Các loại hình BHYT

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm ý tế của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 25)

2.4.1. BHYT bắt buộc

BHYT bắt buộc là loại hình BHYT mà người tham gia, tỷ lệ phải tham gia và quyền lợi do pháp luật quy định. Loại hình này bắt buộc với một số đối tượng cụ thể và cũng ràng buộc sự đóng góp của người chủ sử dụng lao động với người lao động làm việc.

2.4.2. BHYT tự nguyện

BHYT tự nguyện là loại hình BHYT áp dụng với mọi đối tượng có nhu cầu tự nguyện tham gia BHYT, kể cả đối tượng đã tham gia BHYT bắt buộc nhưng muốn tham gia BHYT tự nguyện để hưởng mức dịch vụ BHYT cao hơn đối với người tham gia BHYT bắt buộc.

2.4.3. BHYT hộ gia đình và một số nội dung theo Luật BHYT Việt Nam

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 chia các đối tượng tham gia BHYT thành 05 nhóm, tuỳ thuộc vào sự đóng góp và sự hỗ trợ của các bên tham gia, gồm: Nhóm 1: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng (người lao động hợp đồng trên 03 tháng, công nhân, cán bộ, công chức, viên chức); Nhóm 2: nhóm do tổ chức Bảo hiểm xã hội đóng (hưu trí, mất sức, tai nạn lao động, thất nghiệp,…; Nhóm 3: Nhóm do ngân sách nhà nước đóng (người nghèo, bảo trợ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, người dân tại các xã đặc biệt khó khăn,…); Nhóm 4: Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng (hộ nông lâm ngư diêm nghiệp có mức sống trung bình, học sinh, sinh viên và hộ cận nghèo) và Nhóm 5: Nhóm tham gia theo hộ gia đình tự đóng phí tham gia BHYT.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật BHYT và Khoản 5 Điều 1 Thông tư liên tịch số 41/TTLT-BTC-BYT, hộ gia đình tham gia BHYT bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu (trừ người đã khai báo tạm vắng) hoặc sổ tạm trú. Thành viên trong hộ gia đình tham gia BHYT theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, có tên trong sổ hộ khẩu, trừ đối tượng đã tham gia BHYT thuộc nhóm do người lao động, chủ sử dụng lao động đóng; nhóm do tổ chức BHXH đóng; các nhóm được ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ mức đóng BHYT.

Ví dụ, gia đình bà A có 06 người có tên trong sổ hộ khẩu, trong đó có 01 người là viên chức nhà nước, 01 người là học sinh; ngoài ra, có 01 người đến đăng ký tạm trú. Như vậy, số người tham gia BHYT theo hộ gia đình bà A là 06 – 02 + 01 = 05 người.

Để triển khai thực hiện cho người dân tham gia BHYT theo hộ gia đình, Luật đã quy định UBND cấp xã có trách nhiệm lập danh sách tham gia BHYT theo mẫu do BHXH Việt Nam quy định (thông qua hệ thống đại lý BHYT hoặc từ thôn, bản của xã).

Quy định tham gia BHYT theo hộ gia đình nhằm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho tất cả các thành viên trong gia đình và bảo đảm nguyên tắc chia sẻ rủi ro ngay từ trong gia đình nếu không may có bị ốm đau cần chi phí khám, chữa bệnh, phù hợp với mục tiêu tiến tới BHYT toàn dân đã được Đảng và Nhà nước ta xác định. Với cơ cấu lao động Việt Nam, bộ phận lao động thuộc khu vực nông nghiệp, lao động tự do chiếm số đông và tập trung sinh sống ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa… nên nhận thức về BHYT, cũng như ý thức bảo vệ sức khỏe còn nhiều hạn chế. Bởi vậy, quy định bắt buộc tham gia BHYT theo hộ gia đình là một trong các giải pháp cần thiết để thực hiện mục tiêu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân thông qua BHYT. Từ góc độ pháp luật, quy định đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình được coi là giải pháp quan trọng để bảo đảm mở rộng diện bao phủ của BHYT. BHYT cũng có thể được nhìn nhận như một loại dịch vụ đặc biệt bởi mục tiêu chia sẻ rủi ro trong chi phí khám, chữa bệnh. Cùng với xu thế phát triển, chất lượng dịch vụ y tế ngày càng cao, mức viện phí ngày càng tăng gây sức ép về tài chính cho người bệnh và gia đình, đặc biệt trong trường hợp bệnh nặng, điều trị dài ngày, điều kiện kinh tế hạn hẹp. Tham gia BHYT nói chung, BHYT theo hộ gia đình nói riêng, chính là một giải pháp hiệu quả để hạn chế gánh nặng tài chính khi rủi ro ốm đau, bệnh tật.

