Phân tích kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các phương pháp tổ chức sản xuất cơ khí (Trang 140 - 145)

Phân tích kinh tế là cơ sở khoa học để lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch. Nó giúp cho lãnh đạo nhà máy và phân xưởng luôn luôn biết được trạng thái của sản xuất để lựa chọn phương án tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của nhà máy. Phân tích kinh tế được thực hiện với tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất của nhà máy, nó là nhiệm vụ của tất cả các bộ phận phục vụ kinh tế và kỹ thuật của phân xưởng, của công đoạn sản xuất, của đội sản xuất và của từng công nhân.

Phương pháp phân tích kinh tế bao gồm các phần sau đây: - Phân tích khối lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm.

- Phân tích mức độ tổ chức – kỹ thuật và mức độ nâng cao hiệu quả sản xuất. - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất và hiệu quả sử dụng máy.

- Phân tích lao động và tiền lương.

- Phân tích giá thành sản phẩm và các biện pháp giảm giá thành sản phẩm. - Phân tích lợi nhuận.

- Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn tài chính.

Hệ thống phân tích kinh tế cho phép xác định ảnh hưởng của các yếu tố tới các chỉ tiêu hạch toán kinh tế của nhà máy và phân xưởng. Đối với đánh giá hạch toán kinh tế và tổ chức kích thích vật chất (dưới dạng tiền thưởng) thì phân tích lợi nhuận có vị trí quan trọng nhất.

Ví dụ: ta xét một ví dụ về phân tích lợi nhuận. Theo số liệu của một nhà máy chế tạo công cụ lập bảng tổng kết như sau:

Các yếu tố lợi nhuận Theo kế hoạch (USD) Kế hoạch được điều chỉnh để tăng số sản phẩm (USD) Theo tính toán thực tế (USD) Điều chỉnh giá thay đổi (USD) Giá bán sản 46.350.000 48.863.000 46.890.000 46.863.000

phẩm

Giá thành sản phẩm

35.715.000 35.946.000 35.900.000 35.913.000

Lợi nhuận 10.635.000 10.917.000 10.990.009 10.950.000 Trước hết cần xác định ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài có liên quan đến giá vật liệu thô và giá của sản phẩm hoàn thiện theo quyết định của các cơ quan hạch toán kinh tế cấp trên. Theo bảng trên ta thấy, giá bán sản phẩm theo tính toán thực tế là 46.890.000 USD và giá khi lập kế hoạch điều chỉnh là 46.863.000 USD. Như vậy tăng giá bán sản phẩm đã tạo ra lợi nhuận bổ xung là 46.890.000 – 46.863.000 = 27.000 USD.

Các yếu tố chính sinh ra lợi nhuận là tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm. Theo bảng trên ta có thể phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức tăng lợi nhuận như sau: 1. Ảnh hưởng của mức độ tăng số lượng sản phẩm khi đánh giá theo giá thành kế hoạch.

Trước hết ta xác định hệ số hoàn thành kế hoạch theo số lượng sản phẩm khi đánh giá theo giá thành kế hoạch:

35.946.000 : 35.715.000 = 1,006467. Như vậy ảnh hưởng của yếu tố này:

10.625.000 x 1,006467 – 10.635.000 = 69.000 USD

2. Ảnh hưởng của mức độ tăng số lượng sản phẩm do biến chuyển cấu trúc trong thành phần sản phẩm (thay đổi chủng loại sản phẩm, trong đó có thể tăng số chủng loại sản phẩm có lợi nhuận cao hơn, còn số chủng loại sản phẩm có lợi nhuận thấp hơn có thể giảm).

Xác định hệ số hoàn thành kế hoạch theo số lượng sản phẩm trong giá bán của nhà máy:

46.863.000 : 46.350.000 = 1,011067. Như vậy ảnh hưởng của yếu tố này:

10.635.000 x (1,011067 – 1,006467) = 49.000 USD

3. Ảnh hưởng của thay đổi giá thành do chế độ kinh tế (thay đổi giá). 35.946.000 – 35.913.000 = 33.000 USD.

4. Ảnh hưởng của thay đổi giá thành do biên chuyển cấu trúc trong thành phần sản phẩm.

