Kế hoạch nâng cao hiệu quả sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các phương pháp tổ chức sản xuất cơ khí (Trang 113 - 116)

Nhiệm vụ của kế hoạch này là trên cơ sở của thành tựu khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Trong kế hoạch này các biện pháp hoàn thiện kỹ thuật, công nghệ và tổ chức sản xuấ được tích hợp trong các chỉ tiêu kinh tế và trong các báo cáo định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến. Trên cơ sở của các định mức này người ta xác định các chỉ tiêu của kế hoạch. Mức độ phát triển kỹ thuật và tổ chức của nhà máy càng cao thì các định mức và kế hoạch càng tiên tiến.

Kế hoạch nâng cao hiệu quả sản xuất là kế hoạch tổng hợp, nó gồm nhiều kế hoạch thành phần , chúng phản ánh các hướng hoàn thiện hoạt động tổ chức và kỹ thuật. Các kế hoạch đó là:

- Kế hoạch hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Kế hoạch ứng dụng công nghệ tiên tiến, cơ khí hóa và tự động hóa sản xuất.

- Kế hoạch hoàn thiện hệ thống quản lý, hệ thống lập kế hoạch và hệ thống tổ chức sản xuất.

- Kế hoạch tổ chức lao động.

- Kế hoạch cải tiến và thay thế thiết bị cũ. - Kế hoạch đại tu các thiết bị nhà xưởng. - Kế hoạch nghiên cứu khoa học.

- Kế hoạch sử dụng các nguồn vốn sản xuất. Dưới đây sẽ phân tích chi tiết các kế hoạch này:

1. Kế hoạch hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Các biện pháp của kế hoạch này cần được phân tích theo chỉ tiêu sau đây:

a) Chỉ tiêu kỹ thuật: năng suất, công suất, tốc độ, tuổi thọ, thời gian bảo hành, hình dáng và thẩm mỹ của thiết bị.

b) Chỉ tiêu công nghệ: sử dụng vật liệu và công nghệ tiên tiến.

c) Chỉ tiêu kinh tế: giá thành, giá bán, khối lượng lao động, vốn đầu tư để chế tạo sản phẩm và cải thiện chất lượng sản phẩm, chi phí vận hành và thời gian hoàn vốn. 2. Kế hoạch ứng dụng công nghệ tiên tiến, cơ khí hóa và tự động hóa sản xuất. Kế hoạch này được xây dựng theo 3 hướng sau đây:

a) Công nghệ tiên tiến.

b) Cơ khí hóa sản xuất mà trước hết là cơ khí hóa các quá trình lao động nặng nhọc. c) Tự động hóa sản xuất.

3. Kế hoạch hoàn thiện hệ thống quản lý, hệ thống lập kế hoạch và hệ thống tổ chức sản xuất.

Kế hoạch này bao gồm các công việc chuyên môn hóa các bộ phận sản xuất, cơ khí hóa và tự động hóa hệ thống quản lý sản xuất, hoàn thiện hệ thống chuẩn bị sản xuất và cung ứng vật tư kỹ thuật, hoàn thiện hình thức và phương pháp hạch toán kinh tế của nhà máy. Trong nhiều nhà máy phần quan trọng của kế hoạch này là thành lập và ứng dụng hệ thống quản lý tự động.

4. Kế hoạch tổ chức lao động.

Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tổ chức lao động trực thuộc phòng nghiên cứu về lao động của nhà máy. Những người tham gia xây dựng kế hoạch tổ chức lao động bao

gồm: cán bộ chính thức của phòng và các kỹ sư, thợ cả, công nhân, họa sĩ, bác sĩ và các nhà tâm lý học. Kế hoạch sau khi xây dựng xong được đưa ra thảo luận ở hội đồng khoa học – kỹ thuật của nhà máy và đệ trình lên giám đốc nhà máy để phê chuẩn. 5. Kế hoạch tiết kiệm vật liệu, nhiên liệu và năng lượng.

Kế hoạch này do các nhà thiết kế, các nhà công nghệ và các nhà kinh tế xây dựng. Nó được xây dựng theo 4 hướng chính:

a) Tiết kiệm nguyên liệu và nhiên liệu. b) Tiết kiệm nhiện liệu.

c) Tiêt kiệm điện.

d) Tiết kiệm các nguồn năng lượng khác. Ví dụ, chuyển quá trình nung nóng phôi bằng nhiên liệu lỏng sang nhiên liệu khí.

6. Kế hoạch cải tiến và thay thế thiết bị cũ.

Kế hoạch này do phòng cơ điện và phòng dụng cụ xây dựng. Trong nội dung của kế hoạch này cần chỉ rõ nơi ứng dụng, thời gian ứng dụng, giá thành của phương án cải tiến hoặc thay thế, nguồn tài chính và hiệu quả của phương án mang lại.

7. Kế hoạch đại tu các thiết bị và nhà xưởng.

Kế hoạch này do phòng cơ điện và phòng xây dựng cơ bản soạn thảo. Nó bao gồm các biện pháp sửa chữa nhà xưởng và các công trình sản xuất, đại tu máy các thiết bị vận chuyển,…

Nội dung của kế hoạch còn bao gồm công việc sửa chữa các công trình phụ trợ như nhà làm việc và nhà ở của cán bộ, nhà trẻ, nhà ăn và nhà sinh hoạt văn hóa.

8. Kế hoạch nghiên cứu khoa học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong nôi dung của kế hoạch cần chỉ rõ mục đích và nơi ứng dụng, người thực hiện, thời gian xây dụng kế hoạch và thời gian ứng dụng, chi phí cho đề tài nghiên cứu và hiệu quả kinh tế mang lại của đề tài.

Kế hoạch này do phòng kinh tế - kế hoạch nâng cao hiệu quả sản xuất, tùy thuộc vào phạm vi ảnh hưởng, có thể được chia ra: hiệu quả của nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất, hiệu quả kinh tế của nhà máy, hiệu quả kinh tế của phân xưởng, hiệu quả kinh tế của công đoạn sản xuất và hiệu quả kinh tế của chỗ làm việc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các phương pháp tổ chức sản xuất cơ khí (Trang 113 - 116)