Quan niệm “niềm tin thực dụng”của Peirce với triết học tân thực

Một phần của tài liệu toàn văn Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce (Trang 132 - 140)

7. Kết cấu của luận án

4.2.2. Quan niệm “niềm tin thực dụng”của Peirce với triết học tân thực

4.2.2.1. Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện chủ nghĩa tân thực dụng

Sau cái chết của Dewey (1952), “ảnh hƣởng của chủ nghĩa thực dụng với tƣ cách một khuynh hƣớng đã giảm dần. Nhƣng với tƣ cách là một phƣơng pháp tƣ duy đặc biệt, một phƣơng pháp mang tính thực dụng - công cụ, định hƣớng hành vi chủ nghĩa trong nhận thức và trong sự lĩnh hội của con ngƣời, chủ nghĩa thực dụng vẫn tiếp tục tồn tại và có ảnh hƣởng đến triết học hiện đại” [48, tr. 288]. Vào những năm thập niên 1960 - 1980 thế kỷ XX, hầu hết các nhà triết học Mỹ đều cùng hƣớng vào mục tiêu cải tổ chủ nghĩa thực dụng, đem đến cho nó sức sống mới và chủ nghĩa thực dụng mới đã ra đời.

Triết học thực dụng mới (tân thực dụng) xuất hiện nhƣ một tất yếu đòi hỏi của chính hiện thực đầy biến động của nƣớc Mỹ nửa cuối thế kỷ XX. Vào những năm nửa cuối thế kỷ XX, nƣớc Mỹ hùng mạnh rơi vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế, hỗn loạn về mặt xã hội và rối ren về mặt chính trị nhƣ: sự kiện tổng thống Kennedy và lãnh tụ nhân quyền Martin Luther King bị ám sát năm 1963 và 1968; nạn phân biệt chủng tộc ngày càng có xu hƣớng gia tăng, hệ thống phúc lợi công cộng mất tính hiệu quả, việc sa lầy trong chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam, chạy đua vũ trang với Liên

129

Xô,v.v. tất cả đã đè nặng lên mọi mặt của đời sống xã hội Mỹ. Ngƣời Mỹ khủng hoảng, mất niềm tin, mất phƣơng hƣớng. Đối với thực tại, ngƣời Mỹ nhìn thấy một xã hội với đầy ắp những mâu thuẫn về mặt giá trị; hàng loạt những trào lƣu xã hội nổ ra thể hiện sự phản kháng mãnh liệt của những tầng lớp công dân đối với hiện thực cuộc sống đầy mâu thuẫn và bế tắc. Thông điệp chung của thời đại: từ bỏ ham muốn quyền lực, xa lánh nền công nghiệp, tẩy chay chính thể, đạp đổ chuẩn mực, vƣợt qua truyền thống, khẳng định cái tôi. Từ những trào lƣu đó đã hình thành nên một thế hệ phản văn hóa theo chiều hƣớng nổi loạn trong những năm thập niên 1960 thế kỷ XX. Nhìn chung, thanh niên Mỹ trong giai đoạn này nổi loạn chống lại một thứ “xã hội tiêu thụ” sòng phẳng tiền bạc, họ bác bỏ lối sống của “con ngƣời một chiều” đƣợc xây dựng trên tƣ tƣởng phồn thịnh vĩnh cửu của vật chất, kỹ trị; xã hội tiêu thụ có khuynh hƣớng biến con ngƣời thành một thứ máy móc để tiêu thụ, tầm thƣờng hóa những giá trị nhân bản, làm nghèo đi những mầu sắc đa dạng của cuộc sống, đánh mất đi động lực trong sự phát triển cá nhân. Chính vì vậy, các trào lƣu nói trên hƣớng đến xây dựng một nền văn hóa mới, nhân bản hơn, phù hợp với khuynh hƣớng chung của thời đại mà sự thay thế, phản kháng và cải tổ những nền tảng xƣa cũ vốn dĩ đã lỗi thời và không còn hợp lý, không còn khả năng đáp ứng sự phát triển đa dạng và phức tạp của đời sống xã hội Mỹ giai đoạn này.

