7. Kết cấu của luận án
3.2.1. Phương pháp kiên tâm
Thực chất của phƣơng pháp kiên tâm là trong mọi vấn đề ngƣời ta đều cần phải kiên trì ý kiến của mình, coi đối tƣợng niềm tin của mình là bất biến, không dao động; đồng thời có thái độ ác cảm và miệt thị chống lại tất cả những gì có khả năng hủy hoại ý kiến ấy. Peirce nhận xét, nhiều ngƣời thực sự sử dụng “phƣơng pháp đơn giản và ngoan cố này, vì thái độ ghê tởm mang tính bản năng đối với ý thức lƣỡng lự dẫn tới sợ hãi mông lung do hoài nghi sẽ bắt ngƣời ta phải nhất quyết bám chặt vào những ý kiến họ đã có. Con ngƣời cảm nhận thấy rằng, nếu họ dứt khoát giữ vững niềm tin của mình, thì họ sẽ hoàn toàn thỏa mãn. Không nên bác bỏ
82
rằng, niềm tin vững chắc và không dao động sẽ làm cho trí não hoàn toàn thanh thản” [105, T.V, tr. 377].
Xét về mặt tâm lý, suy luận nêu trên của Peirce là xác đáng. Chúng ta luôn bắt gặp những ngƣời có tƣ duy bảo thủ, kể cả các nhà khoa học ngoan cố bảo vệ các quan điểm đã hình thành và kiên quyết không chấp nhận, chống lại các quan điểm mới. Nói rộng hơn, tƣ duy của mỗi ngƣời trong chúng ta luôn bao hàm yếu tố bảo thủ, hay nói nhẹ nhàng hơn, có thiên hƣớng dựa vào các quan điểm ổn định và bất biến đã đƣợc thừa nhận. Yếu tố này của tƣ duy là cần thiết để chống lại chủ nghĩa tƣơng đối, ghi nhận và gìn giữ “hạt nhân chân lý và giá trị”.
Tuy nhiên, nhấn mạnh vai trò của yếu tố nêu trên trong tƣ duy và cuộc sống thông qua vấn đề “củng cố niềm tin”, Peirce lại tuyệt đối hóa nó, mặc dù ông cũng không khuôn quá trình nhận thức nhƣ quá trình xác lập niềm tin chỉ về phƣơng pháp kiên tâm, mà chỉ coi nó là một trong những phƣơng pháp khả thể. Không phải ngẫu nhiên mà Peirce lại khẳng định: “Tôi khâm phục hơn cả phƣơng pháp kiên tâm về sức mạnh, sự đơn giản và hồn nhiên của nó” [105, T.V, tr. 386].
Có cảm tƣởng rằng, “sự bất tiện” của phƣơng pháp kiên tâm thể hiện ở chỗ, các ý kiến đƣợc chấp thuận một cách phù hợp với nó dễ dàng bị cuộc sống loại bỏ, nếu chúng mâu thuẫn với những sự kiện. Điều đó có thể xảy ra, “nếu con ngƣời tiếp tục ngoan cố tin rằng lửa sẽ thánh hóa họ” [105, T.V, tr. 377]. Song, vì phƣơng pháp kiên tâm có mục đích loại bỏ tất cả những gì mâu thuẫn với ý kiến đã đƣợc chấp thuận, nên Peirce dễ dàng loại bỏ lời phản bác nêu trên: “Con ngƣời thừa nhận phƣơng pháp ấy không nhất trí rằng, những sự bất tiện sinh ra từ phƣơng pháp của họ lại vƣợt quá những sự tiện lợi… Trong đa số trƣờng hợp, sự thỏa mãn họ nhận đƣợc từ niềm tin bền vững của mình vƣợt lên mọi sự bất tiện” [105, T.V, tr. 377].
