Nhiệm vụ của kế hoạch phát triển nhà máy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các phương pháp tổ chức sản xuất cơ khí (Trang 111)

Trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân có kinh tế phát triển của từng ngành, có kế hoạch phát triển của từng nhà máy, xí nghiệp. Như vậy kế hoạch phát triển của nhà máy được xây dựng trên cơ sở nhiệm vụ phát triển kinh tế quốc dân. Nhiệm vụ của kế hoạch phát triển nhà máy là hoàn thành kế hoạch của cấp trên và được thực hiện theo nội dung sau đây.

- Xác định nhiệm vụ cho từng bộ phận trong nhà máy, tính toán khối lượng dao động cần thiết, tính toán vật tư tài chính, đồng thời xác định mức độtăng hiệu quả sản xuất theo chu kỳ.

- Xây dựng kế hoạch tăng trưởng sản xuất bằng cách ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới.

- Tổ chức và kiểm tra quá trình sản xuất để đảm bảo kế hoạch đặt ra trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn vốn sản xuất.

Kế hoạch phát triển nhà máy có thể được mô tả theo hình 4.1 sau đây:

Hình 4.1: Hệ thống kế hoạch phát triển của nhà máy. 4.1.2. Kế hoạch dài hạn.

Khi lập kế hoạch phát triển kinh tế kỹ thuật của nhà máy cần xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm, đồng thời cần nghiên cứu khă năng thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch. Kế hoạch dài hạn thường là trong thời gian 5 năm và có thể lâu hơn cần

được chú ý đặc biệt, bởi vì nhiệm vụ nâng cao trình độ kỹ thuật và hiệu quả sản xuất không thể giải quyết được trong thời gian ngắn.

Sau khi kế hoạch phát triển kinh tế kỹ thuật trong thời gian 5 năm được nhà nước thông qua các nhà máy bắt tay vào xây dựng kế hoạch dài hạn riêng cho mình.

Những chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch dài hạn của nhà máy có thể chia ra 3 nhóm sau đây:

- Các chỉ tiêu trực tiếp xác định kế hoạch sản xuất của nhà máy.

- Các chỉ tiêu xác định quỹ kích thích phát triển kinh tế, phân chia lợi nhuận và những mối quan hệ với ngân sách.

4.1.3. Kế hoạch nâng cao hiệu quả sản xuất.

Nhiệm vụ của kế hoạch này là trên cơ sở của thành tựu khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Trong kế hoạch này các biện pháp hoàn thiện kỹ thuật, công nghệ và tổ chức sản xuấ được tích hợp trong các chỉ tiêu kinh tế và trong các báo cáo định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến. Trên cơ sở của các định mức này người ta xác định các chỉ tiêu của kế hoạch. Mức độ phát triển kỹ thuật và tổ chức của nhà máy càng cao thì các định mức và kế hoạch càng tiên tiến.

Kế hoạch nâng cao hiệu quả sản xuất là kế hoạch tổng hợp, nó gồm nhiều kế hoạch thành phần , chúng phản ánh các hướng hoàn thiện hoạt động tổ chức và kỹ thuật. Các kế hoạch đó là:

- Kế hoạch hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Kế hoạch ứng dụng công nghệ tiên tiến, cơ khí hóa và tự động hóa sản xuất.

- Kế hoạch hoàn thiện hệ thống quản lý, hệ thống lập kế hoạch và hệ thống tổ chức sản xuất.

- Kế hoạch tổ chức lao động.

- Kế hoạch cải tiến và thay thế thiết bị cũ. - Kế hoạch đại tu các thiết bị nhà xưởng. - Kế hoạch nghiên cứu khoa học.

- Kế hoạch sử dụng các nguồn vốn sản xuất. Dưới đây sẽ phân tích chi tiết các kế hoạch này:

1. Kế hoạch hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Các biện pháp của kế hoạch này cần được phân tích theo chỉ tiêu sau đây:

a) Chỉ tiêu kỹ thuật: năng suất, công suất, tốc độ, tuổi thọ, thời gian bảo hành, hình dáng và thẩm mỹ của thiết bị.

b) Chỉ tiêu công nghệ: sử dụng vật liệu và công nghệ tiên tiến.

c) Chỉ tiêu kinh tế: giá thành, giá bán, khối lượng lao động, vốn đầu tư để chế tạo sản phẩm và cải thiện chất lượng sản phẩm, chi phí vận hành và thời gian hoàn vốn. 2. Kế hoạch ứng dụng công nghệ tiên tiến, cơ khí hóa và tự động hóa sản xuất. Kế hoạch này được xây dựng theo 3 hướng sau đây:

a) Công nghệ tiên tiến.

b) Cơ khí hóa sản xuất mà trước hết là cơ khí hóa các quá trình lao động nặng nhọc. c) Tự động hóa sản xuất.

