0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Vai trò, nhiệm vụ và thành phần của dịch vụ dụng cụ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ (Trang 79 -79 )

Tổ chức dịch vụ dụng cụ hợp lý sẽ tạo điều kiện tốt để nhà máy hoàn thiện kế hoạch và giảm chi phí sản xuất. Theo quan điểm kinh tế của sản xuất cơ khí thì dịch vụ là đối tượng quan trọng bậc nhất. Chi phí sản xuất cho dụng cụ nói chung chiếm từ 8 – 10% chi phí chế tạo sản phẩm. Chi phí cho dụng cụ cắt và đò gá trong sản xuất hàng khối chiếm tới 25% chi phí của thiết bị.

Nhiệm vụ của dịch vụ dụng cụ là cung cấp cho phân xưởng và chỗ làm việc dụng cụ có chất lượng cao với chi phí nhỏ nhất.

Thành phần của dịch vụ dụng cụ phụ thuộc vào dạng sản xuất và quy mô của nhà máy. Chúng ta cần phân biệt:

- Bộ phận dịch vụ dụng cụ của nhà máy. - Bộ phận dịch vụ dụng cụ của phân xưởng.

Bộ phận dịch vụ dụng cụ của nhà máy có nhiệm vụ chế tạo dụng cụ tại nhà máy, mua dụng cụ từ các nhà máy khác, bảo quản tập trung, cung cấp các dụng cụ cho các phân xưởng và phục hồi các dụng cụ đã mòn. Các chức năng này do phân xưởng dụng cụ, kho chứa dụng cụ trung tâm hoặc bộ phận cung ứng vật tư – thiết bị thực hiện. Phân xưởng dụng cụ có nhiệm vụ chế tạo và phục hồi dụng cụ. Tùy thuộc vào dạng sản xuất

quy mô của nhà máy có thể tổ chức một phân xưởng dụng cụ hoặc nhiều phân xưởng dụng cụ trong nhà máy. Kho chứa dụng cụ trung tâm có chức năng nhận và phân phát dụng cụ cho các phân xưởng.

3.3.2. Phận loại và ký hiệu dụng cụ.

Phận loại và ký hiệu dụng cụ được dùng để hệ thống hóa chủng loại dụng cụ tồn tại ở nhiều nhà máy khác nhau.

Phân loại và ký hiệu dụng cụ được tiến hành theo đặc tính sử dụng công dụng. * Theo đặc tính sử dụng trong các nhà máy cơ khí, dụng cụ được chia ra: dụng cụ tiêu chuẩn và dụng cụ chuyên dùng.

- Dụng cụ tiêu chuẩn: là dụng cụ được sử dụng rộng rãi và thỏa mãn các tiêu chuẩn quốc gia.

- Dụng cụ chuyên dùng: là dụng cụ được dùng cho một nguyên công xác định. * Theo công dụng của dụng cụ thì được chia ra các loại như dụng cụ cắt, dụng cụ đo, khuôn mẫu, đồ gá, …

Mỗi loại lại được chia ra loại nhỏ. Ví dụ, trong loại dụng cụ cắt có các loại: dao một lưỡi, dao phay, taro, … Loại nhỏ lại được chia ra nhóm: nhóm dao tiện, nhóm dao xọc, nhóm dao bào, … Nhóm lại được chia ra nhóm nhỏ: dao tiện thô, dao tiện bán tinh, dao tiện ren, dao tiện thô, …

Mỗi dụng cụ có ột ký hiệu riêng tương ứng với vị trí mà nó trực thuộc. Ví dụ dao tiện mặt cầu T15K6 hoặc P18 với các số hiệu 11235, 11132, …

3.3.3. Định mức tiêu thụ dụng cụ.