Có thể ghi nhận rằng, phƣơng pháp này mang tính phi lý. Bản thân Peirce cũng thừa nhận điều này: “… Đúng là nó hoàn toàn phi lý” [105, T.VII, tr. 324]. Nhƣng điều này chỉ có nghĩa rằng: “nó là phi lý theo quan điểm của những ngƣời suy lý. Nhƣng, thừa nhận quan điểm này có nghĩa là coi vấn đề tranh luận đã giải quyết xong” [105, T.VII, tr. 324], vì căn cứ nào cho phép chúng ta khẳng định quan điểm ấy là xác đáng nhất? Peirce kiên quyết tuyên bố, “sẽ là một sự hỗn hào ngạo mạn nếu phản bác rằng, lối hành động của ngƣời bảo vệ phƣơng pháp kiên tâm là phi lý, vì điều đó chỉ có một nghĩa: phƣơng pháp xác lập niềm tin của ngƣời ấy không phải là phƣơng pháp của chúng ta. Ngƣời ấy hoàn toàn không có ý định trở
83
nên hợp lý và thực sự thƣờng xuyên nói miệt thị về lý tính yếu đuối và hay mắc sai lầm của con ngƣời” [105, T.VII, tr. 377].
Nếu vấn đề về tính hợp lý hay tính chân thực của ý kiến ổn định bị quan niệm “niềm tin thực dụng loại bỏ, thì nó cũng loại bỏ vấn đề về tiêu chí khách quan của giá trị của những luận điểm cấu thành niềm tin. Nội dung của bất kỳ niềm tin nào cũng không cho phép nó đƣợc coi là tốt hơn niềm tin khác. Khi đó tiêu chí duy nhất khả thể là tính hữu hiệu của nó, tức là tính ổn định, bền vững của niềm tin” [105, T.VII, tr. 377]. Peirce xem xét phƣơng pháp kiên tâm về phƣơng diện tâm lý. Song, trên thực tế, nó đƣợc sử dụng để luận chứng cho tính đa dạng về niềm tin, cho niềm tin tôn giáo.
Để hình thành và củng cố niềm tin với tƣ cách là cơ sở của hành động và xóa bỏ hoài nghi thì chỉ với phƣơng pháp kiên tâm là chƣa đủ, Peirce cho rằng, phƣơng pháp này “hóa ra là không có khả năng bảo vệ lập trƣờng của mình trên thực tế. Xung lƣợng xã hội chống lại nó. Con ngƣời chấp nhận nó sẽ phát hiện ra rằng, nhiều ngƣời khác suy nghĩ không giống nhƣ mình, vào một thời điểm nào đó, trong đầu ngƣời ấy sẽ xuất hiện ý nghĩ rằng, ý kiến của họ cũng tốt nhƣ ý kiến của mình, chính thực tế này sẽ làm dao động niềm tin của ngƣời ấy” [105, T.VII, tr. 378]. Nói cách khác, mỗi ngƣời đều thừa nhận quyền của ngƣời khác tin vào gì họ muốn và đề nghị để cho mình an bình. Peirce xuất phát từ chỗ, “xung lƣợng xã hội” chống lại phƣơng pháp kiên tâm. Điều này là hiển nhiên, vì ngay từ đầu, phƣơng pháp kiên tâm đã có định hƣớng chống lại “xung lƣợng xã hội”. Song, điều quan trọng hơn là Peirce cố đƣa nhân tố xã hội vào quan niệm “niềm tin thực dụng”, tức phổ biến nó vào “cộng đồng”, nhằm mục đích củng cố nó: “Nếu chúng ta không biến thành ẩn sĩ, thì chúng ta tất yếu sẽ có ảnh hƣởng tới ý kiến của nhau. Cho nên, vấn đề là củng cố niềm tin không chỉ ở trong cá nhân mà cả ở trong cộng đồng” [105, T.VII, tr. 378]. Do vậy, tƣ tƣởng của Peirce là: niềm tin có thể bền vững và ổn định chủ yếu khi nó không phải là niềm tin của một ngƣời mà đƣợc tất cả mọi ngƣời chấp thuận. Phƣơng pháp quyền uy sẽ giải quyết vấn đề biến niềm tin thành tài sản chung.