3. Kế hoạch hoàn thiện hệ thống quản lý, hệ thống lập kế hoạch và hệ thống tổ chức sản xuất.

Kế hoạch này bao gồm các công việc chuyên môn hóa các bộ phận sản xuất, cơ khí hóa và tự động hóa hệ thống quản lý sản xuất, hoàn thiện hệ thống chuẩn bị sản xuất và cung ứng vật tư kỹ thuật, hoàn thiện hình thức và phương pháp hạch toán kinh tế của nhà máy. Trong nhiều nhà máy phần quan trọng của kế hoạch này là thành lập và ứng dụng hệ thống quản lý tự động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Kế hoạch tổ chức lao động.

Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tổ chức lao động trực thuộc phòng nghiên cứu về lao động của nhà máy. Những người tham gia xây dựng kế hoạch tổ chức lao động bao

gồm: cán bộ chính thức của phòng và các kỹ sư, thợ cả, công nhân, họa sĩ, bác sĩ và các nhà tâm lý học. Kế hoạch sau khi xây dựng xong được đưa ra thảo luận ở hội đồng khoa học – kỹ thuật của nhà máy và đệ trình lên giám đốc nhà máy để phê chuẩn. 5. Kế hoạch tiết kiệm vật liệu, nhiên liệu và năng lượng.

Kế hoạch này do các nhà thiết kế, các nhà công nghệ và các nhà kinh tế xây dựng. Nó được xây dựng theo 4 hướng chính:

a) Tiết kiệm nguyên liệu và nhiên liệu. b) Tiết kiệm nhiện liệu.

c) Tiêt kiệm điện.

d) Tiết kiệm các nguồn năng lượng khác. Ví dụ, chuyển quá trình nung nóng phôi bằng nhiên liệu lỏng sang nhiên liệu khí.

6. Kế hoạch cải tiến và thay thế thiết bị cũ.

Kế hoạch này do phòng cơ điện và phòng dụng cụ xây dựng. Trong nội dung của kế hoạch này cần chỉ rõ nơi ứng dụng, thời gian ứng dụng, giá thành của phương án cải tiến hoặc thay thế, nguồn tài chính và hiệu quả của phương án mang lại.

7. Kế hoạch đại tu các thiết bị và nhà xưởng.

Kế hoạch này do phòng cơ điện và phòng xây dựng cơ bản soạn thảo. Nó bao gồm các biện pháp sửa chữa nhà xưởng và các công trình sản xuất, đại tu máy các thiết bị vận chuyển,…

Nội dung của kế hoạch còn bao gồm công việc sửa chữa các công trình phụ trợ như nhà làm việc và nhà ở của cán bộ, nhà trẻ, nhà ăn và nhà sinh hoạt văn hóa.

8. Kế hoạch nghiên cứu khoa học.

Trong nôi dung của kế hoạch cần chỉ rõ mục đích và nơi ứng dụng, người thực hiện, thời gian xây dụng kế hoạch và thời gian ứng dụng, chi phí cho đề tài nghiên cứu và hiệu quả kinh tế mang lại của đề tài.

Kế hoạch này do phòng kinh tế - kế hoạch nâng cao hiệu quả sản xuất, tùy thuộc vào phạm vi ảnh hưởng, có thể được chia ra: hiệu quả của nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất, hiệu quả kinh tế của nhà máy, hiệu quả kinh tế của phân xưởng, hiệu quả kinh tế của công đoạn sản xuất và hiệu quả kinh tế của chỗ làm việc.