Tham gia BHYT với động cơ đúng đắn phải là việc lúc khỏe mua thẻ BHYT để dành cho lúc bệnh tật, ốm đau; song lâu nay, phần lớn người dân thường “lựa chọn ngược” khi tham gia BHYT, thể hiện ở chỗ khi có nguy cơ sử dụng vụ y tế mới mua thẻ BHYT hoặc lựa chọn những thành viên yếu nhất, có nguy cơ mắc bệnh cao nhất trong gia đình để ưu tiên tham gia BHYT, chưa quan tâm đến những người khỏe mạnh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng thêm gánh nặng cho Quỹ BHYT trong việc cân đối tài chính, đảm bảo thu – chi; hơn nữa, mục đích chia sẻ rủi ro, tương trợ cộng đồng của BHYT không đạt được.

Việc bắt buộc tham gia BHYT đối với toàn bộ thành viên hộ gia đình theo Luật BHYT hiện hành không chỉ giúp cho từng cá nhân, hộ gia đình giảm tải gánh nặng viện phí mà còn thể hiện tính nhân văn và trách nhiệm cộng đồng, là nghĩa vụ của mỗi thành viên.

Mức đóng BHYT

Căn cứ Điểm k, Khoản 1, Điều 15 Luật BHYT, mức đóng của người tham gia BHYT theo hộ gia đình tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do đối tượng đóng theo hộ gia đình. Theo quy định tại Điểm g, Khoản 1, Điều 2 Nghị định 105/2014/NĐ-CP, từ ngày 01/01/2015, mức đóng BHYT tối đa cho thành viên hộ gia đình bằng 4,5% mức lương cơ sở, dần lũy thoái lần lượt theo thứ tự người cùng hộ tham gia BHYT, tới mức thấp nhất chỉ bằng 40% của 4,5% mức lương cơ sở. Cụ thể, người thứ nhất đóng bằng 70% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Riêng đối với hộ gia đình được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì không áp dụng giảm trừ mức đóng. Như vậy, giả sử gia đình bà A (trong ví dụ trên) có 05 người tham gia BHYT theo hộ gia đình, số tiền đóng BHYT của năm 2015 sẽ là: Người thứ nhất: 1.150.000 đồng x 4,5% x 12 tháng = 621.000 đồng. Người thứ hai: 621.000 đồng x 70% = 434.700 đồng. Người thứ ba: 621.000 đồng x 60% = 372.600 đồng. Người thứ tư: 621.000 đồng x 50% = 310.500 đồng. Người thứ năm: 621.000 đồng x 40% = 248.400 đồng.

Để làm rõ mức đóng cụ thể cũng như lợi ích kinh tế từ việc đóng phí BHYT theo hộ gia đình, hãy tiến hành một vài phép tính đơn giản:

Nếu 05 người trong gia đình bà A tham gia BHYT theo cá nhân độc lập như trước đây, tổng mức đóng BHYT họ là:

1.150.000 đồng x 4,5% x 12 tháng x 05 người = 3.105.000 (đồng).

Nhưng thực tế, khi tham gia BHYT theo hộ gia đình với mức đóng quy định hiện nay, tổng mức đóng BHYT theo hộ gia đình nhà bà A chỉ là:

621.000 + 434.700 + 372.600 + 310.500 + 248.400 = 1.987.200 đồng.

Mức đóng này thậm chí chỉ hơn mức đóng cho 03 người nếu tham gia BHYT theo cá nhân chút ít (621.000 x 03 = 1.863.000 đồng), tiết kiệm tới 1.117.800 đồng (3.105.000 – 1.987.200 = 1.117.800 đồng), thừa kinh phí đóng BHYT cho thêm 04 người khác trong hộ gia đình (248.400 x 04 = 993.600 đồng), gần đủ kinh phí đóng BHYT cho thêm 05 người trong hộ gia đình (248.400 x 05 = 1.242.000 đồng).

