Trong 9 giả thuyết đưa ra trong mô hình đề xuất, sau khi tác giả tiến hành phân tích và kiểm định các chỉ báo, cũng như các thang đo bằng các phương pháp phân tích mô tả, Cronbach’Alpha, EFA. Qua các bước mô hình chỉ còn lại 7 thang đo, cho đến khi phân tích hồi quy, mô hình tiếp tục không chấp nhận thêm 02 thang đo nữa, đó là: Cảm nhận rủi ro và Cảm nhận hành vi xã hội. Thực tế tác giả thấy chưa hợp lý khi thang đo này không có ý nghĩa thống kê, mong rằng những nghiên cứu tiếp theo sẽ xác định thang đo này một cách chính xác hơn. Kết quả cuối cùng có 5 nhân tố tác động đến ý định gia BHYT của hộ gia đình như đề cập trong phần tóm lượt kết quả.
So sánh với kết quả của mô hình cơ sở của Nguyễn Quốc Bình, "Các nhân tố
ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của những người buôn bán nhỏ, lẻ tại tỉnh Phú Yên" năm 2013; Đỗ Toàn Thắng,“Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm y tế của người dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” năm 2015, thể hiện qua bảng 4.18
Bảng 4.18: Bảng so sánh mô hình các nhân tố ảnh hường đến sự quan tâm của tác giả với 2 nghiên cứu cùng lĩnh vực trước đây
Tác giả, tên đề tài,
năm nghiên cứu Nhân tố
Tác động
Không tác động
(1) Thái độ đối với việc tham gia BHXH x
(2) Kỳ vọng của gia đình x (3) Trách nhiệm đạo lý x (4) Kiến thức về BHXH x (5) Cảm nhận rủi ro x (6) Thu nhập x (7) Cảm nhận hành vi xã hội x
(8) Ý thức sức khỏe khi về già x
Nguyễn Quốc Bình,
"Các nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của những người buôn bán nhỏ, lẻ tại tỉnh Phú Yên"
năm 2013
(1) Thái độ tham gia BHYT x (2) Trách nhiệm đạo lý – san sẻ rủi ro – quan tâm sức khỏe
x (3) Kiến thức về BHYT x (4) Cảm nhận rủi ro – nghèo khó vì bệnh tật x (5) Kiểm soát hành vi x (6) Ảnh hưởng xã hội x Đỗ Toàn Thắng, “Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHYT của người dân trên địa bàn Tỉnh
Khánh Hòa” năm 2015
(7) Yếu tố thay thế x
(1) Thái độ tham gia BHYT x
(2) Kỳ vọng của gia đình x
(3) Kiểm soát hành vi x
(4) Cảm nhận rủi ro từ bệnh tật x
(5) Cảm nhận hành vi xã hội x
(6) Trách nhiệm bản thân x
Đề tài đang nghiên
cứu: “Phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia Bảo hiểm y tế của hộ gia đình trên địa bàn
tỉnh Phú Yên”
(7) Hiểu biết về BHYT x
Trước hết nghiên cứu này chỉ ra một tác động dương có ý nghĩa của Thái độ lên Sự quan tâm tham gia BHYT là phù hợp với cơ sở lý thuyết chung TRA và TPB. Kết quả này cũng tương thích với nghiên cứu gần đây về “Sự tham gia BHXH tự nguyện của các hộ buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Phú Yên” của Nguyễn Quốc Bình (2013) và,“Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm y tế của người dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” của Đỗ Toàn Thắng (2015), khi người dân cho rằng các chính sách BHYT của Nhà nước tổ chức thực hiện thể hiện tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa Sự kỳ vọng của gia đình và ảnh hưởng xã hội đến ý định hay sự quan tâm tham gia BHYT, đặt trong bối cảnh đối tượng nghiên cứu là các hộ gia đình, một biến số động cơ giống như ý định hành vi. Điều này thể hiện những tác động tích cực của các thành viên sống trong cùng một hộ gia đình, chung một nhà và có những ảnh hưởng qua lại với nhau, tác động tích cực đến các thành viên khác. Kết quả này cũng tương thích với nghiên cứu của Nguyễn Quốc Bình (2013) và Đỗ Toàn Thắng (2015).
