Tổng quan các nghiên cứu trước đây

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm ý tế của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 29)

2.5.1. Các nghiên cứu trong nước

Hiện nay, có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng, tuy nhiên trong lĩnh vực BHYT thì đây là vấn đề còn mới và hiện nay cũng chỉ thực hiện nghiên cứu trong phạm vi của một huyện hay một số ít các tỉnh, đặc biệt theo sự hiểu biết của tác giả hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT của người dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Đề tài này cung cấp một số các nghiên cứu chính, quan trọng liên quan đến lĩnh vực này trong thời gian gần đây, nhất là kể từ khi Luật BHYT sửa đổi, bổ sung có nhiều sự thay đổi và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả tìm thấy các đề tài và bài viết với nội dung liên quan đến lĩnh vực BHXH, BHYT dưới đây:

Nghiên cứu của tác giá Vũ Ngọc Huyên và Nguyễn Văn Song – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam về thực trạng tham gia BHYT tự nguyện của nông dân tỉnh Thái Bình, nghiên cứu từ năm 2011-2013. Nghiên cứu tiến hành điều tra 550 nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Kết quả phân tích cho thấy số nông dân tham gia BHYT liên tục tăng trong những năm gần dây, nhung việc tăng rất chậm. Hầu hết nông dân (chiếm 92,18%) cho rằng đây là chính sách rất cần thiết đối với họ. Mặc dù vậy tỷ lệ nông dân không có nhu cầu tham gia còn khá cao do nhiều lý do. Tại thành phố Thái Bình, nơi có tỷ lệ nông dân không có nhu cầu tham gia BHYT tự nguyện cao nhất, những lý do chính thu thập được là: (1) Không có thói quen đi KCB (chiếm 80%); (2) Do thủ tục hành chính rườm rà (chiếm 75%); (3) Do mức đóng BHYT cao (chiếm 65%) và (4) Thu nhập thấp (chiếm 55%). Dựa trên kết qủa nghiên cứu và phân tích,

bốn giải pháp cơ bản đã được đề xuất nhằm tăng cường sự tham gia BHYT tự nguyện của nông dân.

Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ, Hồ Huy Tựu đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 1 (2014) 36-45 về một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của người lao động buôn bán nhỏ, lẻ tại tỉnh Nghệ An. Tác giả đã tiến hành khảo cứu các lý thuyết về hành vi người tiêu dùng nói chung như TRA và TPB, đánh giá tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến hành vi người tiêu dùng nói chung và các nghiên cứu về sự quan tâm của người tiêu dùng trong lĩnh vực BHXH nói riêng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 7 biến tác động có ý nghĩa thống kê lên sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với tầm quan trọng lần lượt là: Tuyên truyền về BHXH tự nguyện, Ý thức sức khỏe, kiến thức về BHXH tự nguyện, Thái độ, Kỳ vọng gia đình, Trách nhiệm đạo lý và Kiểm soát hành vi. Từ đây, tác giả đề xuất các hàm ý ứng dụng nhằm gia tăng sự quan tâm của những người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An đối với BHXH tự nguyện. Mặc dù đề tài đã giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu đề ra, nhưng vẫn có một số hạn chế cần lưu ý. Trước tiên, đề tài chưa khảo sát đối tượng lao động ở những vùng sâu, vùng xa. Vì mỗi ngành nghề, vùng miền khác nhau sẽ có các đặc điểm khác nhau về tính chất công việc, trình độ, nhận thức, tập quán. Hơn nữa, mẫu nghiên cứu của đề tài này dựa trên phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên độ khái quát hóa của kết quả chưa cao. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, trong tương lai hướng nghiên cứu có thể là: mở rộng thêm các nhân tố khác để có một mô hình hoàn thiện hơn, thiết kế mẫu đại diện hơn để có một bức tranh tổng quát về thực trạng BHXH tự nguyện tại Nghệ An cũng như xác định chính xác hơn cường độ quan hệ giữa các biến. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng nên được kiểm định lại ở các tỉnh thành phố khác nhằm tăng cường độ tin cậy cho mô hình nghiên cứu; cuối cùng là nghiên cứu sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện ở các nhóm đối tượng khác thuộc khu vực phi chính thức như: cán bộ không chuyên trách của xã, phường, thị trấn, người làm nghề tự do.

