Phục vụ nhiều máy là hình thức tổ chức khi mà một hoặc một nhóm công nhân cùng làm việc trên một số máy, trong khi thực hiện thao tác bằng tay trên một máy thì các máy khác chạy tự động.
Khả năng phục vụ nhiều máy có thể thực hiện được bởi vì thực tế người công nhân chỉ bận trong thời gian thao tác các công việc bằng tay, còn lúc máy chạy tự động công nhân có thể thực hiện công việc khác, chẳng hạn phục vụ máy thứ 2, thứ 3,…
Hình 2.1: Sơđồ phục vụ một máy a. và sơ đồ phục vụ nhiều máy b, c, d.
Khi tổ chức phục vụ nhiều máy nên phối hợp sao cho thời gian máy (thời gian máy chạy tự động) của máy này lớn hơn thời gian thực hiện công việc bằng tay của máy kia. Nếu hai thời gian này bằng nhau thì công nhân không được nghỉ và các máy cũng phải hoạt động liên tục. (hình 2.1b).
Nếu thời gian thao tác bằng tay của máy thứ nhất lớn hơn thời gian máy của máy thứ hai thì máy thứ hai sẽ phải đứng chờ công nhân (hình 2.1c), còn nếu thời gian thao tác bằng tay của máy thứ nhất nhỏ hơn thời gian máy của máy thứ hai thì sau khi kết thúc công việc thao tác bằng tay người công nhân phải đứng chờ máy thứ hai (hình 2.1d).
Trong thực tế sản xuất người ta áp dụng nhiều phương án tổ chức đứng nhiều máy khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ đòng nhất công nghệ hoặc mối quan hệ giữa các nguyên công mà người ta tổ chức phục vụ nhiều máy giống nhau (thực hiện các
nguyên công giống nhau) hoặc các máy thực hiện các nguyên công theo trình tự công nghệ.
Hình 2.2: Sơ đồ phục vụ nhiều máy theo các phương án khác nhau. a. Các nguyên công giống nhau.
b. Các nguyên công khác nhau theo nội dung công nghệ nhưng bằng nhau theo thời gian.
c. Thời gian của các nguyên công khác nhau nhưng không là bội số của nhau. d. Thời gian của các nguyên công bằng nhau nhưng không là bội số của nhau.
Tùy thuộc vào tỷ lệ thời gian của các nguyên công mà người ta tổ chức các nguyên công có thời gian bằng nhau hoặc là bôi số của nhau; các nguyên công có thời gian khác nhau và cũng không theo bội số của nhau.
Đối với công tác tổ chức phục vụ nhiều máy thì chu kỳ TMC có ý nghĩa quan trọng. Chu kỳ TMC (chu kỳ phục vụ nhiều máy) là khoảng thời gian thực hiện tất cả các công việc của tất cả nhóm máy cần phục vụ. Đối với các máy giống nhau (ví dụ, ở nguyên công cắt răng cần có 4 máy gia công như nhau) thì đẳng thức t0 =TMC (t0 là thời gian nguyên công) chứng tỏ sự chất tải toàn phần của công nhân (công nhân không có thời gian nghỉ ngơi).
Số lượng máy như nhau n mà một công nhân có thể phục vụ theo sơ đồ trên hình 2.2a được xác định như sau:
1 + = p M t t n (2.1) Trong đó:
tM: thời gian máy (thời gian chạy máy tự động) tp: thời gian phụ (thao tác bằng tay)
Nếu n là số lẻ thì quy tròn về giá trị thấp (ví dụ, n = 3,3 thì chọn n = 3). Mức độ chất tải của máy được thể hiện bằng hệ số chất tải K:
MC p T nt K = (2.2)
Tại các bảng nhỏ bên cạnh sơ đồ (hình 2.2a, b, c, d) ta thấy:
- Sơ đồ a: thời gian nguyên công t0 của ba máy đều bằng 9 và thời gian máy tM= 6 cộng với thời gian phụ tp =3
- Sơ đồ b: thời gian nguyên công t0 của ba máy đều bằng (t0 =12) nhưng tMvà tp
của các máy khác nhau.
- Sơ đồ c: thời gian nguyên công t0 của máy thứ nhất (t0 =21) bằng bội số của thời gian nguyên công t0 của máy thứ hai (t0 =7).
- Sơ đồ d: thời gian t0 của các máy khác nhau và cũng không là bội số của nhau(20, 17, 18).
Phương án bố trí máy khi phục vụ nhiều máy phụ thuộc vào loại máy và đặc tính nguyên công. Trong thự tế thường áp dụng các phương án sau: song song (hình 2.3a); vuông góc (hình 2.3b); thẳng hàng (hình 2.3c) và dạng đa giác (hình 2.3d).
