Mô hình hiệu chỉnh

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm ý tế của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 80)

Theo mô hình lý thuyết ban đầu đưa ra, có 9 thang đo gồm 37 biến có thể ảnh hưởng đến ý định hay sự quan tâm tham gia BHYT, trong quá trình phân tích và đánh giá thang đo bằng các công cụ như thống kê mô tả, phân tích EFA, phân tích Cronbach’ Alpha. Các biến quan sát về kiến thức và tuyên truyền, được đặt tên là mới là Hiểu biết về chính sách BHYT; Các biến quan sát về trách nhiệm đạo lý của bản thân đối với gia đình và quan tâm sức khỏe của bản thân, được đặt tên mới là Trách nhiệm bản thân. Mô hình điều chỉnh được điều chỉnh lại so với mô hình lý thuyết ban đầu như Hình 4.8.

Hình 4.8. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 4.5. Phân tích tương quan và hồi quy

4.5.1. Phân tích tương quan

Kết quả phân tích tương quan giữa các biến độc lập và phụ thuộc ở Bảng 3.23.

Bảng 4.15: Phân tích tương quan

Quanta mtgBH YT Thaido Kyvong giadinh Kiems oathan hvi hanhvi xahoi Ruiro Hieubie t Trachnhi embanth an Giá trị 1 0,706** 0,479** 0,661** 0,438** 0,453** 0,705** 0,784** Mức ý nghĩa 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 Quanta mtgBH YT N 493 483 492 483 487 491 483 485

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Qua bảng phân tích tương quan, có thể thấy rằng Hệ số tương quan Pearson giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc có tương quan tuyến tính với nhau và có ý nghĩa thống kê.

Thái độ tham gia BHYT

Kỳ vọng của gia đình Kiểm soát hành vi Cảm nhận rủi ro từ bệnh tật Cảm nhận hành vi xã hội Ý định tham gia BHYT H1 H2 H3 H4 H5 Trách nhiệm bản thân H6 H7

4.5.2. Phân tích hồi quy

Bảng 4.16: Phân tích hồi quy Tóm lượt mô hình

Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Số số chuẩn Durbin-Watson

1 0,839a 0,704 0,699 0,37782 1,818 Phân tích ANOVA Mô hình Tổng bình phương Bậc dụ do Bình phương trung bình F Mức ý nghĩa Regression 165,993 7 23,713 166,116 0,000b Residual 69,948 490 0,143 1 Total 235,941 497

Bảng 4.17: Hệ số Hồi quy của các nhân tố

Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Thống kê cộng tuyến Mô hình B Sai số chuẩn Beta t Mức ý nghĩa Toleranc e VIF (Constant) -0,231 0,148 -1,555 0,121 Thaido 0,207 0,042 0,191 4,886 0,000 0,395 2,532 Kyvonggiadinh 0,057 0,026 0,065 2,189 0,029 0,693 1,442 Kiemsoathanhvi 0,101 0,031 0,117 3,300 0,001 0,479 2,086 hanhvixahoi -0,024 0,033 -0,022 -0,728 0,467 0,686 1,458 Ruiro -0,040 0,035 -0,035 -1,134 0,257 0,633 1,580 Hieubiet 0,265 0,034 0,272 7,830 0,000 0,501 1,996 1 Trachnhiembanthan 0,472 0,049 0,390 9,725 0,000 0,376 2,658

Biến phụ thuộc: QuantamtgBHYT

Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra sự phù hợp với dữ liệu phân tích, hệ số R2 =

0,704, và khác 0 (F = 166,116; p < 0.000). Điều này nói rằng, các biến độc lập trong mô hình giải thích được 70,4% sự biến thiên của Sự quan tâm tham gia BHYT của những người trong mẫu điều tra. Ngoài ra, giá trị thống kê Durbin-Watson = 1.818 xấp

xỉ 2.0 nên có thể nhận định rằng hiện tượng tự tương quan là không xảy ra. Kết quả phân tích cũng không cho thấy sự cộng tuyến cao giữa các biến độc lập khi không có giá trị VIF nào cao hơn 3,0. Đồ thị phần dư biểu diễn theo biến phụ thuộc dự báo cũng phân tán ngẫu nhiên, chứng tỏ hiện tượng phương sai không đều cũng không xảy ra. Kết quả này là phù hợp để nhận xét kết quả phân tích hồi quy về ảnh hưởng của các biến độc lập.