Mức tiêu thụ dụng cụ là số lượng cần thiết để thực hiện một khối lượng công việc nhất định:

- Trong sản xuất hàng khối và hàng loạt lớn: số lượng dụng cụ cần cho 1, 10, 100, 1000 chi tiêt và mức tiêu thụ dụng cụ được xác định theo công thức sau:

T i T Hc 60 1000 0 = (3.1)

Trong đó:

Hc: mức tiêu thụ dụng cụ cắt cho 1000 chi tiết.

T0: thời gian cơ bản cần thiết để gia công một chi tiết (phút). T: tuổi bền của dụng cụ (phút).

i: số dụng cụ được dùng cùng lúc trên máy. Mức tiêu thụ dụng cụ đo được tính theo công thức: ⎛ − = 100 1 . α z Q Hd (3.2) Trong đó: Hd: mức tiêu thụ dụng cụ đo.

Q: số lượng phép đo trên 1000 chi tiết.

z: số lượng phép đo cho đến khi dụng cụ bị mòn.

α : giá trị đặc trưng cho sự giảm ngẫu nhiên của dụng cụ. α =5−7%, có nghĩa là số lượng dụng cụ được dùng để giảm bớt là α%.

3.3.4. Lập kế hoạch dịch vụ dụng cụ. Lập kế hoạch dịch vụ dụng cụ bao gồm:

- Tính toán số dụng cụ đưa vào vận hành và lưu thông. - Lập kế hoạch và điều chỉnh nhu cầu sử dụng dụng cụ. - Lập kế hoạch và điều chỉnh sản xuất dụng cụ.

Giai đoạn đầu tiên của lập kế hoạch dịch vụ dụng cụ chính là tính toán số dụng cụ đưa vào vận hành và lưu thông của các phân xưởng và nhà máy f1 và số dụng cụ dự trữ trong kho f2 (hình 3.1). Số dụng cụ đang được sử dụng tai các chỗ làm việc ,

1

f và số dụng cụ đang được mài lại và sửa chữa ,,

1 f , có nghĩa là: ,, 1 , 1 1 f f f = + (3.3) Số dụng cụ đang được sử dụng tai các chỗ làm việc ,

1

f được xác định theo công thức sau:

f1 =

cm (3.4) Trong đó:

c: số chỗ làm việc có tính chất công nghệ gần giống nhau (các nguyên công gia công cơ).

m: số dụng cụ đang được sử dụng tại các chỗ làm việc.

Hình 3.1: Cấu trúc của dụng cụ trong phân xưởng.

Số dụng cụ đang được mài lại và sửa chữa được tính theo công thức sau: c T T f ,, = c 1 (3.6) Trong đó:

Tc: thời gian mài lại hoặc sửa chữa (giờ). T: tuổi bền của dụng cụ (phút).

Số dụng cụ dự trữ trong kho f2 theo như hình 3.1 là tổng số lượng dụng cụ dự trữ: dự trữ di chuyển và dự trữ tại chỗ. Dự trữ di chuyển '

2

f có thể thay đổi từ số lượng lớn nhất (vừa nhận từ kho dụng cụ trung tâm) cho đến giá trị 0 (khi đã chuyển hết cho các

chỗ làm việc mà chưa kịp nhận thêm về). Dự trữ f2 được thành lập nhằm mục đích cung cấp dụng cụ cho các chỗ làm việc trong trường hợp dụng cụ đến chậm so với thời gian yêu cầu. Dự trữ tại chỗ '

2 ''

2 (0,05 0,1)f

f = ÷ . Tổng số dụng cụ được đưa vào vận hành f1 và số dụng cụ dự trữ trong kho f2 được gọi là số dụng cụ (quỹ dụng cụ) lưu thong của phân xưởng f0:

f0 = f1 + f2 (3.7)

Dụng cụ lưu thông F0 của nhà máy là tổng số dụng cụ đưa vào vận hành F1 và số dự trữ dụng cụ trong kho F2.

Hình 3.2 mô tả cấu trúc dụng cụ lưu thông F0 của nhà máy.

Hình 3.2: Cấu trúc của dụng cụ trong nhà máy.