Hình 2.3: Các phương án bố trí máy khi phục vụ nhiều máy. 2.1.5. Tích hợp các ngành nghề.
Điều kiện cần thiết để tích hợp các nghành nghề là khả năng của công nhân có thể thực hiện được nhiều công việc khác nhau (các công việc thuộc nhiều ngành nghề khác nhau).
Đối với công nhân thì sản xuất tích hợp ngành nghề là rất quan trọng trong điều kiện sản xuất dây chuyền. Ở đây mỗi công nhân có thể thực hiện được nhiều nguyên công cạnh nhau, điều này cho phép giảm thời gian dừng của thiết bị, giải quyết được tình trạnh lao động đơn điệu (chỉ thực hiện một vài động tác duy nhất) của công nhân. Tích hợp nghành nghề không chỉ nên thực hiện đối với các công nhân chính (công nhân sản xuất) mà còn đối với công nhân phụ. Nếu các công nhân chưa được chất tải toàn phần (làm chưa hết thời gian) của một công việc nào đó thì có thể thực hiện công
việc khác (theo chuyên ngành khác). Ví dụ, thợ thử máy có thể làm công việc cử thợ tra dầu mỡ, thợ nguội, hoặc thợ vận chuyển,…(bảng 2.1). Điều này cho phép công nhân phụ có đủ việc làm trong ngày, hay nói cách khác, tích hợp ngành nghề cho phép giảm số công nhân phụ, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất.
Bảng 2.1: Các phương án tích hợp ngành nghề. Nghề chính Nghề thứ 2 ( nghề phụ) Th ợ đ i ề u h ỉ h Th ợ tra d ầ u ỡ Th ợ ngu ộ i Th ợ đ i ệ n Th ợ th ử máy Th ợ v ậ n h ể Th ợ lái c ẩ u Th ợ coi kho th h ẩ Th ợ đ óng á ả Th ợ phân lo ạ i ả h ẩ Th ợ quét d ọ n Ng ườ i gi ữ ầ á Công nhân sx x x x x x Thợ đ/chỉnh x Thợ tra dầu x x x Thơ nguội x x x Thợ điện x x x Thợ thử máy x x x Thợ v/chuyể n x Thợ lái cẩu x x x Thợ coi x x
kho thực phẩm Thợ đóng mác sp x x Thợ phân loại sp x x Thợ quét dọn x Người giữ quần áo x 2.1.6. Tổ chức và phục vụ chỗ làm việc.
Tổ chức phục vụ chỗ làm việc là hệ thống các biện pháp nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để đạt được năng suất lao động sao cho với chi phí nhỏ nhất và sử dụng hết khả năng kỹ thuật của thiết bị.
Chỗ làm việc hợp lý là chỉ tiêu tổ chức của nhà máy. Tổ chức chỗ làm việc phụ thuộc vào đặc điểm và mức độ cơ khí hóa của các nguyên công, cách bố trí công nhân, số lượng máy và đặc tính công việc.
Theo mức độ cơ khí hóa các nguyên công, các chỗ làm việc được chia ra: tự động, bán tựn động, cơ khí, bán cơ khí và bằng tay.Tùy thuộc vào cách bố trí công nhân, các chỗ làm việc được chia ra: cá nhân và đội (nhóm). Theo số lượng máy các chỗ làm việc được chia ra: một máy và nhiều máy. Còn theo đặc tính của công việc các chỗ làm việc được chia ra: cố định (tĩnh) và di động.
Hình 2.4 mô tả hai phương án bố trí chi tiết và phôi tại chỗ làm việc. Khi sử dụng phương án b) tổng chiều dài di chuyển của công nhân giảm còn 69% (giảm 31%).
Hình 2.4: Các phương án bố trí chi tiết và phôi tai chỗ làm việc.
Trang bị chỗ làm việc phụ thuộc vào mức độ chuyên môn hóa, mức độ cơ khí hóa và tự động hóa của công việc. Hình 2.5 mô tả chỗ làm việc của thợ tiện (phục vụ nhiều máy). Yếu tố quan trọng của tổ chức lao động hợp lý là cung cấp thường xuyên cho chỗ làm việc những tài liệu, dầu, mỡ, dụng cụ, phôi cà sửa chữa, quét dọn.
Tổ chức chỗ làm việc không tốt sẽ gây lãng phí thời gian của quá trình sản xuất. Ví dụ, ở các nhà máy cơ khí chỉ riêng việc cung cấp không đủ phôi đã gây lãng phí tới 20% thời gian làm việc của công nhân.