Hình 4.9: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa

Có 2 biến tác động không có ý nghĩa thống kê là: Cảm nhận hành vi xã hội và Cảm nhận rủi ro vì có mức ý nghĩa lớn hơn 5%. Tất cả các biến còn lại đều tác động có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Như vậy kết quả phân tích ủng hộ các giả thuyết: H1, H2, H3, H6, H7 và không ủng hộ các giả thuyết H4 và H5 theo mô hình hiệu chỉnh.

Căn cứ vào độ lớn của các hệ số hồi quy chuẩn hóa, biến Trách nhiệm bản thân có tầm quan trọng lớn nhất (beta = 0,39), tiếp đến là Hiểu biết về BHYT (beta = 0,272), Thái độ đối với BHYT (beta = 0,191), Kiểm soát hành vi (beta = 0,117), cuối cùng là biến Kỳ vọng của gia đình (beta = 0,065).

4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Trong 9 giả thuyết đưa ra trong mô hình đề xuất, sau khi tác giả tiến hành phân tích và kiểm định các chỉ báo, cũng như các thang đo bằng các phương pháp phân tích mô tả, Cronbach’Alpha, EFA. Qua các bước mô hình chỉ còn lại 7 thang đo, cho đến khi phân tích hồi quy, mô hình tiếp tục không chấp nhận thêm 02 thang đo nữa, đó là: Cảm nhận rủi ro và Cảm nhận hành vi xã hội. Thực tế tác giả thấy chưa hợp lý khi thang đo này không có ý nghĩa thống kê, mong rằng những nghiên cứu tiếp theo sẽ xác định thang đo này một cách chính xác hơn. Kết quả cuối cùng có 5 nhân tố tác động đến ý định gia BHYT của hộ gia đình như đề cập trong phần tóm lượt kết quả.

So sánh với kết quả của mô hình cơ sở của Nguyễn Quốc Bình, "Các nhân tố

ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của những người buôn bán nhỏ, lẻ tại tỉnh Phú Yên" năm 2013; Đỗ Toàn Thắng,“Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm y tế của người dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” năm 2015, thể hiện qua bảng 4.18

Bảng 4.18: Bảng so sánh mô hình các nhân tố ảnh hường đến sự quan tâm của tác giả với 2 nghiên cứu cùng lĩnh vực trước đây

Tác giả, tên đề tài,

năm nghiên cứu Nhân tố

Tác động

Không tác động

(1) Thái độ đối với việc tham gia BHXH x

(2) Kỳ vọng của gia đình x (3) Trách nhiệm đạo lý x (4) Kiến thức về BHXH x (5) Cảm nhận rủi ro x (6) Thu nhập x (7) Cảm nhận hành vi xã hội x

(8) Ý thức sức khỏe khi về già x

Nguyễn Quốc Bình,

"Các nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của những người buôn bán nhỏ, lẻ tại tỉnh Phú Yên"

năm 2013

(1) Thái độ tham gia BHYT x (2) Trách nhiệm đạo lý – san sẻ rủi ro – quan tâm sức khỏe

x (3) Kiến thức về BHYT x (4) Cảm nhận rủi ro – nghèo khó vì bệnh tật x (5) Kiểm soát hành vi x (6) Ảnh hưởng xã hội x Đỗ Toàn Thắng, “Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHYT của người dân trên địa bàn Tỉnh

Khánh Hòa” năm 2015

(7) Yếu tố thay thế x

(1) Thái độ tham gia BHYT x

(2) Kỳ vọng của gia đình x

(3) Kiểm soát hành vi x

(4) Cảm nhận rủi ro từ bệnh tật x

(5) Cảm nhận hành vi xã hội x

(6) Trách nhiệm bản thân x

Đề tài đang nghiên

cứu: “Phân tích các

nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia Bảo hiểm y tế của hộ gia đình trên địa bàn

tỉnh Phú Yên”