Nghiên cứu đề xuất một tác động dương đối với Kiểm soát hành vi và cho kết quả như dự định, tương thích với mô hình nghiên cứu của Đỗ Toàn Thắng (2015). Tuy
nhiên đối với mô hình của tác giả Nguyễn Quốc Bình (2013) thì Kiểm soát hành vi lại có tác động âm. Điều này có thể xảy ra khi người tiêu dùng cảm thấy khả năng để họ lựa chọn hành vi là cao, mức độ kiểm soát tốt nhưng bản thân sản phẩm lại không hấp dẫn được họ. Đối với sản phẩm BHYT thì lợi ích trong ngắn hạn dễ hấp dẫn người tiêu dùng hơn là lợi ích của sản phẩm BHXH tự nguyện trong dài hạn.
Nghiên cứu đề xuất một tác động dương đối với Cảm nhận hành vi xã hội nhưng kết quả nghiên cứu lại không có ý nghĩa thống kê. Mặc dù các nghiên cứu trước đều đề nghị tác động dương như vậy. Tuy nhiên trong kết quả nghiên cứu là tương đồng với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quốc Bình (2013). Theo tác giả các ý kiến và hành động của những người khác có ý nghĩa cung cấp thông tin và kiến thức mà mọi người có thể sử dụng trong việc quyết định cái gì cần làm cho chính họ ở đây đang bị ảnh hưởng không tốt bỏi các yếu tố như chất lượng của dịch vụ, cung cách phục vụ khách hàng,…. đang khiến cho các ý kiến và hành động có chiều hướng ngược lại, vì vậy nhân tố này cần được kiểm định lại trong các nghiên cứu sau này.
Như kết quả đã phân tích, Trách nhiệm bản thân trong nghiên cứu này cho ảnh hưởng dương mạnh nhất và có ý nghĩa thống kế đến ý định tham gia BHYT hộ gia đình và tương thích với nghiên cứu của Đỗ Toàn Thắng (2015). Trách nhiệm bản thân có mối quan hệ giữa trách nhiệm đạo lý và sự quan tâm đến sức khoẻ. Trong xã hội hiện đại, xu hướng có trách nhiệm với xã hội, quan tâm sức khỏe chính mình cũng như gia đình của một con người luôn tích cực, vì vậy khi con người cảm nhận được việc này thì xu hướng tham gia BHYT của họ cũng tích cực. Điều này chưa đồng nhất với nghiên cứu của Nguyễn Quốc Bình (2013) khi kết qua nghiên cứu cho tác động âm. Theo suy luận chủ quan của tác giả, ý thức về sưc khoẻ khi về già lên sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện có thể được lý giải là sự quan tâm đến một giải pháp thứ yếu chưa được quan tâm ưu tiên hơn các giải pháp khác. Điều này đòi hỏi cần có sự điều chỉnh trong công tác tuyên truyền để phù hợp hơn.
Đúng theo dự định của tác giả, biến hiểu biết về BHYT giữ vai trò quan trọng thứ hai (sau Trách nhiệm bản thân) ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT của hộ gia đình. Điều này cũng tương thích với nghiên cứu của Nguyễn Quốc Bình (2013), khi mà sản phẩm được người tiêu dùng xác định là mang lại lợi ích lâu dài, việc này cũng chứng mình được chính hoạt động tuyên truyền về BHYT làm cho người dân hiểu rõ hơn về các lợi ích của chính sách, các thủ tục, quyền lợi khi tham gia và gia tăng sự tin
tưởng vào Nhà nước. Tuy nhiên đối với nghiên cứu của Đỗ Toàn Thắng (2015) thì lại không có tác động có ý nghĩa thống kê, điều này thông qua nghiên cứu, chính tác giả Đỗ Toàn Thắng cũng đã khám phá ra sự chưa hợp lý của thang đo, có thể nội dung đặt ra cho câu hỏi của thang đo chưa tương đồng, tác giả đồng thuận với giải thích này.