Phục vụ chỗ làm việc trong sản xuất cơ khí chiếm một tỷ lệ chi phí lao động lớn. Trong sản xuất hàng loạt thời gian phục vụ chỗ làm việc chiếm: khi gia công cơ 3%; khi làm khuôn 4%; dập và rèn 8% của thời gian nguyên công.
Phục vụ chỗ làm việc có thể được tổ chức theo các hình thức sau đây:
1. Phục vụ thường trực: hình thức phục vụ này được thực hiện theo yêu cầu ở chỗ làm việc trên cơ sở ý kiến của thợ cả và của bộ phận điều phối trong phân xưởng. 2. Phục vụ chuẩn bị: được thực hiện trên cơ sở tất cả các công việc cần thiết của chỗ làm việc, ví dụ như sửa chữa thiết bị, cung cấp dụng cụ, cấp phôi,…
3. Phục vụ theo tiêu chuẩn: hình thức phục vụ này được thực hiện theo kế hoạch đã được định trước, ví dụ như quy định thời gian sửa chữa và bảo dưỡng máy, mài và thay dao.
Chọn hình thức phục vụ chỗ làm việc phụ thuộc vào dạng sản xuất. Phục vụ thường trực được sử dụng có hiệu quả trong sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ, phục vụ chuẩn bị được sử dụng trong sản xuất hàng loạt vừa còn phục vụ theo tiêu chuẩn được sử dụng trong sản xuất hàng khối (sản xuất theo dây chuyền liên tục).
2.1.7. Yêu cầu vềđiều kiện làm việc của công nhân.
Tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho công nhân là một nhiệm vụ quan trọng của tổ chức lao động. Các điều kiện này thường được chia ra 5 nhóm:
- Đặc biệt thuận lợi. - Thuận lợi.
- Không thuận lợi. - Rất không thuận lợi.
- Không thể chấp nhận được.
a) Chiếu sáng hợp lý: Chiếu sáng là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất lao động. Chỉ tiêu chiếu sáng rât khác nhau, nó phụ thuộc vào độ chính xác của công việc, màu sắc của thiết bị và chi tiết. Chiếu sáng tự nhiên là yếu tố thuận lợi nhất đối với con người. Làm việc trong môi trường chiếu sáng tự nhiên năng suất lao động cao hơn trong môi trường chiếu sáng nhân tạo. Để có chiếu sáng tự nhiên hợp lý thì diện thích cửa sổ phải bằng hoặc lớn hơn 33% tổng diện tích mặt tường. Tuy nhiên cần lưu ý rằng tự nhiên không ổn định và nó thay đổi tùy thuộc vào thời gian trong năm và tùy thuộc vào mức độ bám bụi vào cửa sổ. Ở những phân xưởng có ít bụi cần lau (rửa) các cửa sổ ít nhất 2 lần/năm và 4 lần trong một năm ở những nơi nhiều bụi. Ngoài chiếu sáng tự nhiên cần có chiếu sáng nhân tạo, đặc biệt là chiếu sáng cục bộ tại vị trí gia công.
b) Độ sạch của không khí: Nồng độ bụi trong không khí của phân xưởng không được vượt quá 10mgr/m3, còn nồng độ khí độc (axit cacbonic) < 0.07% lưu lượng không khí. Trong điều kiện làm việc bình thường và thong gió tốt thì lưu lượng không khí phải đạt 12 – 15 m3 cho một người.
c) Nhiệt độ: hoạt động của con người chỉ có thể diễn ra bình thường trong điều kiện nhiệt độ bình thường. Nếu nhiệt độ cao hơn mức bình thường cần sử dụng các màn chắn, bình nước để hấp thụ nhiệt. Trong những trường hợp mà các biện pháp này không thực hiện được thì nên giải lao ít phút để vào phòng có thiết bị điều hòa nhiệt độ (thường các máy CNC và các thiết bị kiểm tra sản phẩm được bố trí trong các phòng có máy lạnh).
d) Tiếng ồn: tiếng ồn trong các phân xưởng sản xuất có ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh của con người và làm giảm năng suất lao động. Đấu tranh với tiếng ồn là một trong những nhiệm vụ khi thiết kế thiết bị. Để giảm tiếng ồn người ta phải đưa ra nhiều phương án thử khác nhau và phải tìm ra nguyên nhân gây tiếng ồn để từ đó có biện pháp phòng ngừa. Ví dụ, bánh răng chất dẻo (bánh răng nhựa) cho phép giảm tiếng ồn
so với bánh răng thép, hoặc nâng cao độ chính xác gia công các chi tiết của thiết bị cũng là biện pháp giảm tiếng ồn.