(7) Hiểu biết về BHYT x

Trước hết nghiên cứu này chỉ ra một tác động dương có ý nghĩa của Thái độ lên Sự quan tâm tham gia BHYT là phù hợp với cơ sở lý thuyết chung TRA và TPB. Kết quả này cũng tương thích với nghiên cứu gần đây về “Sự tham gia BHXH tự nguyện của các hộ buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Phú Yên” của Nguyễn Quốc Bình (2013) và,“Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm y tế của người dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” của Đỗ Toàn Thắng (2015), khi người dân cho rằng các chính sách BHYT của Nhà nước tổ chức thực hiện thể hiện tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa Sự kỳ vọng của gia đình và ảnh hưởng xã hội đến ý định hay sự quan tâm tham gia BHYT, đặt trong bối cảnh đối tượng nghiên cứu là các hộ gia đình, một biến số động cơ giống như ý định hành vi. Điều này thể hiện những tác động tích cực của các thành viên sống trong cùng một hộ gia đình, chung một nhà và có những ảnh hưởng qua lại với nhau, tác động tích cực đến các thành viên khác. Kết quả này cũng tương thích với nghiên cứu của Nguyễn Quốc Bình (2013) và Đỗ Toàn Thắng (2015).

Nghiên cứu đề xuất một tác động dương đối với Kiểm soát hành vi và cho kết quả như dự định, tương thích với mô hình nghiên cứu của Đỗ Toàn Thắng (2015). Tuy

nhiên đối với mô hình của tác giả Nguyễn Quốc Bình (2013) thì Kiểm soát hành vi lại có tác động âm. Điều này có thể xảy ra khi người tiêu dùng cảm thấy khả năng để họ lựa chọn hành vi là cao, mức độ kiểm soát tốt nhưng bản thân sản phẩm lại không hấp dẫn được họ. Đối với sản phẩm BHYT thì lợi ích trong ngắn hạn dễ hấp dẫn người tiêu dùng hơn là lợi ích của sản phẩm BHXH tự nguyện trong dài hạn.

Nghiên cứu đề xuất một tác động dương đối với Cảm nhận hành vi xã hội nhưng kết quả nghiên cứu lại không có ý nghĩa thống kê. Mặc dù các nghiên cứu trước đều đề nghị tác động dương như vậy. Tuy nhiên trong kết quả nghiên cứu là tương đồng với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quốc Bình (2013). Theo tác giả các ý kiến và hành động của những người khác có ý nghĩa cung cấp thông tin và kiến thức mà mọi người có thể sử dụng trong việc quyết định cái gì cần làm cho chính họ ở đây đang bị ảnh hưởng không tốt bỏi các yếu tố như chất lượng của dịch vụ, cung cách phục vụ khách hàng,…. đang khiến cho các ý kiến và hành động có chiều hướng ngược lại, vì vậy nhân tố này cần được kiểm định lại trong các nghiên cứu sau này.

Như kết quả đã phân tích, Trách nhiệm bản thân trong nghiên cứu này cho ảnh hưởng dương mạnh nhất và có ý nghĩa thống kế đến ý định tham gia BHYT hộ gia đình và tương thích với nghiên cứu của Đỗ Toàn Thắng (2015). Trách nhiệm bản thân có mối quan hệ giữa trách nhiệm đạo lý và sự quan tâm đến sức khoẻ. Trong xã hội hiện đại, xu hướng có trách nhiệm với xã hội, quan tâm sức khỏe chính mình cũng như gia đình của một con người luôn tích cực, vì vậy khi con người cảm nhận được việc này thì xu hướng tham gia BHYT của họ cũng tích cực. Điều này chưa đồng nhất với nghiên cứu của Nguyễn Quốc Bình (2013) khi kết qua nghiên cứu cho tác động âm. Theo suy luận chủ quan của tác giả, ý thức về sưc khoẻ khi về già lên sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện có thể được lý giải là sự quan tâm đến một giải pháp thứ yếu chưa được quan tâm ưu tiên hơn các giải pháp khác. Điều này đòi hỏi cần có sự điều chỉnh trong công tác tuyên truyền để phù hợp hơn.

Đúng theo dự định của tác giả, biến hiểu biết về BHYT giữ vai trò quan trọng thứ hai (sau Trách nhiệm bản thân) ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT của hộ gia đình. Điều này cũng tương thích với nghiên cứu của Nguyễn Quốc Bình (2013), khi mà sản phẩm được người tiêu dùng xác định là mang lại lợi ích lâu dài, việc này cũng chứng mình được chính hoạt động tuyên truyền về BHYT làm cho người dân hiểu rõ hơn về các lợi ích của chính sách, các thủ tục, quyền lợi khi tham gia và gia tăng sự tin

tưởng vào Nhà nước. Tuy nhiên đối với nghiên cứu của Đỗ Toàn Thắng (2015) thì lại không có tác động có ý nghĩa thống kê, điều này thông qua nghiên cứu, chính tác giả Đỗ Toàn Thắng cũng đã khám phá ra sự chưa hợp lý của thang đo, có thể nội dung đặt ra cho câu hỏi của thang đo chưa tương đồng, tác giả đồng thuận với giải thích này.