Nghiên cứu của tác giả Chu Thị Kim Loan và Nguyễn Hồng Ban đăng trên tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, tập 11, số 1: 115-124 về tìm hiểu thực trạng tham

BHYT tự nguyện của người dân trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của họ. Nghiên cứu tiến hành điều tra 200 hộ gia đình ở 4 xã/phường của thành phố Hà Tĩnh vào giữa năm 2012. Kết quả điều tra cho thấy: Số lượng người tham gia BHYT tự nguyện có xu hướng tăng lên nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong tổng số người tham gia BHYT; Tỷ lệ người dân sử dụng thẻ BHYT khi đi KCB là khá cao; Người dân vẫn gặp những phiền hà khi KCB bằng thẻ BHYT, đặc biệt là hiện tượng phải chờ đợi lâu, nhân viên y tế chưa nhiệt tình. Kết hợp với ý kiến của người được phỏng vấn, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy người dân tham gia BHYT tự nguyện tại thành phố Hà Tĩnh như: (1) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT tự nguyện; (2) Nâng cao chất lượng KCB; (3) Giáo dục y đức và nâng cao tinh thần phục vụ người bệnh của nhân viên y tế; (4) Giảm thủ tục hành chính về KCB BHYT

Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Quốc Bình năm 2013 về sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của người buôn bán nhỏ lẻ tại tỉnh Phú Yên. Nghiên cứu này là vận dụng lý thuyết hành vi dự định (TPB) với một số biến mở rộng để giải thích sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của những người buôn bán nhỏ, lẻ trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Mẫu gồm 323 người được phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi điều tra và sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết. Kết quả chỉ ra mô hình phù hợp tốt với dữ liệu và ủng hộ các giả thuyết đề xuất. Cụ thể: thái độ, kỳ vọng của gia đình, trách nhiệm đạo lý, kiến thức, cảm nhận rủi ro tác động dương đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện. Đặc biệt, tuổi và thu nhập được phát hiện có ảnh hưởng phi tuyến bậc hai đối với sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện. Từ đây các giải pháp mở rộng đối tượng tham gia vào loại BHXH này được đề xuất

Tác giả Tống Thị Song Hương, Trần Văn Tiến, Phan Văn Toàn, Vũ Nữ Anh, Nguyễn Hải Như trong báo cáo kết quả nghiên cứu: “khả năng thực hiện BHYT toàn dân”, 2011 đã xác định được các yếu tố về phía nhà quản lý ảnh hưởng đến sự tham gia BHYT của các nhóm đối tượng, đó là: (1)Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHYT và các văn bản liên quan đến thực hiện chính sách BHYT chưa đồng bộ, hoàn thiện; (2)Về hệ thống tổ chức thực hiện; (3)Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về BHYT; (4)Mức đóng, mức hỗ trợ và khả năng tham gia BHYT của người dân; (5) Nhu cầu KCB của người tham gia BHYT chưa được đáp ứng tốt, hệ thống cung ứng dịch vụ vẫn còn một số hạn chế.

Đề tài của Đặng Thị Kim Loan năm 2013 “Thực trạng và các giải pháp đẩy nhanh lộ trình thực hiện BHYT toàn dân tại tỉnh Khánh Hòa”. Nêu ra những chính sách để thỏa lòng mong đợi của người dân đối với BHYT cũng như hoàn thiện về hệ thống BHYT, với các chính sách như sau:

Sửa đổi bổ sung Luật BHYT: nâng cao quyền lợi được hưởng, mức đóng cho các

đối tượng tham gia, có các quy định chế tài bắt buộc đảm bảo thực thi nghiêm túc chế độ BHYT trong đời sống. Hình thức BHYT tự nguyện chỉ nên được xem là giai đoạn quá độ phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

Nâng cao nhận thức: không chỉ của người dân mà còn là nâng cao nhận thức trong tư duy, hoạt động của các cấp, ngành, cán bộ thực hiện chính sách BHYT. Mục đích chính của chính sách BHYT là phải đạt được việc huy động tối đa nguồn lực tài chính trong cộng đồng tham gia vào việc chăm sóc sức khỏe và tạo được sự bình đẳng, công bằng, hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh cho những đối tượng tham gia.