Như vậy, nếu tham gia theo hộ gia đình của ví dụ trên thì bình quân mỗi người chỉ chi trả 33.120 đồng/tháng (1.987.200 đồng: 05 người: 12 tháng = 33.120 đồng).

Có thể thấy rất rõ lợi ích khi tham gia BHYT theo hộ gia đình là sự chia sẻ gánh nặng tài chính của Quỹ BHYT với người đóng BHYT. Nếu gia đình có nhiều người cùng tham gia BHYT theo hộ gia đình, chi phí mua thẻ giảm được tương đối nhiều, trong khi quyền lợi hưởng hiện nay hoàn toàn không có sự phân biệt theo mức đóng.

Dự liệu cho trường hợp điều chỉnh mức đóng để cân đối quỹ, cộng thêm yếu tố đặc thù của căn cứ đóng BHYT theo hộ gia đình có dựa trên mức tiền lương cơ sở - là một yếu tố động, có thể được điều chỉnh - nên Thông tư liên tịch số 41/TTLT-BYT- BTC có quy định về việc xác định mức đóng BHYT khi Nhà nước điều chỉnh mức đóng BHYT, mức tiền lương cơ sở. Theo đó, khi Nhà nước điều chỉnh mức đóng BHYT, mức lương cơ sở thì người tham gia không phải đóng bổ sung phần chênh lệch do điều chỉnh mức đóng BHYT, mức lương cơ sở đối với thời gian còn lại đã đóng BHYT. Điều này cũng rất có lợi cho người đóng BHYT khi mà xu hướng chung của việc điều chỉnh mức đóng BHYT, mức tiền lương cơ sở thường là tăng lên. Lợi ích này có thể góp phần tạo động lực cho đối tượng tham gia lựa chọn đóng BHYT cho cả năm thay vì đóng 03 tháng hay 06 tháng một lần.

Phương thức đóng

Theo Khoản 6, Điều 15 Luật BHYT, định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, đại diện hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đóng đủ số tiền thuộc trách nhiệm phải đóng vào Quỹ BHYT. Đơn vị đứng ra thu phí BHYT hộ gia đình được xác định cụ thể theo Khoản 6, Điều 2, Thông tư liên tịch số 41/TTLT-BYT-BTC, đó là tổ chức BHXH hoặc đại lý thu BHYT tại cấp xã. Một mặt, đây là giải pháp hỗ trợ những hộ gia đình còn khó khăn về kinh tế, khi họ không thể hoặc khó có điều kiện đóng phí BHYT cho cả năm thì có thể lựa chọn đóng làm nhiều đợt trong năm (03 tháng hoặc 06 tháng một lần).

2.5. Tổng quan các nghiên cứu trước đây 2.5.1. Các nghiên cứu trong nước 2.5.1. Các nghiên cứu trong nước

Hiện nay, có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng, tuy nhiên trong lĩnh vực BHYT thì đây là vấn đề còn mới và hiện nay cũng chỉ thực hiện nghiên cứu trong phạm vi của một huyện hay một số ít các tỉnh, đặc biệt theo sự hiểu biết của tác giả hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT của người dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Đề tài này cung cấp một số các nghiên cứu chính, quan trọng liên quan đến lĩnh vực này trong thời gian gần đây, nhất là kể từ khi Luật BHYT sửa đổi, bổ sung có nhiều sự thay đổi và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả tìm thấy các đề tài và bài viết với nội dung liên quan đến lĩnh vực BHXH, BHYT dưới đây:

Nghiên cứu của tác giá Vũ Ngọc Huyên và Nguyễn Văn Song – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam về thực trạng tham gia BHYT tự nguyện của nông dân tỉnh Thái Bình, nghiên cứu từ năm 2011-2013. Nghiên cứu tiến hành điều tra 550 nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Kết quả phân tích cho thấy số nông dân tham gia BHYT liên tục tăng trong những năm gần dây, nhung việc tăng rất chậm. Hầu hết nông dân (chiếm 92,18%) cho rằng đây là chính sách rất cần thiết đối với họ. Mặc dù vậy tỷ lệ nông dân không có nhu cầu tham gia còn khá cao do nhiều lý do. Tại thành phố Thái Bình, nơi có tỷ lệ nông dân không có nhu cầu tham gia BHYT tự nguyện cao nhất, những lý do chính thu thập được là: (1) Không có thói quen đi KCB (chiếm 80%); (2) Do thủ tục hành chính rườm rà (chiếm 75%); (3) Do mức đóng BHYT cao (chiếm 65%) và (4) Thu nhập thấp (chiếm 55%). Dựa trên kết qủa nghiên cứu và phân tích,