e) Rung động: các máy móc được thiết kế không chỉ phải giảm tiếng ồn mà còn giảm rung động đến mức tối thiểu. Khi làm việc trong môi trường có tiếng ồn (trong các phân xưởng cơ khí, rèn dập,…) nên có 5 – 10 phút giải lao sau 1- 1,5 giờ làm việc. f) Thẩm mỹ kỹ thuật: nghiên cứu thực nghiệm của các nhà sinh lý học và tâm lý học cho thấy trạng thái sản xuất không chỉ phụ thuộc vào các chỉ tiêu tổ chức kỹ thuật mà còn phụ thuộc vào các chỉ tiêu thẩm mỹ kỹ thuật. Nhiệm vụ của thẩm mỹ kỹ thuật là trang trí sao cho hài hòa, ấn tượng tất cả các chỗ làm việc trong nhà máy, từ phân xưởng sản xuất, phòng thí nghiệm, nhà ăn, kho chứa, nhà tắm, nơi trông giữ quần áo,… Đặc biệt phải chú ý đến màu sắc. Ví dụ, màu lạnh: xanh da trời, xanh lá cây,… được dùng nơi sản xuất có nhiệt độ cao; màu vàng được dùng khi làm việc ở nhiệt độ thấp, còn các loại màu: trắng, màu chì được dùng để sơn các máy cỡ lớn. màu sơn hợp lý sẽ cải thiện được cảm nhận của công nhân đối với môi trường làm việc của mình và nâng cao văn hóa sản xuất trong nhà máy.
2.1.8. Tổ chức đào tạo công nhân.
Đào tạo công nhân được thực hiện trong hệ thống đào tạo ngành nghề của quốc gia và đào tạo trực tiếp trong quá trình sản xuất. Đào tạo công nhân bao gồm: đào tạo công nhân mới và nâng cao trình độ chuyên môn của công nhân đang làm việc tại nhà máy. Quá trình đào tạo công nhân mới ở nhà máy bao gồm: đào tạo lý thuyết (do các kỹ sư kinh nghiệm của nhà máy đảm nhiệm) và đào tạo thực tế (do công nhân lành nghề đảm nhiệm). Mô hình đào tạo có thể: đào tạo từng cá nhân hoặc đào tạo từng nhóm tại chỗ làm việc mà sau này họ phụ trách.
Nâng cao trình độ chuyên môn của từng công nhân mà không tách khỏi sản xuất nhằm đạt được những mục đích sau đây:
- Đào tạo nâng bậc cao hơn: công việc này được tiến hành tại chỗ làm việc và cuối khóa có kiểm tra để nâng bậc.
- Đào tạo theo chương trình kỹ thuật tối thiểu: hình thức đào tạo này nhằm mục đích cung cấp cho công nhân những kiến thức lý thuyết và kinh nghiệm thục tế.
- Đào tạo nghề bổ xung: hình thức đào tạo này rất đa dạng. Ví dụ, một công nhân cần nghiên cứu công việc của máy khác để khi cần có thể chuyển sang phục vụ nhiều máy, các công nhân phụ phải biết nghề thứ hai hoặc các công nhân đứng máy phải biết sửa chữa máy khi chúng bị hỏng nhẹ.
- Đào tạo có mục đích: hình thức đào tạo này được tổ chức trong những trường hợp khi cần giúp cho công nhân có đầy đủ kiến thức để nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng thành thạo các máy hiện đại hoặc nghiên cứu phương pháp gia công các sản phẩm mới.
2.1.9. Thi đua và kỷ luật lao động.
Thi đua trong lao động là một trong những nhân tố nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Phong trào thi đua trong nhà máy diễn ra giữa các phân xưởng, giữa các công nhân cùng ngành nghề, giữa các kỹ sư, … Ngoài ra, còn tồn tai hình thức thi đua giữa các nhóm công nhân hoặc nhóm kỹ sư với nhau. Hiệu quả của công tác thi đua phụ thuộc nhiều vào tính năng động của cán bộ công nhân viên và lãnh đạo các cấp của nhà máy.
Kỷ luật lao động: tuân theo kỷ luật lao động có ngĩa là đảm bảo thời gian làm việc, hoàn thành công việc với tránh nhiệm cao nhất. Kỷ luật lao động bao gồm:
- Kỷ luật công nghệ: có nghĩa là hoàn thành tốt các yêu cầu của bản vẽ và của phiếu công nghệ.
- Kỷ luật kế hoạch: có nghĩa là trách nhiệm của tất cả cán bộ công nhân viên nhà