Định hướng phát triển dịch vụ thanh toán của Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán tại ngân hàng TMCP đông nam á luận văn ths tài chính và ngân hàng 60 34 20 pdf (Trang 81 - 84)

Trước những thách thức của hội nhập và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường, NH TMCP Đông Nam Á - SeABank xét về cơ hội đối với các NHTMCP khác thì có nguồn vốn điều lệ lớn, lại có cổ đông chính là ngân hàng bán lẻ hàng đầu Châu Âu Société Générale với kinh nghiệm và công

73

nghệ hiện đại, có cơ sở vật chất tốt. Song bên cạnh đó còn có những thách thức không nhỏ, đó là sự tham gia ngày càng nhiều các NHTMCP và các ngân hàng nước ngoài, tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ thanh toán ngân hàng, NH TMCP Đông Nam Á - SeABank đã xác định cần phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp.

Thứ nhất: Thường xuyên đổi mới, gia tăng các sản phẩm dịch vụ thanh toán

Dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ thanh toán nói riêng luôn là một trong những thế mạnh của các ngân hàng nước ngoài song lại chưa được quan tâm đúng mức tại các ngân hàng ở Việt Nam. Các sản phẩm dịch vụ của NH TMCP Đông Nam Á - SeABank trong thời gian qua mới chỉ là sản phẩm truyền thống, vì vậy trong thời gian tới SeABank phấn đấu sẽ tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ mới và việc tăng cường các sản phẩm mới phải được thực hiện thường xuyên và có chiến lược.

Để đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ SeABank cần đầu tư nghiên cứu hiện đại hóa công nghệ để xây dựng và phát triển hệ thống sản phẩm, dịch vụ thanh toán dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại của phần mềm T24 nhằm tạo ra các sản phẩm với nhiều tiện ích cho khách hàng. Bên cạnh đó SeABank cũng nên học hỏi, tìm hiểu thêm về sản phẩm và dịch vụ thanh toán của các ngân hàng trong nước, từ đối tác chiến lược Société Générale để từ đó vận dụng linh hoạt vào hoạt động của SeABank.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm , dịch vụ SeABank cần nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ khách hàng . Nhân viên SeABank không chỉ có thái độ tận tình khi khách hàng đến giao di ̣ch mà nhân viên SeABank cần phải tìm đến khách hàng. SeABank nên thành lập các đội ngũ tư vấn tài chính, trung tâm chăm sóc khách hàng với các nhân viên am hiểu nghiệp vụ để tư vấn cho

74

khách hàng tại nhà hoặc văn phòng công ty những sản phẩm phù hợp với khách hàng để từ đó rút ngắn khoảng cách giữa SeABank với khách hàng.

Thứ hai: Phát triển công tác khách hàng, đổi mới phong cách làm việc

Nghĩa là không phải ở thế thụ động, chờ khách hàng tìm đến ngân hàng mà phải chủ động tìm kiếm khách hàng. Thể hiện chính sách đa dạng hoá khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, giữ khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới bằng cách cung cấp các dịch vụ tốt nhất với thái độ tận tình, hoà nhã và trí tuệ.

Bên cạnh đó, một việc làm hết sức quan trọng đối SeABank là phải xây dựng được chiến lược khách hàng đúng đắn, dài hạn và thực hiện nhất quán chiến lược này. Trong chiến lược khách hàng, khách hàng phải là hạt nhân, ngân hàng phải đáp ứng được nhu cầu của họ bằng các kế hoạch lâu dài, nghiêm túc. Để làm được điều này, trong những thời điểm khó khăn SeABank thậm chí phải hy sinh cả lợi nhuận trước mắt của mình.

Đổi mới phong cách làm việc là một nhân tố thúc đẩy phát triển công tác khách hàng. Đổi mới phong cách làm việc là thể hiện kết hợp nhiều biện pháp làm thay đổi cả trong nhận thức và tác phong giao dịch của các cán bộ nhân viên, tạo cho cán bộ nhân viên tác phong làm việc chuyên nghiệp, thích ứng với xu hướng hội nhập.

Thứ ba: Phát triển các dịch vụ tài chính trong ngân hàng

Phát triển kinh doanh chứng khoán, môi giới, kinh doanh bảo hiểm, tự doanh, quản lý thương mại, bảo quản tài sản, dịch vụ quản lý tài sản theo uỷ quyền của khách hàng và coi đây là các dịch vụ bổ trợ quan trọng cho hoạt động thanh toán trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng, nhờ đó đa dạng hoá cơ cấu nguồn thu, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, mở rộng cơ sở khách hàng góp phần nâng cao khả năng chuyển đổi, phòng ngừa rủi ro, tăng thu nhập cho ngân hàng.

75

Thứ tư: Bám sát mục tiêu định hướng của NHNN, kết hợp với tư tưỏng, chiến lược chỉ đạo của Hội đồng quản trị

Thứ năm: Phát triển nguồn nhân lực

Xác định đây là nhân tố quan trọng trong quá trình cung cấp dịch vụ thanh toán ngân hàng, chủ thể cung cấp trực tiếp các sản phẩm dịch vụ tới các khách hàng. Vì vậy, công tác đào tạo, tìm kiếm, thu hút nguồn nhân lực phải được quan tâm thích đáng. Chú trọng đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ kế cận trong tương lai nhằm tìm những cán bộ có trình độ xuất sác, phẩm chất đạo đức có thể đảm nhận và hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới, hội nhập sắp tới.

Thứ sáu: Tiếp tục thực hiện tăng trưởng các mặt hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn và hiệu quả

Trong các mặt hoạt động kinh doanh, giữ vững thị phần trong xu thế ngày càng gia tăng các tổ chức và dịch vụ thanh toán ngân hàng luôn là mục tiêu phấn đấu của các ngân hàng. Tuy nhiên, hai mục tiêu tăng trưởng và an toàn phải đi liền với nhau, và để hoàn thành nhiệm vụ đó cần có sự kết hợp khéo léo, phù hợp với các điều kiện phát triển trong từng thời kỳ, từng giai đoạn

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán tại ngân hàng TMCP đông nam á luận văn ths tài chính và ngân hàng 60 34 20 pdf (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)