Nghiên cứu này cũng đề xuất tác động dương đối với Cảm nhận rủi ro từ bệnh tật hội nhưng kết quả nghiên cứu lại không có ý nghĩa thống kê, mặc dù nghiên cứu trước đều đề nghị tác động dương, điều này cũng có thể xảy ra khi nhân tố này đa phần bị thụ động, gắn liền bởi sự tự nhiên, sự không may mắn. Đối với trường hợp nghiên cứu của đề tài thì đối tượng nghiên cứu chủ yếu là người trưởng thành, trung niên, làm nghề nông lâm nghiệp, thu nhập thấp nên ý thức cảm nhận rủi ro chưa được ưu tiên hơn các giải pháp khác như việc làm và thu nhập. Tuy nhiên đây là nhận định mang tính chủ quan của tác giả, vì vậy cần phải được kiểm định lại trong các nghiên cứu sau.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT, HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TƯƠNG LAI 5.1. Tóm lượt kết quả
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT của người dân theo hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã đánh giá một cách tổng quan về thực trạng tình hình người dân trong các hộ gia đình thuộc đối tượng nghiên cứu cũng như tình hình thực hiện chính sách BHYT cho người dân tại tỉnh Phú Yên trong thời gian qua, đồng thời đã tiến hành xây dựng quy trình nghiên cứu định lượng một cách chặt chẽ, kết hợp với nghiên cứu thực trạng, định tính thông qua phỏng vấn trực tiếp và định lượng dựa trên dữ liệu điều tra trên diện rộng và điều chỉnh phù hợp với thực tiễn tại tỉnh Phú Yên
Đề tài cũng thực hiện việc đánh giá các thang đo qua 02 bước: phân tích độ tin cậy hệ số Cronbach's Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả phân tích ở chương 3 cho thấy có 5 biến chung được hình thành gồm: thái độ tham gia BHYT, sự kỳ vọng của gia đình, kiểm soát hành vi, trách nhiệm bản thân và hiểu biết về BHYT ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHYT của hộ gia đình. Vì vậy, dù một số kết quả chưa đúng như dự định nhưng đề tài này vẫn có những đóng góp nhất định về mặt lý thuyết cũng như ứng dụng thực tiễn tại địa phương.
5.2. Kết luận
BHYT là một trong những chính sách ASXH có ý nghĩa nhân đạo, nhân văn và rất ưu việt hướng tới mục tiêu công bằng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ngay từ năm 1992, Điều 39 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
ghi: “thực hiện bảo hiểm y tế, tạo điều kiện để mọi người dân được chăm lo sức
khỏe” và được tiếp tục khẳng định tại Hiến pháp sửa đổi năm 2013:“thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”. Đây là định hướng quan trọng để thúc đẩy tiến trình thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân.
Trong khi cả nước còn hơn 23% dân số chưa được tham gia BHYT, chủ yếu tập tập trung cho đối tượng hộ gia đình như hiện nay thì tỉnh Phú Yên cũng không là ngoại
lệ, vì vậy mục đích của đề tài này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia Bảo hiểm y tế của người dân thuộc hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Phú Yên với nhiều đối tượng, trong đó hộ nông lâm ngư, diêm nghiệp chiếm đa số. Đề tài đã thực hiện một quy trình nghiên cứu chặt chẽ, dựa trên mẫu đại diện của người dân khắp tỉnh, đã xây dựng và điều chỉnh thành công các thang đo trên cơ sở dựa vào mô hình hành vi dự định (TPB). Kết quả phân tích đã khẳng định có 5 nhân tố của mô hình nghiên cứu đề xuất có ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT. Đồng thời có 02 nhân tố “Cảm nhận rủi ro bệnh tật” và “cảm nhận hành vi xã hộ” không có tác động có ý nghĩa thống kê đối với ý định tham gia BHYT của người dân. Bên cạnh đó, các thang đo lường đều thể hiện tốt các đặc điểm đo lường tâm lý. Độ tin cậy và độ giá trị của các thang đo các cấu trúc khái niệm đều đạt các mức được đề nghị. Được biết đây là nghiên cứu thứ ba áp dụng cơ sở lý thuyết về ý định, hành vi mua hàng, sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Phú Yên nhưng nghiên cứu này tập trung về một nhóm đối tượng cụ thể, khắc phục được hạn chế của đề tài nghiên cứu trước đây, vì vậy nghiên cứu này có một ý nghĩa nhất định, góp phần củng cố và làm hoàn thiện hơn việc vận dụng lý thuyết về ý định hành vi vào việc giải thích ý định tham gia BHYT của người dân thuộc hộ gia đình. Đề tài cũng đề xuất một số giải pháp cụ thể để cải thiện sự quam tâm tham gia BHYT của người dân nhằm góp phần hoàn thành thắng lợi mục tiêu tiến tới BHYT toàn dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Với những kết quả này, đề tài đã giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu đã đề ra./.