Thực hiện tốt chức năng giám sát bảo vệ quyền lợi của người tham gia BHYT: Công bằng, hiệu quả trong khám chữa bệnh là mục đích của chính sách BHYT. Không thực hiện được mục đích này quỹ BHYT sẽ trở thành quỹ bao cấp ngược, phải xây dựng được quy trình bảo vệ quyền lợi người tham gia BHYT, bảo vệ quỹ BHYT, chống tình trạng lạm dũng quỹ BHYT.

Phát triển kinh tế xã hội bền vững; sự hỗ trợ về tài chính của Nhà nước: thực hiện được mục tiêu dân giàu, nước mạnh thì mới có thể tiến tới được BHYT toàn dân. Nhà nước có đủ tiềm lực tài chính hỗ trợ kinh phí đóng góp cho người dân, người dân có thể đóng góp một phần chi phí cho quỹ BHYT.

Đẩy nhanh ứng dụng tin học trong quản lý thực hiện chế độ BHYT: Giải pháp này rất quan trọng đối với ngành BHXH, ưu tiên đẩy mạnh, ứng dụng công nghệ tin học trong hoạt động, đặc biệt là hệ thống quản lý thẻ, quản lý khám chữa bệnh BHYT.

Đồng bộ giữa phát triển BHYT với cung ứng dịch vụ y tế: Để đẩy nhanh lộ trình tiến tới BHYT toàn dân, buộc chúng ta phải tính đến việc mở rộng, phát triển mạng lưới cung ứng dịch vụ y tế, có kế hoạch nâng cấp trang thiết bị cũng như nhân lực để phục vụ KCB nói chung trong đó có bệnh nhân BHYT. Bên cạnh đầu tư cơ sở y tế công, cần đẩy mạnh khuyến khích việc mở rộng hệ thống y tế tư nhân, đầu tư nước ngoài với những giải pháp cụ thể. Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền: Các cơ

quan chức năng, các Hội, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan thông tin như: Báo, Đài phát thanh – truyền hình tăng cường phối hợp với cơ quan BHXH các cấp trong công tác tuyên truyền chính sách BHYT nói chung cũng như chính sách BHYT tự nguyện nói riêng vì đây là một chủ trương, chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước.

Luận văn Thạc sĩ của tác giả Đỗ Toàn Thắng (2015) với đề tài: “Một số nhân tố

ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHYT của người dân trên địa bàn Tỉnh Khánh

Hòa”. Xác định được 5 nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT đó là: (1) Thái độ tham gia BHYT; (2) Trách nhiệm đạo lý- san sẻ rủi ro – quan tâm sức khỏe; (3)Cảm nhận rủi ro –nghèo khó vì bệnh tật; (4) Kiểm soát hành vi; (5) Ảnh hưởng xã hội; (6) Yếu tố thay thế. Tuy nhiên thời gian nghiên cứu được tác giả thực hiện trong năm 2014 và chịu sự tác động của Luật BHYT năm 2008 nên yếu tố tác động của việc bắt buộc tham gia BHYT cả hộ gia đình khi một cá nhân có nhu cầu tham gia chưa được đánh giá.

2.5.2. Các nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu của Labuan (2012 – Trường Tài chính và kinh doanh quốc tế,

Malaysia) được đăng trên tạp chí Jurnal Pengurusan 34(2012) 11 – 20, một nghiên

cứu về sự tham gia của bảo hiểm hồi giáo. Tác giả đã dùng lý thuyết hành động hợp lý (TRA) và lý thuyết hành vi dự định (TPB) để giải thích các biến số ảnh hưởng đến mức độ quan tâm tham gia bảo hiểm hồi giáo. Trong đó nhấn mạnh các yếu tố như thái độ, cảm nhận hành vi và hiểu biết về bảo hiểm có liên quan đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm hồi giáo.

Nghiên cứu của Lin Liyue; Zhu Yu (2006),” multi-level analysis on the determinants of social insurance participation of China’s floating population: a case study of six cities”. Nghiên cứu giúp tác giả định hướng rõ khi nghiên cứu gợi ý tìm ra nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT là “nhận thức về tính ASXH khi tham gia BHYT”, “sự hiểu biết về BHYT”.