Tiếp đó, sự khủng hoảng về kinh tế thập niên 1970 thế kỷ XX xuất hiện sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ, sự lên ngôi của nền kinh tế Nhật Bản và Tây Âu đã đánh thẳng vào thói kiêu ngạo bá chủ của ngƣời Mỹ, thách thức ngôi vị số một của nƣớc Mỹ. Sự hoài nghi bao phủ tầng lớp bình dân, sự sụp đổ của niềm tin, nghi ngờ về tính bất khả chiến bại của một nền sản xuất khổng lồ đang xâm chiếm tầng lớp trí thức, sự bất mãn với nền pháp luật bảo thủ và chậm thay đổi,v.v. không khí phản kháng và hoài nghi đối với những nền tảng vĩnh cửu đã lên đến cao trào trong hiện thực xã hội Mỹ. Cùng với đó là vấn đề toàn cầu hóa kinh tế ở giai đoạn này đã trở nên mạnh mẽ nhƣ một xu hƣớng có tính tất yếu. Từ sự toàn cầu hóa về kinh tế kéo theo toàn cầu hóa văn hóa, những mâu thuẫn và xung đột các hệ giá trị đã khiến cho nền văn hóa bảo thủ, “khô cứng” không còn phù hợp và góp phần vào việc hình thành một trào lƣu rộng mở, bao dung văn hóa đối với những sự khác biệt và đa dạng.

Nhƣ vậy, chính những vấn đề nóng bỏng đƣợc đặt ra vào những năm nửa cuối thế kỷ XX đã làm lung lay đến tận “gốc rễ” nền tảng tinh thần và giá trị của nƣớc Mỹ. Từ bối cảnh khủng hoảng tinh thần đó đã thúc đẩy nhu cầu tất yếu phải

130

hình thành một học thuyết có thể giúp ngƣời Mỹ vƣợt qua những nền tảng xƣa cũ, lạc hậu để định hình một hƣớng đi mới, phù hợp, hiệu quả cho nƣớc Mỹ và triết học tân thực dụng đã ra đời đáp ứng nhu cầu nói trên của lịch sử.

4.2.2.2. Một số đại biểu tiêu biểu của triết học tân thực dụng và sự ảnh hưởng của “niềm tin thực dụng” của Peirce đối với họ

Sự ra đời của triết học tân thực dụng gắn liền với các nhà triết học nhƣ: W.V.O.Quine (1908 - 2000), Hilary Putnam (1926 - ), Paul Churchland (1942 - ), Richard Rorty (1931- 2007), Richard Posner (1939 - ), Cornel West (1953 - ), v.v..., trong đó đặc biệt là Richard Rorty, ngƣời đã khiến giới học giả quan tâm trở lại đối với thuyết thực dụng một cách rộng rãi sau một quãng thời gian thoái trào thông qua việc công bố tác phẩm “Triết học và tấm gương tự nhiên” và hàng loạt các tác phẩm khác. Với tác phẩm “Triết học và tấm gương tự nhiên”, những tƣ tƣởng của chủ nghĩa thực dụng đã đƣợc làm sống lại và tiếp tục đƣợc đƣa ra thảo luận trong giới học thuật. R.Rorty đã tìm thấy cảm hứng và sự cổ vũ từ trong cuộc đời, sự nghiệp của J.Dewey. Dựa theo quan điểm của J.Dewey, ông lập luận rằng triết học phải bỏ bớt những quan điểm nhƣ của Plato và của I.Kant, tức là không thật sự cần thiết phải đào bới những nền tảng quy phạm phi lịch sử cho những hành động hiện thực trong văn hóa của chúng ta. Với những tác phẩm của mình, R.Rorty đã thổi một luồng gió mới vào nền học thuật hàn lâm cũng nhƣ đời sống hiện thực nƣớc Mỹ, làm cho không khí thực dụng trở nên sôi nổi, kế thừa và bổ sung cho thuyết thực dụng cổ điển trở thành một trào lƣu mới trong đời sống văn hóa Mỹ đƣơng đại.