4.1.4. Kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật.

Kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật có nhiệm vụ cung cấp cho sản xuất vật liệu chính, vật liệu phụ, bán thành phẩm, dụng cụ, nhiên liệu và các vật tư khác. Chúng được tính không chỉ đủ dùng cho sản xuất mà còn phải dùng cho sửa chữa, cho ứng dụng kỹ thuật mới, cho thí nghiệm và xây dựng cơ bản, …

Kế hoạch này được xây dựng cho một năm và được chia ra hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: trong giai đoạn này xác định nhu cầu tất cả các chủng loại vật liệu và bán thành phẩm để hoàn thành công việc trong một năm và viết đơn xin cung ứng vật tư – kỹ thuật. Các số liệu ban đầu cần thiết là sản lượng một năm, số lượng chi tiết còn chưa được chế tạo xong ở đầu và cuối năm, chủng loại các vật liệu, định mức tiêu hao vật liệu, dung lượng kho chứa và số vật liệu còn tồn kho. Đơn xin cấp vật tư – kỹ thuật được trình bày lên bộ chủ quản.

Giai đoạn 2: ở giai đoạn này nhà máy xuất phát từ khối lượng vật tư kỹ thuật được duyệt xây dựng kế hoạch chi tiết dưới dạng biểu mẫu với những số liệu cụ thể và cả nguồn gốc xuất xứ của vật tư – kỹ thuật. Trên cơ sở này nhà máy sẽ ký hợp đồng với nhà cung cấp. Hợp đồng là tài liệu chính thức xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Hợp đồng có thể được ký kết giữa nhà máy cung cấp và nhà máy sản xuất khi có mối quan hệ sản xuất lâu dài hoặc khi đòi hỏi sự thỏa thuận về đặc tính kỹ thuật của sản phẩm. Tuy nhiên, hợp đồng cũng có thể được ký giữa nhà máy sản xuất và một tổ chức cung cấp vật tư kỹ thuật nào đó, nếu nhu cầu về vật tư kỹ thuật không ổn định lâu dài hoặc với số lượng ít.

Nhu cầu vật liệu kỹ thuật hàng năm Q0 để chế tạo sản phẩm Nt (hàng năm) theo các chủng loại được tính theo công thức:

Q =∑n Ntmt

1

0 (4.4) Trong đó:

n: số chủng loại sản phẩm.

mt: mức tiêu hao vật liệu cho một đơn vị sản phẩm. Nt: số sản phẩm của chủng loại thứ i.

Khi số chủng loại của sản phẩm n lớn thì việc tính toán chất lượng vật liệu Q0 được thực hiện theo các sản phẩm điển hình của nhóm sản phẩm tương ứng.

Khi sử dụng vật liệu với mục đích phụ trợ (cho phan xưởng dụng cụ Qd, cho sửa chữa và vận hành Qs, cho công việc để nâng cao hiệu quả sản xuất Qh, cho xây dựng cơ bản Qc) thì mức tiêu thụ vật liệu không chỉ được tính cho đơn vị sản phẩm mà còn được tính cho một giờ máy (ví dụ, vật liệu bôi trơn), cho một đơn vị của độ phức tạp sửa chữa (ví dụ, vật liệu để sửa chữa máy) và cho 1000USD chế tạo sản phẩm, … Khi phân tích việc thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư – kỹ thuật cần phải:

- Nghiên cứu thực hiện kế hoạch theo số lượng và chủng loại vật tư, phát hiện những sai số của kế hoạch có liên quan đến sự thay đổi chủng loại vật tư và thay đổi giá cả.

- Phát hiện và nghiên cứu nguyên nhân sai số thời hạn cung cấp vật liệu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nghiên cứu chất lượng của vật tư và sản phẩm, đồng thời nghiên cứu các chi phí phụ phát sinh do chất lượng của vật liệu và sản phẩm gây ra.

- Kiểm tra việc chấp hành định mức tiêu thụ vật liệu và nghiên cứu phương pháp hoàn thiện quy trình công nghệ nhằm mục đích giảm tiêu hao vật liệu.

Nghiên cứu sự thay đổi của hệ số sử dụng vật liệu (tỷ số giữa khối lượng của sản phẩm và khối lượng của vật liệu tiêu thụ) và chỉ tiêu chi phí nhiên liệu (cho một đơn vị sản phẩm hoặc cho 1000USD chế tạo sản phẩm)

4.1.5. Kế hoạch chi phí sản xuất.

* Phân loại chi phí sản xuất.

Chi phí sản xuất được phân loại theo các dấu hiệu sau đây:

- Theo các khoản chi (chi phí chính và các chi phí bổ xung, các chi phí vật liệu, chi phí khấu hao và các khoản chi phí tiền)

- Theo đơn vị chi phí (chi phí phân xưởng, chi phí nhà máy và chi phí ngoài sản xuất).