Bài viết của Min-Sun Horng and Yung-Wang Chang (2007), The Demand for Non-Life Insurance in Taiwan, u9127907@ccms.nkfust.edu.tw, về nhu cầu về bảo hiểm phi nhân thọ tại Đài Loan giúp người nghiên cứu tìm ra nhân tố “thu nhập” có ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT.

Nói chung, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến việc tìm hiểu nguyên nhân nhằm gia tăng số người tham gia bảo hiểm cũng như tìm hiểu các yếu tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm của người lao động, trong đó đa số các nghiên cứu định lượng đều dùng lý thuyết hành vi tiêu dùng dự định (TPB - Theory of planned behaviour) để giải thích, chứng minh. Vì vậy, đề tài này vận dụng lý thuyết TPB làm cơ sở để đo lường sự quan tâm tham gia BHYT của người, cũng như nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến sự quan tâm của người lao động.

2.6. Các giả thuyết tác động đến ý định tham gia BHYT theo hộ gia đình của người dân tại tỉnh Phú Yên người dân tại tỉnh Phú Yên

2.6.1. Sự quan tâm tham gia BHYT

Sự quan tâm là một khái niệm động cơ liên quan đến thái độ và kết quả hành vi, và giữ vai trò tương tự như các biến số động cơ khác chẳng hạn ý định hành vi, sự khát vọng, mục đích, hoạch định hoặc ý định cố gắng (Zaichkowsky, 1985). Vì vậy, sự quan tâm có thể được xác định bởi thái độ, kỳ vọng của gia đình, trách nhiệm đạo lý, cảm nhận hành vi xã hội, sự quan tâm đến sức khỏe, trách nhiệm đạo lý, kiến thức, cảm nhận rủi ro thu nhập và tuổi (Fishbein & Ajzen, 1975; Ajzen, 1991). Tuy nhiên, cách tiếp cận ở đây giới hạn sự quan tâm trong phạm vi đối với việc tham gia BHYT theo hộ gia đình, và bao phủ ý nghĩa tổng quát về khái niệm quan tâm lâu dài đối với sản phẩm mà chúng ta thường thấy trong tác phẩm hành vi tiêu dùng. Sự quan tâm của người lao động đối với việc tham gia BHYT được thể hiện: cảm nhận lợi ích của việc tham gia BHYT.

Trên cơ sở khái niệm trên, tại nước ta việc tham gia BHYT chủ yếu phát triển ở các đối tượng bắt buộc và đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ (chiếm 75%, năm 2015). Trong khi đó chính sách BHYT mở ra quyền lợi cho tất cả người dân, trong khi ngân sách nhà nước đã đóng cho các đối tượng yếu thế trong xã hộ thì việc tham gia BHYT theo hộ gia đình vẫn còn thấp (chiếm 25% trong tổng số người tham gia BHYT), vì vậy nghiên cứu này nhằm đánh giá ý định của người dân và chất lượng dịch vụ KCB của người tham gia BHYT chung trên cơ sở lý thuyết khung là lý thuyết TPB có mở rộng thêm một số nhân tố khác cho phù hợp với tình hình thực tế tại tỉnh Phú Yên.

2.6.2. Thái độ tham gia BHYT

Thái độ đại diện cho niềm tin tích cực hay tiêu cực của con người và sự đánh giá về hành vi của mình. Thái độ nói đến sự đánh giá của con người về kết quả của

một hành vi (Ajzen, 1991). Thái độ được định nghĩa là một xu hướng tâm lý được bộc lộ thông qua việc đánh giá một thực thể cụ thể (chẳng hạn quan tâm đến sản phẩm bảo hiểm) với một số mức độ cảm nhận lợi ích của sản phẩm, thích-không thích, thỏa mãn- không thỏa mãn và phân cực tốt- xấu (Eagly & Chaiken, 1993). Như vậy, đối với với các sản phẩm bảo hiểm nói chung và BHYT nói riêng, thái độ của người tiêu dùng được hiểu là đánh giá về các lợi ích, sự hữu ích... thích thú của họ mang tính chất ủng hộ hay phản đối việc mua các sản phẩm bảo hiểm. Nếu người tiêu dùng đánh giá rằng

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm ý tế của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)