Triết học tân thực dụng ra đời, chứa đựng những nội dung cơ bản sau:

Trƣớc hết, triết học tân thực dụng phản ánh đặc điểm của triết học thực

dụng cổ điển đã được đề ra bởi C.S.Peirce, đó là: tiếp tục lảng tránh những vấn đề

triết học truyền thống nhƣ bản thể luận, nhận thức luận,v.v. đi sâu vào khai thác, phát triển những nội dung gắn liền với cuộc sống hàng ngày. Hay nói cách khác, “triết học tân thực dụng đã thực hiện bƣớc chuyển từ bản thể luận sang nhận thức luận và đến ngôn ngữ học” [91, tr. 83].

Bản thể luận là một khuynh hƣớng chủ đạo trong triết học phƣơng Tây cổ, trung đại, nghiên cứu các khái niệm về thực tại và bản chất của sự tồn tại. Bản thể luận đƣợc hình thành trên cơ sở của Siêu hình học. Nó tìm cách mô tả phạm trù tồn tại để xác định nên thực thể và các kiểu thực thể bên trong khuôn khổ của sự tồn tại.

131

Bản thể luận là một nội dung tối quan trọng trong sự phát triển của triết học nói riêng và trí tuệ nhân loại nói chung.

Nhận thức luận, hay còn gọi là tri thức luận là khuynh hƣớng triết học nghiên cứu về bản chất, nguồn gốc và phạm vi của quá trình nhận thức. Cùng với bản thể luận, nhận thức luận đã hợp thành những nội dung cơ bản nhất của triết học và đƣợc coi là một trong các chủ đề triết học đƣợc nghiên cứu, tranh luận nhiều nhất. Phần lớn tranh luận tập trung vào việc phân tích bản chất và sự đa dạng của tri thức cũng nhƣ mối quan hệ của nó với các khái niệm tƣơng tự nhƣ chân lý và niềm tin. Cuộc tranh luận này liên quan nhiều đến việc chứng minh. Cụ thể, các nhà nhận thức luận phân tích các tiêu chuẩn của việc chứng minh cho các khẳng định tri thức, nghĩa là nền tảng mà từ đó ngƣời ta có thể khẳng định rằng mình biết một sự kiện cụ thể nào đó. Trong lịch sử phát triển của mình, nhận thức luận đƣợc phân thành hai khuynh hƣớng chính, chủ đạo đó là chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý. Đại diện về phía các nhà kinh nghiệm chủ nghĩa nhƣ: J.Locke, P.Bacon, T.Hobbes, G.Berkeley, D.Hume,v.v. còn về phía chủ nghĩa duy lý nhƣ: R.Descartes, B.Spinoza, G.W.Leibniz, R.Rousseau, F.M.A.Voltaire,v.v..

Nếu nhƣ vào thời cổ, trung đại, khuynh hƣớng chủ đạo thu hút sự tập trung nghiên cứu và luận giải của các triết gia cũng nhƣ các trƣờng phái triết học là giải quyết mối quan hệ giữa tƣ duy và tồn tại, xem cái nào có trƣớc, cái nào có sau, cái nào giữ vai trò quyết định, hay nói cách khác, bản thể luận là nội dung căn bản của triết học thời cổ, trung đại, thì đến thời kỳ cận hiện đại, sau thời Phục hƣng, khoảng thế kỷ XVI - XIX, khi những giá trị tinh hoa nhất của triết học Hi lạp đƣợc khôi phục và phát triển với những thành quả nhân văn sau hơn 1000 năm trung cổ với sự bó buộc và thống trị của giáo lý Kitô giáo. Những cuộc cách mạng tƣ sản, cách mạng công nghiệp, sự bùng nổ của khoa học, sự phát triển của kinh tế, tất cả điều đó yêu cầu triết học đi sâu vào luận chứng bản chất quá trình nhận thức, vì đơn giản là tri thức của nhân loại không còn chấp nhận những giáo điều trừu tƣợng chung chung về bản thể luận, về vũ trụ, mà tập trung vào bản chất cụ thể của tri thức, tức là cái cách mà chủ thể nhận thức về thế giới. Chính điều này đã tạo ra bƣớc chuyển tất yếu trong triết học từ bản thể luận với tƣ cách là xu hƣớng chủ đạo sang nhận thức luận giữ vai trò là trung tâm. Hai khuynh hƣớng cơ bản của nhận thức luận đối lập với nhau trong thời kỳ này đó chính là chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa kinh nghiệm.

