động nào của tƣ duy chúng ta” [105, T.VII, tr. 384]. Phƣơng pháp này cần dẫn tới ý kiến thống nhất của tất cả những ngƣời sử dụng nó, để “ý kiến cuối cùng của mỗi ngƣời là ý kiến chung của mọi ngƣời” [105, T.VII, tr. 383]; đây chính là phƣơng pháp khoa học.

Phƣơng pháp khoa học vừa phản đối thành kiến chủ quan, vừa phản đối thái độ mù quáng sùng bái uy quyền, chỉ dựa vào nhân tố vĩnh hằng ở bên ngoài không chịu ảnh hƣởng của ý thức cá nhân, tức sự thực khách quan.

Nhƣ vậy, nếu chúng ta muốn làm cho tƣ tƣởng của chúng ta trở nên rõ ràng thì chúng ta phải thừa nhận phƣơng pháp khoa học là phƣơng pháp duy nhất đúng: “Nó phải là một cái gì đó ảnh hƣởng, hoặc có thể ảnh hƣởng đến mọi ngƣời. Và, mặc dù những ảnh hƣởng này có thể đa dạng nhƣ tình trạng của mỗi cá nhân, thì phƣơng pháp này phải là một kết luận sau cùng mà tất cả mọi ngƣời đều hiểu đƣợc nhƣ nhau. Đó chính là phƣơng pháp khoa học” [105, T.V tr. 242-243], “đây là phƣơng pháp duy nhất trong bốn phƣơng pháp cho thấy sự khác biệt giữa sai và đúng” [105, T.V, tr. 244]. Peirce nói tới ba phƣơng pháp trong phƣơng pháp khoa học thƣờng đƣợc dùng là phƣơng pháp quy nạp, phƣơng pháp diễn dịch, sự hợp nhất giữa quy nạp và diễn dịch; đồng thời, ông cũng chỉ ra tính dễ bị tổn thƣơng của của niềm tin khoa học, do vậy không có giả thuyết nào mà không kiểm tra đƣợc.

Khi tiến hành phân tích bốn phƣơng pháp để xây dựng và củng cố niềm tin, bao gồm phƣơng pháp kiên tâm, phƣơng pháp quyền uy, phƣơng pháp tiên nghiệm

88

và phƣơng pháp khoa học, trong đó Peirce khẳng định chỉ có phƣơng pháp khoa học mới thực sự đáng tin cậy để hình thành niềm tin cho chúng ta, nó tích cực và tiến bộ hơn hơn so với các phƣơng pháp khác trong lịch sử để cho chúng ta thấy đƣợc sự khác biệt giữa đúng và sai. Tuy nhiên, không phải vì thế mà Peirce cho rằng ba phƣơng pháp trên lại không có ích chút nào; ngƣợc lại, mỗi phƣơng pháp đều có tính hữu ích nhất định của nó: “Phƣơng pháp tiên nghiệm đƣợc phân biệt bởi những kết luận phù hợp mà nó đƣa ra,v.v.. Phƣơng pháp quyền uy sẽ luôn thống trị đại bộ phận loài ngƣời,v.v.. Theo sau phƣơng pháp quyền uy là con đƣờng của hòa bình. Một số điều không chính thống đƣợc cho phép; còn một số khác (bị xem là không an toàn) đều bị cấm,... phƣơng pháp kiên tâm có sức mạnh lan tỏa, tính đơn giản và trực tiếp của nó. Những ngƣời đeo đuổi phƣơng pháp này đƣợc phân biệt từ những quyết định của mình, điều mà trở nên rất dễ dàng với những quy tắc trí tuệ nhƣ vậy. Họ không phí phạm thời gian để cố gắng ra quyết định về việc họ muốn gì, mà chớp ngay lấy phƣơng án đầu tiên, rồi theo đuổi nó đến tận cùng mặc cho điều gì xảy ra mà không một chút do dự nào. Đây là một trong những phẩm chất nổi bật đi kèm với những thành công không kéo dài nhƣng rực rỡ” [105, T.V tr. 245-246]. Do đó, chúng ta nên xem xét chúng tỉ mỉ, cân nhắc về từng phƣơng pháp. Mặc dù thấy đƣợc những hữu ích nhất định từ phƣơng pháp kiên tâm, phƣơng pháp quyền uy và phƣơng pháp tiên nghiệm, nhƣng để có thể hình thành và củng cố niềm tin thì Peirce khƣớc từ, không đồng ý với tất cả các phƣơng pháp đó, chính là vì theo quan điểm của ông, chúng không đạt đƣợc ý hƣớng của chúng là hình thành hay giải quyết niềm tin.

Điều mà ba phƣơng pháp nói trên thiếu để hình thành và củng cố niềm tin là một sự liên kết nào đó với kinh nghiệm và hành động. Chính vì vậy, Peirce đề nghị sử dụng phƣơng pháp khoa học mà ông nghĩ rằng sức mạnh của nó là cơ sở thực tế trong kinh nghiệm. Khác với các phƣơng pháp kiên tâm, quyền uy và tiên nghiệm, tất cả đều dựa trên những gì mà ngƣời ta có trong đầu óc nhƣ hậu quả của sự suy nghĩ của họ mà thôi, phƣơng pháp khoa học mà Peirce đề nghị sử dụng đƣợc hình thành dựa trên giả định rằng có các sự vật thực sự, các tính chất của chúng hoàn toàn độc lập với ý kiến của chúng ta về chúng. Không những thế, vì các sự vật, hiện tƣợng có thực này tác động vào các giác quan của chúng ta một cách tự nhiên, chúng ta có thể giả định rằng chúng cũng tác động cùng một kiểu đối với mọi ngƣời quan sát. Do đó, các niềm tin đƣợc xây dựng trên các sự vật, hiện tƣợng có thực nhƣ thế có thể kiểm chứng đƣợc, và việc hình thành chúng có thể là một hành vi công