5.3. Đề xuất một số hàm ý ứng dụng nhằm phát triển BHYT hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Phú Yên bàn tỉnh Phú Yên
5.3.1 Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động tham gia BHYT
5.3.1.1 Tăng cường công tác tuyên truyền qua các kênh thông tin đại chúng
Trước hết cần xác định BHYT là một trong những chính sách ASXH quan trọng, mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, thể hiện sự tương thân tương ái, chia sẻ rủi ro giữa người khỏe với người ốm, giữa người trẻ với người già, giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp. Đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhằm hướng tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe, góp phần đảm bảo ASXH cho mọi người dân. Công tác tuyên truyền về BHYT có một tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình thực hiện chính sách này. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra mục đích của tuyên truyền là làm cho “dân biết, dân hiểu, dân tin và dân làm theo”. Thực tế
những năm qua trong quá trình thực hiện chính sách BHYT, bên cạnh những thành tựu đạt được còn không ít những hạn chế và yếu kém. Vì vậy công tác tuyên truyền BHYT cần tập trung làm tốt vấn đề mở rộng và tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật về BHYT, trong đó có việc tham gia BHYT theo hộ gia đình, giúp người dân hiểu rõ trách nhiệm tham gia BHYT theo hộ gia đình, những lợi ích được thụ hưởng, thấy rõ sự khác biệt về quyền lợi giữa việc tham gia và chưa tham gia BHYT. Công tác tuyên truyền cần được thực hiện thường xuyên, dưới nhiều hình thức như đối thoại trực tiếp, tuyên truyền lồng ghép, báo cáo, cung cấp tài liệu tuyên truyền tại hội nghị, hội thảo, chuyên đề, tập huấn…; duy trì các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về BHYT nói chung, BHYT theo hộ gia đình nói riêng. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền theo hướng chuyên nghiệp hóa cả về nội dung và phương thức tiếp cận người tham gia, nghiên cứu tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng, nhằm giúp người dân hiểu được quyền và nghĩa vụ về BHYT và tự giác tham gia. Các cơ quan chức năng cũng cần thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin về chế độ, chính sách, tình hình, kết quả thực hiện BHYT cho các cơ quan báo chí
5.3.1.2 Củng cố, hoàn thiện, mở rộng hệ thống đại lý thu tại cơ sở:
Toàn tỉnh hiện có 95 Đại lý thu, trong đó có 94 Đại lý xã, phường và 01 Đại lý bưu điện với 484 nhân viên Đại lý thu. Các Đại lý được xem là “cầu nối” nhằm tuyên truyền, vận động thu BHYT hộ gia đình ở các địa phương đạt hiệu quả. Nhiều năm qua, hệ thống Đại lý thu tại các xã, phường đã tích cực phối hợp với cơ quan BHXH trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia BHYT hộ gia đình. Nhiều nhân viên Đại lý đã bám sát cơ sở, nắm chắc đối tượng, xuống trực tiếp từng hộ gia đình để vận động, điện thoại nhắc nhở khi thẻ BHYT gần hết hạn, nhờ đó đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình tăng đều qua từng năm. Việc cập nhật, lập danh sách đối tượng tham gia gửi BHXH các huyện được thực hiện kịp thời, công tác tài chính, quyết toán với BHXH các huyện luôn tuân thủ đúng quy định, chưa để xảy ra thất thoát. Tuy