Nghiên cứu này cũng đề xuất tác động dương đối với Cảm nhận rủi ro từ bệnh tật hội nhưng kết quả nghiên cứu lại không có ý nghĩa thống kê, mặc dù nghiên cứu trước đều đề nghị tác động dương, điều này cũng có thể xảy ra khi nhân tố này đa phần bị thụ động, gắn liền bởi sự tự nhiên, sự không may mắn. Đối với trường hợp nghiên cứu của đề tài thì đối tượng nghiên cứu chủ yếu là người trưởng thành, trung niên, làm nghề nông lâm nghiệp, thu nhập thấp nên ý thức cảm nhận rủi ro chưa được ưu tiên hơn các giải pháp khác như việc làm và thu nhập. Tuy nhiên đây là nhận định mang tính chủ quan của tác giả, vì vậy cần phải được kiểm định lại trong các nghiên cứu sau.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT, HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TƯƠNG LAI 5.1. Tóm lượt kết quả

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT của người dân theo hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã đánh giá một cách tổng quan về thực trạng tình hình người dân trong các hộ gia đình thuộc đối tượng nghiên cứu cũng như tình hình thực hiện chính sách BHYT cho người dân tại tỉnh Phú Yên trong thời gian qua, đồng thời đã tiến hành xây dựng quy trình nghiên cứu định lượng một cách chặt chẽ, kết hợp với nghiên cứu thực trạng, định tính thông qua phỏng vấn trực tiếp và định lượng dựa trên dữ liệu điều tra trên diện rộng và điều chỉnh phù hợp với thực tiễn tại tỉnh Phú Yên

Đề tài cũng thực hiện việc đánh giá các thang đo qua 02 bước: phân tích độ tin cậy hệ số Cronbach's Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả phân tích ở chương 3 cho thấy có 5 biến chung được hình thành gồm: thái độ tham gia BHYT, sự kỳ vọng của gia đình, kiểm soát hành vi, trách nhiệm bản thân và hiểu biết về BHYT ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHYT của hộ gia đình. Vì vậy, dù một số kết quả chưa đúng như dự định nhưng đề tài này vẫn có những đóng góp nhất định về mặt lý thuyết cũng như ứng dụng thực tiễn tại địa phương.

5.2. Kết luận

BHYT là một trong những chính sách ASXH có ý nghĩa nhân đạo, nhân văn và rất ưu việt hướng tới mục tiêu công bằng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ngay từ năm 1992, Điều 39 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã

ghi: “thực hiện bảo hiểm y tế, tạo điều kiện để mọi người dân được chăm lo sức

khỏe” và được tiếp tục khẳng định tại Hiến pháp sửa đổi năm 2013:“thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”. Đây là định hướng quan trọng để thúc đẩy tiến trình thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân.

Trong khi cả nước còn hơn 23% dân số chưa được tham gia BHYT, chủ yếu tập tập trung cho đối tượng hộ gia đình như hiện nay thì tỉnh Phú Yên cũng không là ngoại

lệ, vì vậy mục đích của đề tài này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia Bảo hiểm y tế của người dân thuộc hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Phú Yên với nhiều đối tượng, trong đó hộ nông lâm ngư, diêm nghiệp chiếm đa số. Đề tài đã thực hiện một quy trình nghiên cứu chặt chẽ, dựa trên mẫu đại diện của người dân khắp tỉnh, đã xây dựng và điều chỉnh thành công các thang đo trên cơ sở dựa vào mô hình hành vi dự định (TPB). Kết quả phân tích đã khẳng định có 5 nhân tố của mô hình nghiên cứu đề xuất có ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT. Đồng thời có 02 nhân tố “Cảm nhận rủi ro bệnh tật” và “cảm nhận hành vi xã hộ” không có tác động có ý nghĩa thống kê đối với ý định tham gia BHYT của người dân. Bên cạnh đó, các thang đo lường đều thể hiện tốt các đặc điểm đo lường tâm lý. Độ tin cậy và độ giá trị của các thang đo các

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm ý tế của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 80)