89

cộng mà nhiều ngƣời cùng đạt đƣợc thay vì chỉ là hành vi của một cá nhân riêng lẻ nào. Thực tế sự vận động và phát triển của tồn tại ngƣời, không có cách nào để đồng ý hay không đồng ý với một kết luận đạt đƣợc bởi ba phƣơng pháp nói trên, vì chúng không chỉ về điều gì mà các kết quả hay sự tồn tại thực sự của chúng có thể kiểm chứng đƣợc. Phƣơng pháp kiên tâm hoàn toàn chỉ dựa vào chủ quan cá nhân, rõ ràng là phi lý; phƣơng pháp quyền uy, thông qua sức mạnh của cơ cấu quyền lực Nhà nƣớc, giáo hội đã loại bỏ mọi lý luận; và phƣơng pháp tiên nghiệm, vì xuất phát từ hệ thống lý tính vĩnh hằng và xảy ra độc lập với mọi sự kiện nên đã làm xuất hiện nhiều kiểu giải thích khác nhau về sự vật.

Trên hết, để những quan điểm của mình trùng lặp với thực tế, phản ánh đƣợc thực tế thì đòi hỏi con ngƣời phải áp dụng phƣơng pháp khoa học, chỉ có phƣơng pháp khoa học mới tạo ra đƣợc hiệu ứng này. Điều khiến Peirce đánh giá cao phƣơng pháp khoa học trong công việc giải quyết các mâu thuẫn giữa các niềm tin khác nhau chính là những yếu tố của phƣơng pháp này, chúng giúp khắc phục và tránh các thành kiến cá nhân. “Thứ nhất, phƣơng pháp khoa học đòi hỏi ngƣời ta không chỉ phát biểu chân lý mình tin là gì, mà còn phải nói cách họ đạt đến chân lý ấy nhƣ thế nào. Các trình tự tiếp theo phải có sẵn cho bất cứ ai muốn lặp lại cũng những bƣớc đi ấy để kiểm chứng xem chúng có dẫn đến cùng kết quả hay không. Peirce không ngừng nhấn mạnh tính chất công cộng hay cộng đồng này của phƣơng pháp khoa học. Thứ hai, phƣơng pháp khoa học mang tính chất tự phê rất cao. Nó đặt các kết luận của nó vào những trắc nghiệm gắt gao, và các kết luận của một lý thuyết đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với các chứng cứ mới và các hiểu biết mới. Đây cũng phải là thái độ tinh thần của mình. Thứ ba, Peirce cảm thấy rằng khoa học đòi hỏi có một mức độ hợp tác giữa mọi thành phần của cộng đồng khoa học. Yếu tố hợp tác này của phƣơng pháp khoa học còn là một sức mạnh nữa để ngăn ngừa một cá nhân hay tập thể nào muốn uốn nắn chân lý theo lợi ích riêng tƣ của mình. Các kết luận của khoa học phải là các kết luận mà mọi nhà khoa học có thể rút ra đƣợc” [27, tr. 262 ].

Với lập trƣờng của một nhà khoa học tự nhiên thực nghiệm, Peirce yêu cầu cần phải có sự tƣờng minh, rõ ràng trong việc hình thành niềm tin thông qua các phƣơng pháp. Con đƣờng ấn định niềm tin có tính phổ quát không những chỉ một cá nhân đạt đƣợc mà mọi ngƣời khác cũng đều có thể đạt đƣợc thông qua việc thực hiện đúng những bƣớc mà phƣơng pháp khoa học đã đem lại. Với đặc trƣng nhƣ vậy, bất cứ ai cũng đạt đƣợc kết luận nhƣ nhau về niềm tin và chân lý. Ở đây, Peirce đã đặt

90

phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm làm cơ sở cho mọi đƣờng lối hợp tác để đạt đến niềm tin. Điều này có nghĩa rằng, cuối cùng phải rút ra đƣợc một hệ quả thực tiễn từ bất kỳ ý tƣởng nào. Nhƣ ông đã chỉ rõ, thành quả chung cuộc của tƣ duy trong việc nhận thức về thế giới là việc thực hành của ý chí. Peirce quan niệm, tuy không phải là quan niệm của mọi nhà khoa học, rằng bản chất của khoa học là ở chỗ, nó là một phƣơng pháp để làm một việc gì đó. Vì vậy, Peirce coi mọi suy nghĩ là một cách để làm một việc gì đó. Nhƣng trƣớc khi ngƣời ta có thể làm, có thể hành động, thì họ phải có một niềm tin, và niềm tin đó đòi hỏi một tƣ tƣởng. Theo Peirce, chỉ niềm tin nào đƣợc thử thách bởi các tiêu chuẩn của kinh nghiệm và thực nghiệm thì mới có thể cung cấp cho ngƣời ta cơ sở để hình thành niềm tin vững chắc và từ một niềm tin vững chắc sẽ tạo nên tập quán, tạo nên thói quen hành động cho họ.

Một phần của tài liệu toàn văn Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)