Một bƣớc chuyển mới về tƣ duy triết học lại xảy ra, khi bối cảnh thời đại có những biến động lớn. Bƣớc chuyển lần này của triết học đƣợc diễn ra từ nhận thức

132

luận sang ngôn ngữ học. Đây là sự chuyển hƣớng của triết học phƣơng Tây vào đầu thế kỷ XX. Các triết gia giai đoạn này từ việc lấy nhận thức luận làm chủ thể chuyển sang lấy ngôn ngữ làm chủ thể nghiên cứu và luận giải. Nhiều triết gia hiện đại còn coi ngôn ngữ là đối tƣợng đầu tiên, thậm chí là đối tƣợng nghiên cứu duy nhất của triết học. Những vấn đề cơ bản của triết học đều có thể quy về vấn đề ngôn ngữ, tập trung phân tích ngôn ngữ, làm sáng tỏ sự khác biệt giữa các từ ngữ hoặc khái niệm, làm rõ nhiều loại chức năng của chúng, từ đó nhận biết nội dung phong phú của ngôn ngữ hiện thực. Đại biểu tiêu biểu cho bƣớc chuyển giai đoạn hai này của triết học đó chính là Ludwig Wittgenstein. Sau Wittgenstein, rất nhiều trƣờng phái và triết gia hiện đại đã phát triển đƣờng hƣớng này, sau đó tất cả đƣợc R.Rorty, một nhà triết học tân thực dụng tiêu biểu, tổng hợp và phân tích.

Tiếp đến, chủ nghĩa tân thực dụng được bổ sung những vấn đề hiện thực

mới, như vấn đề pháp luật, quyền con người, bình đẳng trong hài hòa, kể cả vấn

đề môi sinh với đóng góp của Richard Posner, Susan Haack, David L. Hildebrand,

Willard Van Orman Quine, v.v..

Trong quan niệm về luật pháp, nội dung của lý thuyết tân thực dụng đƣợc thể hiện chủ yếu ở việc phê phán những quan niệm luật pháp truyền thống, từ đó đƣa ra phƣơng pháp mới trong quá trình xây dựng hệ thống luật. Mô hình luật pháp cổ điển với đặc trƣng đƣợc xây dựng dựa trên một dạng phƣơng pháp đóng vai trò nền tảng, sử dụng những lập luận khắt khe và chuẩn mực thông qua phƣơng pháp loại suy - phƣơng pháp dựa trên tình huống đã đƣợc giải quyết thừa nhận rằng những chất liệu mang tính bản chất và thấu đáo cho một quyết định luật pháp đƣợc rút ra từ những quan điểm đƣợc công bố theo những kết luận tại tòa án. Điều quan trọng hơn là luật sƣ, thẩm phán đƣợc cho là sẽ đƣa ra một phán xét đúng đắn dựa trên những quyết định cân nhắc và những lý lẽ biện minh, mà hai điều này có mối quan hệ khá mật thiết. Dữ kiện cho phán quyết đó, dĩ nhiên đƣợc xem là tình huống đã đƣợc giải quyết. Từ một nhóm những phán quyết chuẩn mực, những quan điểm đƣợc ghi lại tại tòa đƣợc chắt lọc thành một tập hợp tổng quát những luật lệ và những lời tuyên án cụ thể trong việc tranh luận trƣớc phiên tòa. Khi một tranh luận luật pháp xảy ra, những nhà làm luật sẽ xem xét những tình huống luật pháp đã đƣợc giải quyết trƣớc đó và họ cố gắng đƣa ra những lý lẽ để đƣợc chấp nhận rằng có mối quan hệ luật pháp giữa trƣờng hợp thân chủ của họ với trƣờng hợp đã đƣợc giải quyết trƣớc đó, từ những nguồn án lệ này mà các kết luận luật pháp đƣợc đƣa ra. Phản đối điều này,