bốn giải pháp cơ bản đã được đề xuất nhằm tăng cường sự tham gia BHYT tự nguyện của nông dân.

Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ, Hồ Huy Tựu đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 1 (2014) 36-45 về một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của người lao động buôn bán nhỏ, lẻ tại tỉnh Nghệ An. Tác giả đã tiến hành khảo cứu các lý thuyết về hành vi người tiêu dùng nói chung như TRA và TPB, đánh giá tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến hành vi người tiêu dùng nói chung và các nghiên cứu về sự quan tâm của người tiêu dùng trong lĩnh vực BHXH nói riêng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 7 biến tác động có ý nghĩa thống kê lên sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với tầm quan trọng lần lượt là: Tuyên truyền về BHXH tự nguyện, Ý thức sức khỏe, kiến thức về BHXH tự nguyện, Thái độ, Kỳ vọng gia đình, Trách nhiệm đạo lý và Kiểm soát hành vi. Từ đây, tác giả đề xuất các hàm ý ứng dụng nhằm gia tăng sự quan tâm của những người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An đối với BHXH tự nguyện. Mặc dù đề tài đã giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu đề ra, nhưng vẫn có một số hạn chế cần lưu ý. Trước tiên, đề tài chưa khảo sát đối tượng lao động ở những vùng sâu, vùng xa. Vì mỗi ngành nghề, vùng miền khác nhau sẽ có các đặc điểm khác nhau về tính chất công việc, trình độ, nhận thức, tập quán. Hơn nữa, mẫu nghiên cứu của đề tài này dựa trên phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên độ khái quát hóa của kết quả chưa cao. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, trong tương lai hướng nghiên cứu có thể là: mở rộng thêm các nhân tố khác để có một mô hình hoàn thiện hơn, thiết kế mẫu đại diện hơn để có một bức tranh tổng quát về thực trạng BHXH tự nguyện tại Nghệ An cũng như xác định chính xác hơn cường độ quan hệ giữa các biến. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng nên được kiểm định lại ở các tỉnh thành phố khác nhằm tăng cường độ tin cậy cho mô hình nghiên cứu; cuối cùng là nghiên cứu sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện ở các nhóm đối tượng khác thuộc khu vực phi chính thức như: cán bộ không chuyên trách của xã, phường, thị trấn, người làm nghề tự do.

Nghiên cứu của tác giả Chu Thị Kim Loan và Nguyễn Hồng Ban đăng trên tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, tập 11, số 1: 115-124 về tìm hiểu thực trạng tham

BHYT tự nguyện của người dân trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của họ. Nghiên cứu tiến hành điều tra 200 hộ gia đình ở 4 xã/phường của thành phố Hà Tĩnh vào giữa năm 2012. Kết quả điều tra cho thấy: Số lượng người tham gia BHYT tự nguyện có xu hướng tăng lên nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong tổng số người tham gia BHYT; Tỷ lệ người dân sử dụng thẻ BHYT khi đi KCB là khá cao; Người dân vẫn gặp những phiền hà khi KCB bằng thẻ BHYT, đặc biệt là hiện tượng phải chờ đợi lâu, nhân viên y tế chưa nhiệt tình. Kết hợp với ý kiến của người được phỏng vấn, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy người dân tham gia BHYT tự nguyện tại thành phố Hà Tĩnh như: (1) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT tự nguyện; (2) Nâng cao chất lượng KCB; (3) Giáo dục y đức và nâng cao tinh thần phục vụ người bệnh của nhân viên y tế; (4) Giảm thủ tục hành chính về KCB BHYT

Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Quốc Bình năm 2013 về sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của người buôn bán nhỏ lẻ tại tỉnh Phú Yên. Nghiên cứu này là vận

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm ý tế của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)