Nhiệm vụ của vận chuyển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các phương pháp tổ chức sản xuất cơ khí (Trang 99 - 103)

Vận chuyển trong các nhà máy cơ khí là di chuyển các loại vật liệu chính và phụ, các loại bán thành phẩm, các loại sản phẩm hoàn thiện, các thiết bị, dụng cụ, đồ gá, phôi gia công và các chất thải khác đến nơi quy định. Vai trò vận chuyển ở các nhà máy cơ khí hiện đại có ý nghĩa quan trọng về mặt tổ chức sản xuất. Các nguyên công

vận chuyển được kết hợp chặt chẽ với các nguyên công gia công để đảm bảo nhịp sản xuất theo kế hoạch.

Các công việc vận chuyển trong nhà máy được thực hiện thep 3 dạng như sau: a) Vận chuyển bên ngoài: đảm bảo mối liên hệ giữa các khu vực của nhà máy với nhau như các kho chứa nguyên liệu, kho chứa phôi, kho chứa sản phẩm, …

b) Vận chuyển giữa các phân xưởng.

Vận chuyển giữa các phân xưởng được dùng để vận chuyển nguyên liệu, nhiên liệu, thiết bị giữa các phân xưởng trong phạm vị nhà máy.

c) Vận chuyển trong phân xưởng.

Vận chuyển trong phân xưởng được dùng để thực hiện các công việc vận chuyển trong phạm vị từng phân xưởng và kho chứa riêng. Vận chuyển trong phân xưởng có thể được chia ra: vận chuyển trong phân xưởng nói chung và vận chuyển giữa các nguyên công. Cách vận chuyển thứ nhất được dùng để vận chuyển vật liệu giữa các kho chứa trong phân xưởng, giữa các công đoạn sản xuất, còn cách vận chuyển thứ hai đảm bảo các mối liên hệ giữa các chỗ làm việc, tuần tự theo quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm.

Phương tiện vận chuyển ở các nhà máy cơ khí rất đa dạng, tùy thuộc vào loại vật liệu và quy mô sản xuất của nhà máy.

3.7.2. Tổ chức vận chuyển.

Tổ chức vận chuyển được thực hiện trên cơ sở số liệu của tải lượng hàng hóa và dòng hàng hóa.

- Tải lượng hàng hóa là số lượng hàng hóa được vận chuyển trong phạm vi nhà máy, phân xưởng, kho chứa, … trong một đơn vị thời gian (một năm, một tháng, một ngày). Tải lượng hàng hóa là tổng của các dòng hàng hóa.

- Dòng hàng hóa là số lượng được vận chuyển trong một đơn vị thời gian giữa các trạm gần nhau. Khối lượng của dòng hàng hóa có thể được xác định bằng cách nhân số

vị trí sản xuất của nhà máy, phân xưởng với mức tiêu thụ vật liệu, bán thành phẩm, nhiên liệu, … và với cả mức chất thải.

* Vận chuyển giữa các phân xưởng.

Trong thực tế người ta sử dụng hai hệ thống vận chuyển: 1. Hệ thống vận chuyển dạng con lắc.

Hệ thống vận chuyển dạng con lắc là dạng vận chuyển giữa hai dạng với nhau.

Hình 3.7: Sơđồ hệ thống vận chuyển dạng con lắc. a. Một chiều b. Hai chiều c. Dạng quạt

Theo hình 3.7a cho thấy quá trình vận chuyển xảy ra theo một phía, ví dụ từ xưởng đúc chuyển vào xưởng cơ khi.

Theo hình 3.7b cho thấy quá trình vận chuyển xảy ra theo hai chiều, vận chuyển chi tiết giữa các phân xưởng cơ khí và các phân xưởng nhiệt luyện.

Hình 3.7c đây là phương án phức tạp hơn, có dạng hình rẻ quạt. Ví dụ, trong trường hợp cấp vật liệu thường xuyên từ kho chưa trung tâm của nhà máy cho các phân xưởng hoặc ngược lại khi vận chuyển hàng hóa từ một vài nơi tới trung tâm.

2. Hệ thống vận chuyển dạng vòng.

Hệ thống vận chuyển dạng vòng đặc trưng cho mối liên hệ giứa các phân xưởng, các kho chứa hoặc các trạm với việc vận chuyển vật liệu, thiết bị từ nơi này đến nơi khác.

Khi chọn phương án đường đi để vận chuyển hàng hóa, thiết bị cần đảm bảo các chi tiết sau đây:

- Quãng đường đi ngắn nhất của vật liệu, thiết bị được vận chuyển.

- Cố gắng đạt hệ số vận chuyển quãng đường bằng 1 (tỷ số giữa chiều dài hàng hóa được vận chuyển và quãng đường đi nói chung).

- Sử dụng hợp lý dung lượng của hàng hóa được vận chuyển.

Tại các nhà máy có nhiều phân xưởng gia công nên chọn hệ thống vận chuyển dạng vòng, còn ở nhà máy có ít phân xưởng gia công nên chọn hệ thống vận chuyển dạng con lắc.

Hình 3.8: Hệ thống vận chuyển dạng vòng. Từ 1 - 5: thứ tự các phân xưởng.

Trong phân xưởng thì vật liệu, phôi và bán thành phẩm được vận chuyển từ kho chứa tới các chỗ làm việc bằng các thiết bị vận chuyển của phân xưởng và còn được dùng để vận chuyển phôi, chi tiết hoặc bán thành phẩm giữa các nguyên công, đồng thời để cung câp dụng cụ, dung dịch trơn nguội và vật liệu sửa chữa tới chỗ làm việc. Ngoài ra thiết bị vận chuyển của phân xưởng còn có nhiệm vụ vận chuyển phôi và các chất thải khác tới nơi tập kết.

Tất cả các nguyên công vận chuyển trong phân xưởng được chia ra làm 3 dạng như sau:

- Vận chuyển vật liệu, phôi và các đối tượng sản xuất khác tuân thủ theo quá trình thứ tự và nhịp của quá trình sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vận chuyển các đối tượng sản xuất theo kế hoạch định trước. - Vận chuyển được thực hiên theo kế hoạch của ca làm việc.

Trong sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ việc vận chuyển các đối tượng sản xuất được thực hiện bằng xe rùa điện, xe tời, …, còn trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối người ta dùng các loại băng tải.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các phương pháp tổ chức sản xuất cơ khí (Trang 99 - 103)