Số dụng cụ đưa vào vận hành F1 của nhà máy được xác định theo công thức: F1 =

f0 (3.8)

Số dụng cụ dự trữ di chuyển F2 là tổng số của số lượng dụng cụ dự trữ di chuyển F2 và dự trữ tại chỗ F2’’:

Số dụng cụ dự trữ di chuyển ở kho chứa trung tâm của nhà máy F2 thay đổi từ giá trị lớn nhất (khi nhận dụng cụ về kho) cho đến giá trị 0 (khi dụng cụ trong kho đã được dùng hết). Dự trữ dụng cụ tại chỗ F2’’ được thành lập nhằm mục đích cung cấp dụng cụ cho các phân xưởng trong trường hợp vì lỗi của phân xưởng dụng cụ hoặc do hàng đặt mua chưa kịp về.

Chu kỳ tái lập của dự trữ dụng cụ di chuyển bằng Tck (trục hoành theo hình 3.2). Số dụng cụ dự trữ F2’’ được xác định theo công thức:

F2’’ = Tn.l (3.10) Trong đó:

Tn: số ngày phải chờ đợi do cung cấp dụ cụ bị chậm. l: số dụng cụ trung bình cần thiết cho một ngày làm việc.

Nhiệm vụ tiếp theo của lập kế hoạch dịch vụ dụng cụ là lập kế hoạch và điều chỉnh nhu cầu sử dụng dụng cụ. Nhiệm vụ này xác định số lượng dụng cụ cần có để sử dụng của nhà máy hoặc phân xưởng trong một năm hoặc một quý. Số lượng dụng cụ tiêu thụ được xác định bằng cách nhân khối lượng công việc với mức tiêu thụ dụng cụ.

Cần lưu ý rằng không nên nhầm lẫn giữa quỹ dụng cụ (số dụng cụ cần có) với nhu cầu sử dụng dụng cụ. Nhu cầu sử dụng dụng cụ được tính toán theo quỹ dụng cụ với giá trị lớn hơn hoặc nhỏ hơn tùy thuộc vào điều chỉnh nguồn dự trữ dụng cụ được thực hiện theo hệ thống 3 điểm, được gọi là hệ thống “cực đại – cực tiểu”. Bản chất của hệ thống này là xác lập 3 điểm bảo quản dụng cụ: điểm cực đại, điểm cực tiểu, và điểm đặt mua (hoặc đặt chế tạo). Điểm cực đại xác định số lượng dụng cụ dự trữ tại chỗ lớn nhất F2’’, còn điểm đặt mua xác định số dụng cụ cần đặt hàng với phân xưởng dụng cụ hoặc phòng cung cấp vật tư của nhà máy để chế tạo hoặc mua số dụng cụ cần bổ sung. Quan hệ giữa ba điểm này được thể hiện trên hình 3.2. Điểm đặt mua hoặc chế tạo phải xảy ra trước thời điểm tiêu thụ toàn bộ dụng cụ dự trữ di chuyển với thời gian Tm cần thiết để mua hoặc chế tạo loạt dụng cụ mới. Như vậy, hệ thống này đảm bảo điều chỉnh nguồn dự trữ dụng cụ trong phạm vi định mức.

Nhiệm vụ cuối cùng là lập kế hoạch và điều chỉnh sản xuất dụng cụ. Nhiệm vụ này được thực hiện trên cơ sở nhu cầu dụng cụ của nhà máy. Nhà máy cần xây dựng kế hoạch chế tạo dụng cụ tại phân xưởng dụng cụ của nhà máy và kế hoạch đặt mua những loại dụng cụ không chế tạo được. Phân xưởng dụng cụ của nhà máy không chỉ có nhiệm vụ chế tạo dụng cụ mới mà còn phải phục hồi các dụng cụ đã qua sử dụng.