35.715.000 x 1,011067 – 35.946.000 = 164.000 USD

Từ kết quả tính toán trên ta thấy ảnh hưởng tổng cộng của biến chuyển cấu trúc trong thành phần của sản phẩm đến mức độ tăng số lượng sản phẩm là: 49.000 + 164.000 = 213.000 USD

Như vậy tổng lợi nhuận sẽ là:

10.990.000 – 10.635.000 = 355.000 USD

Đánh giá hoat động hạch toán kinh tế của nhà máy được thực hiện không chỉ theo các chỉ tiêu hoàn thành lợi nhuận và mức độ lợi nhuận mà còn theo một số chỉ tiêu quan trọng khác về hiệu quả công việc của nhà máy. Trong số các chỉ tiêu quan trọng đó cần chú ý đến các chỉ tiêu được các cơ quan quản lý hạch toán kinh tế cấp trên giao cho nhà máy:

- Số lượng sản phẩm.

- Tăng chất lượng sản phẩm. - Năng suất lao động.

- Chế tao các loại sản phẩm quan trọng, trong đó có một số sản phẩm dùng cho xuất khẩu.

- Quỹ tiền lương. - Lơi nhuận.

- Vốn đầu tư, trong đó có cả vốn xây dựng cơ bản. - Ứng dụng kỹ thuật mới.

Phân tích kinh tế của nhà máy là trách nhiệm của các bộ phận kinh tế như phòng tổ chức lao động và tiền lương, phòng tài vụ, phòng kỹ thuật, đồng thời cũng là trách nhiệm của ban lãnh đạo nhà máy, phân xưởng và công đoán sản xuất.

Hoàn thiện phương pháp hạch toán kinh tế có sự trợ giúp của máy tính sẽ là tiền đề để hiện đại hóa công tác quản lý của nhà máy.

KẾT LUẬN

Khoa học về tổ chức sản xuất là một phần rất quan trọng trong khoa học kinh tế của các nhà kinh tế học trên thế giới, nó được hình thành trên cơ sở của những quy luật kinh tế khách quan trong quá trình phát triển xã hội loài người.

Tổ chức sản xuất được nghiên cứu ở trạng thái tĩnh mà luôn luôn động, nhờ đó mà luôn luôn xuất hiện những hình thái và phương pháp mới, góp phần làm đa dạng thêm môn khoa học này.

Quản lý nhân sự nói chung và quản lý lao động nói riêng là một trong những chức năng cơ bản của quá trình quản lý doanh nghiệp, bởi quản lý con người là quản lý một trong những yếu tố quan trọng nhất của doanh nghiệp, không thể thiếu được trong các doanh nghiệp.

Kế hoạch nhân sự cho phép các nhà quản lý và bộ phận nhân sự dự báo các nhu cầu tương lai về nhân sự của doanh nghiệp và khả năng cung ứng lao động. Nếu doanh nghiệp không thỏa mãn được nhu cầu nhân sự về số lượng và loại lao động, rất có thể các mục tiêu chiến lược và tác nghiệp sẽ không được thực hiện. Kế hoạch nhân sự đóng vai trò quan trọng cho việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Vì vậy, song song với việc đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nhà trường cần đào tạo chuyên sâu hơn trong lĩnh vực tổ chức sản xuất trong các nhà máy. Tổ chức mở rộng phạm vi đào tạo không chỉ riêng trong nghành cơ khí. Trang bị cho nguồn nhân lực tương lai có đủ khả năng gánh vác những nhiệm vụ quan trọng này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS Trần Văn Địch, PGS.TS Nguyễn Trọng Bình, PGS.TS Nguyễn Thế Đạt, PGS.TS Nguyễn Viết Tiếp, PGS.TS Trần Xuân Việt (2003), Công nghệ chế tạo máy, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà nội.

2. GS.TS Trần Văn Địch, Tổ chức sản xuất cơ khí, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà nội, 2005.

3. GS.TS Trần Văn Địch, Kỹ thuật an toàn và môi trường, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà nội, 2005.

4.GS.TS Trần Văn Địch, PGS.TS Trần Xuân Việt, TS Nguyễn Trọng Doanh, ThS. Lưu Văn Nhanh, Tựđộng hóa quá trình sản xuất, 2001

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các phương pháp tổ chức sản xuất cơ khí (Trang 140 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)