- Theo phương pháp đưa vào giá thành (chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp). - Theo mức độ phụ thuộc vào sản lượng (chi phí biến đổi và chi phí cố định). * Giảm chi phí sản xuất nhờ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - kỹ thuật:

Các yếu tố kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến chi phí sản xuất được chia ra 4 nhóm chính sau đây:

1. Nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất (cơ khí hóa và tự động hóa quá trình công nghệ, hoàn thiện công nghệ, thay đổi kết cấu và đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, giảm chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu và năng lượng, …)

Ví dụ, tiết kiệm do giảm chi phí vật liệu (USD) được xác định theo công thức sau: Ev =(m1RvM2Rv)N (4.5)

Trong đó:

m1, m2: định mức chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu hoặc năng lượng cho một đơn vị sản phẩm trước và sau khi ứng dụng phương pháp mới (tấn)

Rv: giá mua một đơn vị nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng (USD).

N: số lượng đơn vị sản phẩm được chế tạo ra tính từ thời điểm ứng dụng phương pháp mới cho đến khi kết thức năm kế hoạch (chiếc).

2. Hoàn thiện tổ chức sản xuất (hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất, hệ thong cung ứng vật tư – kỹ thuật, …)

3. Thay đổi sản lượng và cấu trúc sản phẩm (giảm chi phí cố định, giảm chi phí khấu hao thiết bị, …)

4. Các yếu tố khác (thành lập xưởng sản xuất mới, sử dụng các thiết bị tổ hợp, thay đổi cách bố trí thiết bị sản xuất, …)

* Lập dự toán chi phí.

Giai đoạn đầu của việc lập kế hoạch chi phí sản xuất là lập dự toán chi phí sản xuất của các phân xưởng phụ, chi phí cho nội dung và vận hành của thiết bị dự toán cho chi phí phân xưởng, dự toán chi phí nhà máy và chi phí ngoài sản xuất.

1. Dự toán chi phí sản xuất của các phân xưởng phụ.

Tài liệu cần thiết để lập dự toán này là sản lượng hàng năm của phân xưởng, định mức tiêu thụ nguyên, nhiên vật liệu và các chi tiêu khác. Ví dụ, trong phân xưởng vận chuyển để lập dự toán cần có các định mức số liệu về chi phí 1 tấn/ 1 km hoặc giờ làm việc của thiết bị.

2. Dự toán chi phí cho nội dung và vận hành thiết bị.

Để lập dự toán này cần có số liệu về sản lượng của phân xưởng; định mức chi phí vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí năng lượng, chi phí khấu hao, quỹ tiền lương,… 3. Dự toán chi phí phân xưởng.

Dự toán chi phí phân xưởng bao gồm các khoản chi phí không trực tiếp liên quan tới thiết bị. Ví dụ, các chi phí phân xưởng bao gồm:

- Quản lý phân xưởng. - Chi phí nhà xưởng.

- Chi phí cho sửa chữa nhà xưởng. - Chi phí khấu hao nhà xưởng.

- Chi phí chi thử nghiệm, nghiên cứu và hợp lý hóa sản xuất. - Chi phí cho an toàn lao động.

4. Dự toán chi phí nhà máy. Chi phí này bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chi phí quản lý nhà máy (tiền lương, bảo hiểm xã hội, tiền thưởng và các chi phí hành chính khác)

- Chi phí tổng hợp của nhà máy (lương cho tất cả cán bộ công nhân viên, chi phí nhà xưởng, chi phí thiết bị, chi phí nghiên cứu khoa học, chi phí an toàn lao động, …) 5. Dự toán chi phí ngoài sản xuất.

Chi phí này bao gồm: chi phí đóng thùng, chi phí vận chuyển, chi phí nghiên cứu khoa học, …

* Tính toán giá thành sản phẩm.

Kế hoạch chi phí sản xuất được xây dựng không chỉ cho cả giai đoạn nào đó mà còn cho từng đơn vị sản phẩm hoặc cho một khối lượng sản phẩm nhất định.

Giá thành sản phẩm là tổng chi phí của nhà máy để chế tạo ra sản phẩm nào đó. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu hoạt động sản xuất của nhà máy, nó phản ánh mức độ năng xuất lao động, mức độ sử dụng vật liệu hợp lý, và mức độ sử dụng quỹ sản xuất.

Khi tính giá thành sản phẩm người ta phân tích chi phí ra làm hai loại: chi phí trực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các phương pháp tổ chức sản xuất cơ khí (Trang 111)