3.3.5. Tổ chức phục hồi dụng cụ.

Tổ chức phục hồi dụng cụ cho phép tiết kiệm nguyên vật liệu và chí phí sản xuất. Kết quả phục hồi dụng cụ có thể làm giảm 25 – 30% nhu cầu sử dụng dụng cụ mới của nhà máy. Vì vậy, phục hồi dụng cụ cần phải được tiến hành thường xuyên và xem đó như là một biện pháp cần thiết để bổ sung vào nguồn dự trữ dụng cụ của nhà máy. Bản chất của phục hồi dụng cụ ở nhiều nhà máy cơ khí là tất cả các dụng cụ đã qua sử dụng được chuyển vào kho chứa tới phân xưởng dụng cụ để phục hồi lại. Ở đây cần được phân loại dụng cụ theo nhóm tùy thuộc vào tính chất sử dụng của chúng. Các nhóm dụng cụ cần phục hồi được phân loại như sau:

- Dụng cụ có thể được sử dụng cho các nguyên công khác mà không cần phải sử chữa lại. Ví dụ, dao tiện tinh có thể dùng cho tiện thô mà không cần mài lại hoặc dao khan có chiều dài ngắn có thể sử dùng cho các nguyên công khác mà không cần phục hồi lại.

- Dụng cụ có thể phục hồi lại nguyên kích thước ban đầu nhưng có chức năng công nghệ thay đổi. Ví dụ, dao phay và dao khoét bị gãy lưỡi có thể hàn lại nhưng dùng vào viêc khác.

- Dụng cụ có thể làm bán thành phẩm hay có thể gọi là phôi cho các dụng cụ khác. Ví dụ, các lưỡi dao phay và dao khoét có thể dùng làm các lưỡi dụng cụ khác.

- Dụng cụ bị gãy và phoi thép gió có thể đức lại thành cho dụng cụ thép gió.

Sau khi phân nhóm xong, các dụng cụ này được chuyển tới các bộ phận tương ứng của phân xưởng dụng cụ để phục hồi. Các dụng cụ đo và dụng cụ cắt phức tạp được phục hồi tại bộ phận sản xuất chính của phân xưởng dụng cụ. Để phục hồi một số dụng

cụ đặc biệt (dụng cụ hạt mài) cần phải thành lập bộ phận sửa chữa đặc biệt. Các quá trình nhiệt luyện và mạ crom cần được thực hiện trong phân xưởng riêng phục vụ sản xuất dụng cụ. Phục hồi dụng cụ cần được thực hiện trên cơ sở chuẩn bị kỹ thuật. Chuẩn bị kỹ thuật bao gồm lập danh sách các nhóm dụng cụ cần phục hồi được thể hiện dưới dạng các phiếu công nghệ cho từng dụng cụ riêng biệt.

Để cho quá trình phục hồi được thực hiện thuận lợi và đúng nguyên tắc cần tuân theo các điều kiện sau đây:

- Các dụng cụ mới chỉ được chuyển cho các phân xưởng sử dụng sau khi có văn bản bàn giao các dụng cụ đã qua sử dụng của các phân xưởng cho phân xưởng dụng cụ nhà máy.

- Phân xưởng dụng cụ nhà máy chỉ có kế hoạch chế tạo các dụng cụ mới khi có sự từ chối phục hồi của bộ phận phân loại dụng cụ đã qua sử dụng.

3.4. T chc dch v sa cha.

3.4.1. Nhiệm vụ và ý nghĩa của dịch vụ sửa chữa.

Để sử dụng hiệu quả thiết bị cần thực hiện nhiều biện pháp chăm sóc và theo dõi thiết bị như: kiểm tra độ chính xác, tra dầu, mỡ, loại bỏ các khuyết tật, kiểm tra nguyên tắc vận hành, … Để thực hiện các công việc trên đây ở các nhà máy người ta tổ chức dịch vụ sửa chữa.

