đối tượng, trong đó hộ nông lâm ngư, diêm nghiệp chiếm đa số. Đề tài đã thực hiện một quy trình nghiên cứu chặt chẽ, dựa trên mẫu đại diện của người dân khắp tỉnh, đã xây dựng và điều chỉnh thành công các thang đo trên cơ sở dựa vào mô hình hành vi dự định (TPB). Kết quả phân tích đã khẳng định có 5 nhân tố của mô hình nghiên cứu đề xuất có ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT. Đồng thời có 02 nhân tố “Cảm nhận rủi ro bệnh tật” và “cảm nhận hành vi xã hộ” không có tác động có ý nghĩa thống kê đối với ý định tham gia BHYT của người dân. Bên cạnh đó, các thang đo lường đều thể hiện tốt các đặc điểm đo lường tâm lý. Độ tin cậy và độ giá trị của các thang đo các cấu trúc khái niệm đều đạt các mức được đề nghị. Được biết đây là nghiên cứu thứ ba áp dụng cơ sở lý thuyết về ý định, hành vi mua hàng, sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Phú Yên nhưng nghiên cứu này tập trung về một nhóm đối tượng cụ thể, khắc phục được hạn chế của đề tài nghiên cứu trước đây, vì vậy nghiên cứu này có một ý nghĩa nhất định, góp phần củng cố và làm hoàn thiện hơn việc vận dụng lý thuyết về ý định hành vi vào việc giải thích ý định tham gia BHYT của người dân thuộc hộ gia đình. Đề tài cũng đề xuất một số giải pháp cụ thể để cải thiện sự quam tâm tham gia BHYT của người dân nhằm góp phần hoàn thành thắng lợi mục tiêu tiến tới BHYT toàn dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Với những kết quả này, đề tài đã giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu đã đề ra./.
5.3. Đề xuất một số hàm ý ứng dụng nhằm phát triển BHYT hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Phú Yên bàn tỉnh Phú Yên