133

trong lý thuyết gợi mở của chủ nghĩa tân thực dụng đòi hỏi bất cứ một mệnh đề hay một luận cứ nào chỉ có giá trị khi nó đƣợc kiểm tra, thẩm định; quan điểm cổ điển về luật pháp không phải là một công cụ mang tính gợi mở cho những thẩm định xác thực cho mỗi tình huống đơn lẻ nói riêng cũng nhƣ ở cả cấp độ phổ quát nói chung. Vì các nhà sử dụng lý thuyết cổ điển luật pháp phải đƣơng đầu với câu hỏi về những tác động hiện thực của những quyết định đó, họ chỉ biết trả lời một cách cảm tính bằng một câu cảm thán, nó đã có tác dụng rồi mà, trƣớc nay vẫn làm thế mà.

Từ sự bác bỏ lý thuyết luật pháp cổ điển, các nhà triết học tân thực dụng đề xuất một lý thuyết phƣơng pháp dựa trên hệ thống kinh nghiệm và thực nghiệm. Nhƣ một sự đối lập với quan điểm duy lý thái quá và cách nhìn thiển cận của các nhà lý luận luật pháp cổ điển, các nhà tân thực dụng yêu cầu một lý thuyết luật pháp dựa trên thực nghiệm hiện thực nhiều hơn.

Với tinh thần triết học phải giải quyết những vấn đề của nền văn minh, giải quyết những mô thức nằm trong các mối quan hệ con ngƣời đã đƣợc thống nhất và xuyên suốt bởi các nhà thực dụng cổ điển, các nhà tân thực dụng hƣớng tới phân tích những vấn đề và đƣa ra những giả thuyết thuyết phục để giải quyết những vấn đề chính trị, xã hội và những vấn đề toàn cầu của không chỉ nƣớc Mỹ. Chẳng hạn, trong lĩnh vực xã hội, các nhà tân thực dụng đã đƣa ra lý thuyết về thiết lập một nền đạo đức học môi trƣờng. “Chủ nghĩa thực dụng môi sinh, với tƣ cách là một quan điểm triết học hệ thống, liên kết phƣơng pháp luận của những nhà thực dụng cổ điển Mỹ với việc tranh luận, phân tích và giải quyết những vấn đề hiện thực” [91, tr. 119]. Còn đạo đức học môi trƣờng trên cơ sở hiện thực của những năm qua đã chứng minh rằng, nó là một vấn đề nóng bỏng, ngày càng thu hút đƣợc sự quan tâm của cộng đồng. Nó là phƣơng pháp để tạo nên quá trình phân tích khá hiệu quả mối quan hệ đạo đức giữa thế giới tự nhiên mang tính ngƣời và một thế giới tự nhiên phi nhân tính. Là lĩnh vực đã cung cấp những lý thuyết, những luận điểm phong phú và phổ biến trong nỗ lực tìm ra những chính sách đạo đức hợp lý cũng nhƣ những chính sách môi trƣờng tƣơng thích. Thực trạng nan giải của đạo đức học môi trƣờng có tác động rất lớn đến chúng ta, từ những nhà triết học cho đến những công dân nói chung. Tất cả chúng ta đều có liên quan mật thiết đến tình trạng ngày càng xấu đi của thế giới tự nhiên,

Một phần của tài liệu toàn văn Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce (Trang 132 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)