Nhiệm vụ của dịch vụ sửa chữa bao gồm ngăn ngừa độ mòn của thiết bị một cách hợp lý; phục vụ và sửa chữa ở trạng thái sẵn sàng vận hành với thời gian dừng thấp nhất và chi phí cho sửa chữa, chăm sóc và theo dõi cũng thấp nhất.

Đánh giá trạng thái của thiết bị, tổ chức sửa chữa và vận hành thiết bị có ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động, đến giá thành và chất lượng sản phẩm, có nghĩa là ảnh hưởng đến chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của sản xuất. Thiết bị hỏng hóc là một nguyên nhân phá vỡ tính ổn định của quá trình sản xuất. Chi phí cho sửa chữa chiếm khoảng

10 – 15% giá thành của thiết bị. Tỷ trọng này trong giá thành của sản phẩm cơ khí chiếm khoảng 8 – 10%.

3.4.2. Hệ thống sửa chữa theo kế hoạch.

Hệ thống sửa chữa theo kế hoạch là toàn bộ những công việc chăm sóc kỹ thuật và sửa chữa thiết bị được thực hiện theo kế hoạch định trước nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng thiết bị.

Hệ thống sửa chữa theo kế hoạch bao gồm những loại công việc sau đây: - Phục vụ giữa các lần sửa chữa.

- Các công việc phòng ngừa định kỳ (lau, rửa, thay dầu, thay mỡ, kiểm tra độ chính xác của thiết bị, kiểm tra trong và ngoài thiết bị, chạy thử động cơ).

- Sửa chữa theo kế hoạch (sửa chữa nhỏ, sửa chữa trung bình, sửa chữa lớn hay còn gọi là đại tu)

1. Phục vụ giữa các lần sửa chữa.

Công việc này bao gồm: theo dõi việc thực hiện nguyên tắc vận hành thiết bị, điều chỉnh các cơ cấu của thiết bị. Phục vụ giữa các lần sửa chữa các công nhân đứng máy hoặc thợ sửa chữa thực hiện trong thời gian nghỉ ăn trưa hoặc giải lao, vì vậy quá trình sản xuất không bị gián đoạn.

2. Các công việc phòng ngừa định kỳ.

Các công việc này khác phục vụ giữa các lần sửa chữa là chúng được thực hiện theo biểu đồ. Một vài công việc có thể được thực hiện trong cùng một thời gian, ví dụ như tra dầu hoặc kiểm tra thiết bị.

3. Sửa chữa theo kế hoạch.

Theo khối lượng và độ khó của công việc mà sửa chữa theo kế hoạch được chia ra: sửa chữa nhỏ, sửa chữa trung bình và sửa chữa lớn.

- Sửa chữa nhỏ bao gồm: thay thế hoặc phục hồi một số chi tiết đã mòn hoặc điều chỉnh các cơ cấu mà không cần tháo dỡ thiết bị.

- Sửa chữa trung bình bao gồm: thay thế hoặc phục hồi các chi tiết bị mòn, điều chỉnh cơ cấu và kiểm tra máy khi tháo dỡ một phần thiết bị.

- Sửa chữa lớn (đại tu) bao gồm: thay thế hoặc phục hồi tất cả các chi tiết đã mòn sửa chữa tất cả các cụm chi tiết điều chỉnh các cơ cấu và kiểm tra toàn bộ máy. Về nguyên tắc, khi sửa chữa lớn thiết bị được tháo dỡ hoàn toàn.

Bất kỳ hình thức sửa chữa nào, đặc biệt là sửa chữa trung bình và sửa chữa lớn đều có mục đích phục hồi độ chính xác, công suất và năng suất của máy. Tuy nhiên, nhiệm vụ của sửa chữa trung bình và sửa chữa lớn còn nhằm mục đích hiện đại hóa thiết bị, có nghĩa là thay đổi kết cấu của thiết bị để tăng các chỉ tiêu sử dụng đạt trình độ công


Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ (Trang 79 -79 )

×